5 nhóm nghề nghiệp dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Erik W. Waardenburg

Thoát vị đĩa đệm gần đây trở thành căn bệnh “không của riêng ai”, không chỉ thường gặp ở người cao tuổi mà còn là nỗi ám ảnh của nhân viên văn phòng hay công nhân, với tính chất công việc ngồi thường xuyên một chỗ và ít vận động… 

Cùng các chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống của phòng khám ACC tìm hiểu những nhóm nghề nghiệp nào dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, nếu chẳng may mắc phải căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới này thì nên làm gì; khám và chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu, mổ thoát vị đĩa đệm có phải là phương pháp tốt nhất…

1. Thoát vị đĩa đệm ngày càng phổ biến và trẻ hóa đáng báo động

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 10 người trên thế giới thì có 8 người ít nhất một lần đau thắt lưng, một trong những dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm. Còn ở Mỹ, mỗi năm có 15-20% người đi khám vì đau thắt lưng. Tại Việt Nam, thống kê cho thấy khoảng 30% dân số đang gặp phải tình trạng đau lưng, đặc biệt là đau lưng do tổn thương đĩa đệm sau tai nạn lao động, tai nạn giao thông, hoặc đơn thuần là thoái hóa tự nhiên…

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị ép phình ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống, gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh.

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thường bắt đầu với những cơn đau thoáng qua, sau đó có thể tiến triển nặng hơn, gây đau và tê bì thường xuyên. Thoát vị đĩa đệm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như những cơn đau nhức kéo dài, teo cơ, tiểu tiện không tự chủ, thậm chí là tàn phế…

2. 5 nhóm nghề nghiệp có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm:

2.1 Nhân viên văn phòng, dân công sở: đây là nhóm thường phải ngồi lâu một chỗ, ít vận động khiến gia tăng áp lực lên cột sống cũng như hệ thống đĩa đệm nên có nhiều khả năng bị các bệnh về cơ xương khớp, nhất là thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt nhiều bạn trẻ ngồi sai tư thế càng dễ dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Việc phải ngồi lâu cũng là một nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm
Việc phải ngồi lâu cũng là một nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm

2.2 Công nhân, thợ may, tài xế: đây là nhóm lao động thường ngồi lâu và sai tư thế, không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý; là một trong những nhóm có nguy cơ rất cao bị đau lưng và dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

2.3 Người lao động nặng nhọc: Những người lao động phổ thông hay phải mang vác nặng khiến sức nặng gây áp lực lớn lên cột sống làm cho đĩa đệm tổn thương và thoát vị.

2.4 Sinh viên: Không chỉ phổ biến ở những người trẻ tuổi làm việc văn phòng, mà triệu chứng thoát vị đĩa đệm đã bắt đầu xuất hiện ở những sinh viên, vốn thường có thói quen dán mắt quá lâu vào thiết bị cầm tay và ít vận động.

2.5 Vận động viên thể thao, diễn viên múa: các chấn thương trong quá trình luyện tập, đồng thời thay đổi tư thế nhanh và mạnh sẽ có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới đĩa đệm lưng của các vận động viên thể thao hay diễn viên múa.

3. Thoát vị đĩa đệm: căn bệnh “khó chịu” nhưng có “khó trị”?

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm luôn có tâm lý muốn được trị dứt điểm những cơn đau, tránh những biến chứng. Đây là bệnh rất khó chịu nhưng không quá khó trị nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Có nhiều phương pháp điều trị, như dùng thuốc, nghỉ ngơi, châm cứu, phục hồi chức năng, xoa bóp, bấm huyệt và phẫu thuật. Trong đó, mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp được nhiều người quan tâm. Song, tâm lý thường thấy là e ngại chuyện phẫu thuật.

“Tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, lúc đầu đi khám ở một bệnh viện thì được bác sĩ chỉ định mổ. Vừa nghe tới chữ mổ là tôi lo mất ăn mất ngủ. Nên phải nhờ tới thuốc giảm đau, rồi đi mát-xa, châm cứu đủ kiểu để đỡ đau”, chị N.T.T (35 tuổi, ngụ TP.HCM) chia sẻ.

Tương tự, anh L.V.H (32 tuổi, ngụ Đồng Nai) kể, anh làm tài xế xe buýt, bị thoát vị đĩa đệm khá lâu nhưng rất sợ mổ vì lo xảy ra biến chứng, do đã có bệnh tim mạch. “Tôi phải uống thuốc giảm đau cầm chừng mà lái xe kiếm sống, chứ đụng tới chuyện dao kéo là tôi ngán lắm”, anh H. tâm sự.

Việc dùng thuốc giảm đau chỉ giúp anh H. hay chị T. kể trên bớt thấy khó chịu nhưng cơn đau chưa bao giờ dứt, nên cứ phải cắn răng chịu đựng, chấp nhận sống chung với thoát vị đĩa đệm trong thời gian dài.

May mắn là sau đó, chị T. và anh H. biết đến phòng khám ACC, chuyên điều trị các bệnh thần kinh cột sống, trong đó có chữa thoát vị đĩa đệm mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Chỉ sau một liệu trình khoảng vài tuần, cả hai đã thấy đỡ đau hơn rất nhiều và sau khoảng 2 tháng là khỏi bệnh, cuộc sống sinh hoạt trở lại bình thường.

Chị T. và anh H. là hai trong số hàng chục ngàn trường hợp được phòng khám ACC chữa khỏi tận gốc căn bệnh về cột sống, nhất là thoát vị đĩa đệm nhờ liệu pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic kết hợp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Ngoài ra, phác đồ điều trị được thiết kế riêng cho từng cá nhân để phù hợp với bệnh trạng và giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

Liệu trình chữa thoát vị đĩa đệm tại ACC còn áp dụng các thiết bị vật lý trị liệu hiện đại, như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, trị liệu laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, trị liệu Pneumex Pneuback…

Một bệnh nhân được điều trị bằng máy móc chuyên khoa tại ACC
Một bệnh nhân được điều trị bằng máy móc chuyên khoa tại ACC

Phương pháp điều trị toàn diện của ACC giúp khôi phục các cơ co cứng, tăng cường dòng máu dinh dưỡng đến các mô tổn thương, đẩy nhanh tốc độ làm lành của đĩa đệm. Tùy mức độ và tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm với thời gian, tần suất khác nhau.

“Hơn 90% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bảo tồn mà không cần phẫu thuật. Tại Mỹ và các nước tiên tiến, người bệnh thường ưu tiên lựa chọn các phương pháp điều trị không xâm lấn cho hiệu quả và độ an toàn cao. Ở Việt Nam, ACC của chúng tôi đã trị khỏi cho hàng chục ngàn bệnh nhân thoát vị đĩa đệm suốt 17 năm qua bằng phương pháp Chiropractic kết hợp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, giúp bệnh nhân khỏi bệnh và không còn nỗi lo phẫu thuật”, bác sĩ Wade Brackenbury – Giám đốc phòng khám ACC cho biết.

Trên đây là bài viết phân tích sâu về những nhóm nghề nghiệp dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm và phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Nếu sớm phát hiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm, bạn hãy đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời! ĐẶT HẸN NGAY! Hoặc liên hệ TẠI ĐÂY

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục