4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm, đừng để đến giai đoạn thứ 4 mới đi khám

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Erik W. Waardenburg

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài của đĩa đệm bị rách hoặc đứt do xơ hóa, khiến cho nhân nhầy đĩa đệm cột sống bị thoát ra ngoài, chèn ép vào ống sống hoặc các rễ dây thần kinh, gây ra những cơn đau nhức dai dẳng. Theo các chuyên gia, có 4 giai đoạn bệnh, kèm theo đó là các triệu chứng điển hình.

1. Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm

Theo các chuyên gia, bệnh thoát vị đĩa đệm phát triển theo 4 giai đoạn bao gồm: suy thoái đĩa đệm, phình đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm và hư đĩa đệm (có nguy dẫn đến thoái hóa cột sống). Nhận biết triệu chứng bệnh từ sớm, chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn.

Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm
Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm

1.1. Giai đoạn I: Suy thoái đĩa đệm

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhân nhầy bắt đầu biến dạng, xuất hiện chỗ đứt rách nhỏ phía sau bao xơ đĩa đệm.

Biểu hiện này chỉ được thấy trên phim chụp đĩa đệm, phim thường hoặc khám lâm sàng thì khó thấy. Ở giai đoạn này, các cơn đau chỉ xuất hiện thoáng qua nên người bệnh thường không để ý.

1.2. Giai đoạn II: Phình đĩa đệm

Tiến triển qua giai đoạn II của bệnh thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy lúc này lồi về một phía. Bao xơ xuất hiện nhiều chỗ rạn, rách rõ rệt. Nhân nhầy chui qua khe hở của bao xơ thoát ra ngoài, hình thành khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh. Lúc này, người bệnh đã cảm nhận được cơn đau rõ rệt, cảm giác như có kiến bò hoặc kim châm ở vùng bị tổn thương.

> Xem ngay: 9 dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm: Khi nào cần đi khám

1.3. Giai đoạn III: Thoát vị đĩa đệm

Trong giai đoạn III, bao xơ của đĩa đệm bị đứt rách hoàn toàn, làm cho nhân nhầy và các tổ chức khác bên trong đĩa đệm bị thoát khỏi khoang đốt sống, chèn ép rễ thần kinh, khiến cho cơn đau lan ra các chi, ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh.

Ở giai đoạn này, các triệu chứng lâm sàng của bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chia thành 3 mức độ:

– Kích thích rễ thần kinh.

– Chèn ép rễ thần kinh, tuy vẫn còn một phần dẫn truyền thần kinh.

– Mất dẫn truyền thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh

Ở giai đoạn III, bệnh nhân phải chịu các đau nhức với mật độ dày đặc, tê bì, chuột rút,… suy giảm khả năng vận động một cách rõ rệt.

1.4. Giai đoạn IV: Hư đĩa đệm

Giai đoạn IV là giai đoạn cực kì nguy hiểm cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Lúc này, đĩa đệm bị biến dạng và xơ hóa toàn bộ, bao xơ bị phá vỡ, rạn rách nặng. Nhân nhầy của khối thoát vị thoát ra ngoài và tách hoàn toàn khỏi đĩa đệm, gây tổn thương rễ thần kinh nặng, và khoang đốt sống bị giảm hẳn.

Ở giai đoạn IV, cơn đau hầu như không dứt. Người bệnh có thể đau nhiều khi ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh. Tình trạng bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, rối loạn cơ gây mất kiểm soát khi đại tiểu tiện, mất cảm giác nóng lạnh, thậm chí mất khả năng vận động.

> Xem thêm: 6 biến chứng của thoát vị đĩa đệm ai cũng cần biết rõ

2. Điều trị thoát vị đĩa đệm không xâm lấn, không dùng thuốc

Hiện nay, việc kết hợp trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) với vật lý trị liệu là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh thoát vị đĩa đệm. Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân không cần phải dùng thuốc hay phẫu thuật, nếu điều trị ở các giai đoạn sớm, người bệnh có cơ hội hồi phục hoàn toàn.

2.1. Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic)

Chiropractic là phương pháp trị liệu thần kinh cột sống không xâm lấn, rất phổ biến tại Mỹ và châu Âu. Các bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật nắn chỉnh, đưa các đốt sống sai lệch về đúng vị trí, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh. Từ đó, cột sống sẽ lấy lại đường cong sinh lý ban đầu, phục hồi khả năng vận động linh hoạt cho vùng khớp và giảm đau hiệu quả mà không cần can thiệp thuốc hay phẫu thuật..

Phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic được giới chuyên môn đánh giá cao vì giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của chứng thoát vị đĩa đệm. Tại Việt Nam, ACC là phòng khám tiên phong sử dụng phương pháp Chiropractic để điều trị thoát vị đĩa đệm cũng như các bệnh lý liên quan đến thần kinh cột sống.

Bác sĩ sử dụng phương pháp Chiropractic nắn chỉnh cột sống cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Bác sĩ sử dụng phương pháp Chiropractic nắn chỉnh cột sống cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

2.2 Tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng

Theo các bác sĩ của ACC, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) sẽ không thật sự hiệu quả nếu không kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.

Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, khôi phục các cơ bị co cứng và đẩy nhanh tốc độ làm lành của đĩa đệm. Với sự hỗ trợ của các máy móc, trang thiết bị hiện đại, việc điều trị thoát vị đĩa đệm cũng trở nên hiệu quả hơn.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thiết bị ATM2 thông qua tư thế đứng thẳng
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thiết bị ATM2 thông qua tư thế đứng thẳng

Phòng khám ACC trang bị các thiết bị hiện đại để hỗ trợ bệnh nhân tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng như: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu tích cực ATM2, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave. Đặc biệt, với liệu trình Pneumex PneuBack tiên tiến, thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm được rút ngắn tối đa, người bệnh nhanh chóng thoát khỏi các cơn đau dai dẳng và phục hồi sức khỏe.

Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào của thoát vị đĩa đệm, bạn hãy LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN với phòng khám ACC ngay để được điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan:

> Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nào phù hợp với người cao tuổi?

> Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 và cách điều trị dứt điểm

 

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục