Người trẻ bị thoát vị đĩa đệm ngày càng nhiều do đâu, điều trị thế nào?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Erik W. Waardenburg

Người trẻ bị thoát vị đĩa đệm thường rơi vào nhóm văn phòng, công sở, do có thói quen ngồi quá lâu hoặc ngồi sai tư thế như: ngồi trượt dài trên ghế, gù lưng, cúi đầu khi dùng điện thoại, ngồi vắt chéo chân…

Các thói quen này làm mất đi đường cong sinh lý của cột sống, từ đó gia tăng áp lực lên các đốt sống và gây thoái hóa đĩa đệm sớm, dẫn đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm ở người trẻ.

Một trường hợp nữ công sở chỉ mới ngoài 30 tuổi đã bị đau lưng đến mức đứng nằm ngồi đều khó khăn. Kết quả chẩn đoán cho thấy chị bị thoát vị đĩa đệm.

Trường hợp khác là một nam nhân viên phòng IT, chỉ mới 25 tuổi cũng bị thoát vị đĩa đệm do ngồi quá lâu một chỗ, ít vận động,  Anh bị đau nhức, tê chân trong thời gian dài nhưng cố cầm cự. Cho đến khi cơn đau có xu hướng trở nặng đến mức không thể chịu nổi, anh đi khám và tá hỏa khi biết mình bị thoát vị đĩa đệm.

Các trường hợp trên là hai ví dụ điển hình của tình trạng nhiều người trẻ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hiện nay. Trước tiên hãy tìm hiểu thông tin cần biết về thoát vị đĩa đệm.

1. Chứng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ khác gì so với bệnh ở người cao tuổi?

Người trẻ bị thoát vị đĩa đệm ngày càng nhiều do đâu, điều trị thế nào?
Ngồi sai tư thế khi làm việc cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm

1.1. Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi, nguyên nhân do đâu?

Nếu thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi đến từ quá trình thoái hóa thì thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi diễn tiến âm thầm, xuất phát từ một loạt các thói quen xấu hằng ngày.

Chẳng hạn khi chúng ta ngồi sai tư thế như cong lưng, vẹo lưng hay vắt chéo chân lâu ngày sẽ dẫn đến biến đổi cấu trúc đốt sống, làm thay đổi đường cong sinh lý của cột sống. Ngoài ra, với tính chất công việc giờ hành chính, phải ngồi lâu một chỗ, người trẻ hầu như không dành thời gian tập thể dục, lâu dần các sụn khớp hoạt động kém, dễ dẫn đến tình trạng lệch đốt sống như thoát vị đĩa đệm.

Thói quen cúi đầu khi sử dụng điện thoại, đeo balo hoặc túi lệch sang một bên cũng góp phần làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp, gây ra nhiều bệnh lý cột sống nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống.

>> Xem ngay: Mách bạn tư thế sinh hoạt giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bên cạnh đó, một số thói quen không lành mạnh như thức khuya, ăn khuya, chế độ ăn chứa nhiều chất bột đường dẫn đến việc tăng cân mất kiểm soát, khối lượng cơ thể lớn làm tăng áp lực các khớp, đặc biệt là vùng thắt lưng và cổ.

Hơn nữa, nhiều người trẻ xuất hiện các triệu chứng đau thoáng qua ở giai đoạn khởi phát nhưng lại xem nhẹ nên không đi gặp bác sĩ kiểm tra. Bỏ qua dấu hiệu đau lưng hoặc các dấu hiệu đau nhức cơ xương khớp khác có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

>> Đọc thêm: Người bị thoát vị đĩa đệm nên và không nên tập môn thể thao nào?

1.2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ như thế nào?

Theo Báo Sức khỏe & Đời sống, triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi thay đổi theo từng giai đoạn bệnh. Nhìn chung, biểu hiện thoát vị đĩa đệm ở người trẻ khá giống với người lớn tuổi.

>> Xem ngay: 4 giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm, đừng để giai đoạn 4 mới đi khám

Ở giai đoạn đầu, đĩa đệm bắt đầu biến dạng, bao xơ chùng và nhão, tuy nhiên chưa rách hoàn toàn, người bệnh lúc này chỉ có cảm giác tê và cứng nhẹ ở vùng lưng hoặc cổ. Lâu dần, bao xơ tiếp tục suy yếu dẫn đến rách vỡ. Lúc này, nhân nhầy thoát ra ngoài và gây chèn ép vào rễ thần kinh, cơn đau âm ỉ bắt đầu xuất hiện.

Ở giai đoạn nặng, khi khối thoát vị bắt đầu lớn dần, chèn ép nghiêm trọng, người bệnh lúc này đối diện với các cơn đau dữ dội, xuất hiện thường xuyên và kéo dài. Cơn đau xuất hiện tại vị trí đĩa đệm bị thoát vị ban đầu như cổ hoặc thắt lưng, một số khác lan rộng xuống vùng vai gáy, cánh tay, bàn tay, hông, và chân. Cảm giác đau dữ dội hơn khi người bệnh vận động mạnh, đi lại, và giảm bớt khi họ nghỉ ngơi. Nhiều người có thể cảm thấy tê ở các đầu ngón tay, ngón chân, hoặc có cảm giác châm chích tương tự như bị kiến cắn.

Người trẻ bị thoát vị đĩa đệm ngày càng nhiều do đâu, điều trị thế nào?
4 giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm

Đối với trường hợp nghiêm trọng nhất, chức năng đi lại của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề, một số khác mất kiểm soát trong việc đại tiện và tiểu tiện. Thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt.

>> Đọc thêm: Vì sao không nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp dân gian?

2. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cho người trẻ tuổi

Thông thường, đau thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ sẽ giảm lại khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Do vậy, người trẻ cần cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi hợp lý, nhờ đó, triệu chứng đau thoát vị đĩa đệm sẽ cải thiện đáng kể.

Đối với những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng đau thoát vị đĩa đệm từ nhẹ đến vừa, bác sĩ có thể gợi ý sử dụng các loại thuốc không kê đơn để giảm đau như Acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen Sodium,… Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng đau theo hướng tạm thời, hoàn toàn không giúp điều trị tận gốc bệnh thoát vị đĩa đệm. Thậm chí, lạm dụng thuốc giảm đau trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến các cơ quan khác như dạ dày, gan, thận,…

Ở mức độ nặng, việc nghỉ ngơi hay sử dụng thuốc không còn giúp cải thiện cơn đau, thậm chí triệu chứng đau có xu hướng nặng nề hơn, bác sĩ có thể xem xét việc thực hiện phẫu thuật. Tuy vậy, phẫu thuật nhìn chung vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như làm tổn thương dây thần kinh cột sống, rò rỉ dịch não tủy, hoặc tái phát đau,…

Người trẻ bị thoát vị đĩa đệm ngày càng nhiều do đâu, điều trị thế nào?
Đối tượng đến khám các bệnh xương khớp tại phòng khám ACC ngày càng trẻ hóa

Với những tiến bộ của y học hiện đại, việc lựa chọn phương pháp điều trị xương khớp cũng đa dạng hơn. Các kỹ thuật điều trị không xâm lấn ngày càng được ưu tiên, nổi bật là phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic). Đây là phương pháp giúp điều trị tận gốc bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau cổ vai gáy,… mà không sử dụng thuốc hay phẫu thuật.

>>Xem ngay: 5 ưu điểm của điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Chiropractic

Bằng thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các đốt sống sai lệch được trả về vị trí ban đầu, giải phóng khối thoát vị đang chèn ép dây thần kinh, nhờ đó cải thiện triệu chứng đau một cách hiệu quả, không dùng thuốc hay phẫu thuật. Do vậy, Chiropractic an toàn cho mọi đối tượng kể cả người già, phụ nữ mang thai hay trẻ em.

Ngồi sai tư thế khi làm việc cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm an toàn cho mọi đối tượng bệnh nhân

Là phòng khám về Chiropractic đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phòng khám ACC sở hữu đội ngũ 100% các bác sĩ nước ngoài là những chuyên gia Thần kinh cột sống với hơn 10 năm kinh nghiệm.

Tại ACC, liệu trình Chiropractic được tối ưu nhờ kết hợp chương trình Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng chuyên biệt cho mỗi bệnh nhân và trong từng giai đoạn, nhờ đó có thể thấy được hiệu quả cải thiện rõ rệt qua từng chu kỳ.

LIÊN HỆ NGAY để được tư vấn cụ thể hơn về Chiropractic, đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo:

>> 9 cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm, bạn đã biết?

>> Điểm danh 5 nhóm nghề có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm

>> Vì sao thoát vị đĩa đệm gây mất ngủ và thiếu ngủ triền miên?

Nguồn tham khảo:

https://bvquan5.medinet.gov.vn/giao-duc-suc-khoe-benh-thuong-gap/thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-nhan-biet-muc-do-o-cac-giai-doan-cua-benh-c14478-84461.aspx

https://suckhoedoisong.vn/thoat-vi-dia-dem-o-nguoi-tre-tuoi-trieu-chung-cach-khac-phuc-169220104102934392.htm

 

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục