Hệ thần kinh liên kết với toàn bộ cơ thể, cho phép các cơ quan thực hiện đúng chức năng và phản hồi các kích thích. Khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ gây rối loạn tín hiệu truyền dẫn, ảnh hưởng đến các khu vực mà dây thần kinh chi phối.
Hiện nay, gai cột sống là nguyên nhân khá phổ biến có thể dẫn đến hiện tượng chèn ép dây thần kinh nếu người bệnh không tích cực điều trị. Bệnh lý này xuất phát do quá trình thoái hóa cột sống làm xương khớp bị bào mòn, canxi lắng đọng ở dây chằng, tạo điều kiện cho gai xương hình thành. Kích thước gai xương thực tế chỉ khoảng vài milimet, thường mọc ở mặt trước và mặt bên đốt sống. Tuy nhiên, khi gai xương xuất hiện ở mặt sau có thể chèn ép sâu vào rễ thần kinh, người bệnh có nguy cơ suy giảm hoàn toàn chức năng vận động cả hai chi dưới.
Vì vậy bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng giám đốc Phòng khám ACC khuyên bệnh nhân nên sớm đến gặp các bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy có những thay đổi bất thường ở vùng cơ xương khớp sau đây.
1. Dấu hiệu gai cột sống lưng chèn dây thần kinh
- Đau dây thần kinh liên sườn: là triệu chứng thường gặp khi gai xương cột sống lưng chèn ép vào dây thần kinh. Người bệnh có thể bị đau âm ỉ một hoặc hai bên, cơn đau lan theo khoang liên sườn, tăng lên khi hít thở sâu, hắt hơi hoặc ho.
- Cơn đau tăng lên khi người bệnh vận động như đi đứng, chạy nhảy và giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Tê bì, yếu cơ: bệnh nhân có thể bị tê hoặc yếu ở một bên cẳng chân, bàn chân, ngón chân hoặc những khu vực mà dây thần kinh chèn ép chi phối.
- Trong một số trường hợp, các triệu chứng chèn ép dây thần kinh sẽ càng nghiệm trọng vào ban đêm do tư thế khi nằm làm gia tăng áp lực lên cột sống lưng, chèn ép dây thần kinh ở khu vực đó. Người bệnh có thể bị mệt mỏi, khó chịu do rối loạn giấc ngủ.
2. Phương pháp chữa gai cột sống lưng không dùng thuốc tại ACC
Thuốc hay các phương pháp trị gai cột sống tự nhiên chỉ mang tính giảm đau tạm thời, không thể chữa lành các vùng cấu trúc cột sống tổn thương. Nếu lạm dụng trong thời gian dài, cơ thể người bệnh có thể bị kháng thuốc cũng như gặp phải các vấn đề liên quan đến gan, thận, dạ dày,… Tương tự, mổ gai cột sống cũng là một cách điều trị bệnh, tuy nhiên phương pháp này mang nhiều rủi ro và tác dụng phụ. Trong nhiều trường hợp hy hữu, bệnh còn có thể tái phát.
Vậy bệnh gai cột sống có chữa được không? Chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa trị đúng cách là 2 yếu tố quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh. Hơn 95% bệnh nhân gai cột sống lưng, trong đó có các trường hợp bị chèn ép dây thần kinh sau khi chữa trị tại ACC có thể phục hồi hoàn toàn mà không dùng thuốc hay phẫu thuật. Với mọi trường hợp, điều trị gai cột sống càng sớm càng giúp người bệnh tránh khỏi các biến chứng của gai cột sống.
Theo quan điểm của các bác sĩ thần kinh cột sống tại ACC, nguyên nhân thực tế dẫn đến các triệu chứng đau, tê bì, yếu cơ,.. là do cấu trúc cột sống bị sai lệch, tạo ra các áp lực chèn ép vào dây thần kinh. Vì vậy, để giải quyết triệt để, các bác sĩ cần thực hiện nắn chỉnh cấu trúc sai lệch nhằm giải phóng các chèn ép, từ đó kích thích cơ chế miễn dịch và tự làm lành của cơ thể.
Để liệu trình điều trị bệnh phát huy hiệu quả tối đa, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều trị kết hợp máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu phục hồi chức năng ATM2, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ mới nhất, thiết bị giảm áp Vertetrac… giúp phục hồi, nuôi dưỡng và phát triển phần cơ nuôi dưỡng cột sống. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp chơi các môn thể thao cho người bị gai cột sống giúp thúc đẩy quá trình điều trị.
Với các trường hợp gai cột sống lưng nặng đã bị tê yếu cơ khớp và mất dần khả năng vận động, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị với liệu trình trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack. Đây là liệu trình bao gồm 7 bước trong phác đồ điều trị, trong đó nổi trội với 4 loại máy giảm áp với thiết kế linh hoạt hỗ trợ giảm áp cho các vị trí khác nhau trên cơ thể. Trị liệu Pneumex PneuBack đã chữa trị thành công cho nhiều bệnh nhân cột sống tại Mỹ và châu Âu, khi các phương pháp giảm áp khác không phát huy tác dụng.
Trong khi điều trị, bệnh nhân cần có thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động liên tục gây thêm các căng thẳng lên cột sống, tránh các tư thế gây hại, đồng thời điều chỉnh tư thế đứng ngồi phù hợp để bảo vệ cột sống.
Hiện nay, gai cột sống lưng là bệnh lý dễ mắc phải nhưng rất khó chữa trị. Không chỉ vậy, nếu không sớm điều trị, bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như gai cột sống chèn ép dây thần kinh. Ngoài việc kiên trì điều…