Ngón tay bị sưng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ vậy, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng có thể tiến triển nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ cơ xương khớp xung quanh. Vậy sưng ngón tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết ngay.
1. Sưng ngón tay là gì?
Đây là tình trạng phần đầu ngón tay, các khớp hoặc toàn bộ ngón tay phồng to bất thường, kèm theo một số triệu chứng khó chịu khác. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một hoặc nhiều ngón tay cùng một lúc.
Thông thường, ngón tay sưng nhẹ sẽ thuyên giảm sau khi áp dụng một số cách chăm sóc tại nhà. Nhưng với trường hợp sưng nặng thì cần can thiệp y tế để cải thiện các triệu chứng. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời thì hiện tượng này có thể gây cứng khớp, giảm lưu lượng máu, tổn thương dây thần kinh và cơ ở bàn tay cũng như cẳng tay.

2. Triệu chứng thường gặp khi ngón tay bị sưng
Tình trạng sưng tấy ngón tay có thể được nhận biết thông qua một số triệu chứng thường gặp dưới đây:
- Kích thước ngón tay to hơn bình thường kèm theo cảm giác căng tức, khó chịu, thậm chí là đau nhức.
- Ngón tay ửng đỏ, chạm vào có cảm giác ấm nóng.
- Tê hoặc ngứa ran ở phần đầu, khớp hoặc toàn bộ ngón tay.
- Tầm vận động và tính linh hoạt của ngón tay bị hạn chế, gặp khó khăn trong việc cầm nắm hoặc thực hiện thao tác thông thường.
- Người bệnh bị sốt, ớn lạnh.
3. Những nguyên nhân gây sưng đau đầu ngón tay phổ biến
Ngón tay tự nhiên bị sưng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như:
3.1 Ngón tay sưng do giữ nước
Tình trạng giữ nước xảy ra khi chất lỏng tích tụ trong các mô và khớp ngón tay. Khi đó, ngón tay sẽ bị sưng phù, gặp khó khăn trong việc đeo và tháo nhẫn. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng giữ nước ở ngón tay có thể kể đến như:
- Chế độ ăn uống: Khi ăn quá nhiều muối hoặc uống nước ngọt, nồng độ natri trong cơ thể sẽ tăng cao. Khi đó, cơ thể sẽ có xu hướng giữ lại nước để cân bằng tỷ lệ natri – nước. Tình trạng này có thể dẫn đến sưng nhẹ ở các chi, đặc biệt là ngón tay.
- Phù bạch huyết: Đây là hiện tượng tích tụ dịch trong hệ bạch huyết khiến ngón tay, bàn tay và cánh tay bị phù to. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp các triệu chứng như đau nhức, khó cử động và di chuyển.
- Phù mạch: Khi cơ thể bị dị ứng, chất lỏng sẽ tích tụ bên dưới da gây ra hiện tượng phù mạch. Đây là một trong những nguyên nhân khiến ngón tay bị giữ nước dẫn đến sưng phù, ửng đỏ.
3.2 Tập thể dục và nhiệt độ
Khi tập thể dục, bộ ba tim, phổi và cơ bắp sẽ hoạt động nhiều hơn so với các cơ quan khác. Do đó, lượng máu sẽ tập trung chảy về những khu vực này nhiều hơn. Điều này dẫn đến việc các mạch máu nhỏ ở đầu ngón tay không nhận đủ máu và phản ứng bằng cách giãn nở, khiến đầu ngón tay bị sưng và nhức.
Hiện tượng tương tự cũng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên trong thời tiết nóng bức. Lúc này, các mạch máu trên da ngón tay sẽ giãn nở nhằm thoát nhiệt ra ngoài, giúp cơ thể mát hơn. Khi đó, ngón tay của người bệnh sẽ có hiện tượng sưng phồng, căng tức khó chịu.
3.3 Nồng độ hormone thay đổi
Nồng độ hormone estrogen và progesterone thay đổi trong thời kỳ kinh nghiệm hoặc mang thai có thể gây mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Sự mất cân bằng này được biểu hiện thông qua nhiều triệu chứng khác nhau như sưng đau đầu ngón tay, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, đau đầu,…

3.4 Tiền sản giật
Trong thời kỳ mang thai, nếu ngón tay sưng đột ngột thì có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. Đây là hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân, thường xuất hiện ở ba tháng cuối thai kỳ (từ tuần thứ 20 trở về sau). Bệnh thường có 3 triệu chứng đặc trưng gồm huyết áp cao, protein niệu thai kỳ (nước tiểu có protein) và sưng phù (ngón tay, bàn chân hoặc chân).
3.5 Ngủ sai tư thế
Ngủ sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân khiến ngón tay bệnh nhân bị sưng tấy. Bởi vì khi nằm ngủ sai tư thế, hoặc giữ tay ở một vị trí cố định suốt đêm sẽ khiến cơ và mạch máu bị chèn ép. Từ đó làm giảm lưu thông máu và khiến đầu ngón tay bị sưng sau khi thức dậy.
3.6 Bị chấn thương
Các chấn thương như bong gân ngón tay, rách dây chằng, trật khớp, gãy xương… có thể gây tụ máu ở nhiều trị trí trên ngón tay. Biểu hiện lâm sàng là sưng nề kèm theo bầm tím và đau nhức. Với trường hợp này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ thăm khám và xử lý ngay để tránh biến dạng ngón tay.
3.7 Tác dụng phụ khi dùng thuốc
Tình trạng ngón tay sưng to bất thường có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, điển hình như:
- Thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen, naproxen.
- Thuốc steroid.
- Thuốc điều trị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao.
- Thuốc hỗ trợ điều trị giảm đau tại các dây thần kinh như gabapentin và pregabalin.

3.8 Bệnh lý xương khớp
Sưng phù ngón tay có thể là dấu hiệu nhận biết sớm một số bệnh lý xương khớp như:
- Viêm khớp: Tình trạng viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA) có thể ảnh hưởng đến bàn tay và ngón tay. Qua đó gây ra tình trạng sưng phù, đau nhức ở các ngón tay bị ảnh hưởng.
- Viêm gân: Viêm gân là tình trạng tổn thương gân và/hoặc bao gân dẫn đến đau, sưng phù và hạn chế cử động. Theo đó, viêm bao gân De Quervain, ngón tay cò súng, ngón tay cái cò súng là 3 loại viêm gân có thể gây sưng ở ngón tay bệnh nhân.
- Viêm khớp vảy nến (PsA): Đây là bệnh lý xương khớp tự miễn, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến có thể gặp phải tình trạng sưng đỏ ở ngón tay và chân.
- Bệnh gout (gút): Căn bệnh khởi phát do nồng độ acid uric trong máu tăng cao quá mức. Lượng acid uric dư thừa này sẽ tích tụ dần trong các khớp bất kỳ (bao gồm cả khớp ngón tay) gây ra tình trạng sưng phù, đau nhức.
- Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay. Bệnh sẽ khiến ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) bị sưng, kèm với cảm giác đau, rát, ngứa ran hay tế ở bàn tay hoặc cánh tay.
- Viêm bao hoạt dịch: Đây là tình trạng chất lỏng dư thừa tích tụ trong bao hoạt dịch khớp ở chân, tay hoặc hông. Trường hợp bao hoạt dịch ngón tay bị viêm, nó có thể gây sưng ngón tay kèm theo các triệu chứng như đau nhức, ửng đỏ, túi hoạt dịch dày.
3.9 Bệnh hồng cầu hình liềm
Bình thường, tế bào hồng cầu có dạng như cái đĩa lõm hai mặt và rất linh hoạt. Khi mắc bệnh hồng cầu hình liềm, tế bào máu trở nên cứng và có hình lưỡi liềm. Những tế bào này sẽ bị mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ và gây tắc nghẽn mạch máu. Tình trạng này khiến ngón tay bị sưng, đau nhức kèm theo các triệu chứng khác như nhiễm trùng, thiếu máu, đột quỵ và giảm thị lực.
3.10 Các bệnh nhiễm trùng
Khi ngón tay có vết cắt hoặc trầy xước, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Lúc này, các tế bào bạch cầu sẽ di chuyển đến vị trí tổn thương để loại bỏ vi khuẩn. Quá trình này có thể gây ra các phản ứng viêm như sưng tấy ngón tay, đau nhức, ấm nóng, sốt, ớn lạnh… Các bệnh nhiễm trùng phổ biến ở bàn tay bao gồm:
- Nhiễm trùng Felon (chín mé): Nhiễm trùng ở đầu ngón tay do tiếp xúc với vật sắc nhọn như dụng cụ làm vườn, kềm cắt móng tay,…
- Viêm quanh móng: Vi khuẩn hoặc nấm gây nhiễm trùng ở móng tay. Bệnh có thể cấp tính (xảy ra một lần) hoặc mãn tính (xảy ra lâu dài, thường ở người tiếp xúc với nước hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu).
- Nhiễm trùng bao gân: Vết thương hở gần khớp ngón tay có thể gân gấp bàn tay bị nhiễm trùng.

4. Những cách giảm sưng ngón tay tại nhà
Để giảm tình trạng sưng, căng tức ở các ngón tay, bệnh nhân có thể áp dụng các cách dưới đây:
- Nghỉ ngơi: Người bệnh hạn chế vận động ngón tay để giảm cảm giác căng tức, khó chịu. Đồng thời, bệnh nhân nên nâng bàn tay (có ngón tay sưng) cao hơn tim để giảm tình trạng giữ nước ở mô và khớp, từ đó giảm sưng.
- Chườm đá: Bệnh nhân có thể sử dụng túi chườm lạnh hoặc túi lạnh bằng hóa chất áp trực tiếp lên ngón tay bị sưng trong 15 – 20 phút, lặp lại sau 4 – 6 giờ trong 2 – 3 ngày. Cách này có tác dụng giảm tình trạng sưng cũng như đau nhức ở ngón tay.
- Dùng thuốc chống viêm: Người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm như ibuprofen để giảm sưng tấy ngón tay, đặc biệt là sưng do bệnh lý viêm khớp.
- Nẹp hoặc đeo băng ép ngón tay: Bệnh nhân sử dụng nẹp hoặc băng buddy tape cố định ngón tay sưng. Cách này giúp hạn chế ngón tay vận động quá nhiều làm tình trạng sưng tiến triển nặng hơn.
- Vận động nhẹ nhàng: Người bệnh có thể cử động nhẹ nhàng các ngón tay, bàn tay và cánh tay để tăng cường tuần hoàn máu, khả năng linh hoạt, từ đó hạn chế sự chèn ép các dây thần kinh. Một số bài tập tay bạn có thể áp dụng như nắm tay, gấp cổ tay,…
5. Khi nào cần đến bác sĩ ngay?
Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây, người bệnh cần đi khám ngay để điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm:
- Tình trạng sưng tấy ngón tay không thuyên giảm sau nhiều ngày điều trị tại nhà.
- Ngón tay sưng tấy đột ngột hoặc dữ dội.
- Ngón tay bị tê hoặc ngứa ran.
- Bệnh nhân không thể duỗi thẳng ngón tay.
- Bàn tay và ngón tay đỏ ửng và chạm vào có cảm giác ấm.
- Cơ thể phát sốt, ớn lạnh.
- Ngón tay biến dạng.
- Cứng khớp và sưng tấy vào buổi sáng kéo dài hơn 1 giờ.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên đi khám bác sĩ nếu ngón tay sưng bất ngờ kèm theo đau đầu dai dẳng, đau bụng hoặc lưng dưới dữ dội, buồn nôn, khó thở, tăng cân đột ngột từ 1 – 2kg/tuần, rối loạn thị giác,…

6. Cách chữa đau ngón tay bị sưng nhức phổ biến
Nếu ngón tay sưng tấy do bệnh lý hoặc tình trạng này trở nặng, bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau:
6.1 Dùng thuốc theo toa
Tùy vào nguyên nhân gây sưng đau đầu ngón tay mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Cụ thể, thuốc kháng sinh được kê đơn để điều trị trường hợp sưng ngón tay do nhiễm trùng. Trong khi đó, thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm được chỉ định điều trị ngón tay sưng do chấn thương.
Lưu ý: Khi điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không lạm dụng hoặc tự ý thay đổi liều lượng vì có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng dạ dày, gan và thận.
6.2 Tiêm cortisone
Cortisone có tác dụng kháng viêm, giảm các triệu chứng sưng tấy, viêm khớp,… Do đó, để giảm tình trạng sưng tấy ở ngón tay bác sĩ có thể tiêm cortisone vào vùng bị ảnh hưởng. Lưu ý, bệnh nhân chỉ thực hiện tiêm cortisone khi có chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng vì có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe như tổn thương mô khớp, nhiễm trùng, suy nhược cơ thể,…
6.3 Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là cách chữa đau ngón tay bị sưng nhức do chấn thương hoặc bệnh lý xương khớp (viêm khớp, hội chứng ống cổ tay,…) được áp dụng phổ biến hiện nay. Bên cạnh cải thiện tình trạng sưng, vật lý trị liệu còn giúp tăng cường sức mạnh, độ linh hoạt của cơ xương khớp ở ngón tay, từ đó hạn chế bệnh tái phát. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng hình thức/kỹ thuật vật lý trị liệu (sử dụng nhiệt, sóng âm, ánh sáng, kích thích điện,…) phù hợp.
Hiện nay trong chữa bệnh xương khớp ở ngón tay, y học đánh giá cao phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) kết hợp với Vật lý trị liệu. Đây là liệu trình tối ưu với độ an toàn và hiệu quả cao, giúp chữa lành cơn đau tự nhiên và ngăn ngừa bệnh tái phát lâu dài.
Hơn 19 năm qua, phòng khám ACC đã áp dụng thành công cách chữa bệnh lý xương khớp này cho hàng ngàn bệnh nhân bỏ cơn đau, phục hồi khả năng vận động ngón tay như bình thường.
- Trị liệu thần kinh cột sống: Nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng ống cổ tay, viêm khớp,… là do hệ thống dây thần kinh bị chèn ép. Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Chiropractic tại ACC sẽ nắn chỉnh những sai lệch ở ngón tay, cổ tay về đúng vị trí tự nhiên ban đầu. Qua đó giải phóng sự chèn ép ở dây thần kinh, giúp tình trạng sưng, đau nhức thuyên giảm tự nhiên mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
- Vật lý trị liệu: Liệu trình vật lý trị liệu tại ACC có sự hỗ trợ của nhiều thiết bị tiên tiến như: thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV,… giúp kích thích quá trình hồi phục của các mô và tế bào ở ngón tay. Nhờ đó giảm tình trạng sưng đau, phục hồi khả năng vận động và rút ngắn thời gian điều trị. Ngoài ra, mỗi bệnh nhân còn được xây dựng liệu trình phục hồi chức năng gồm các bài tập chuyên biệt, giúp nâng tầm vận động và ngăn ngừa tái phát bệnh.

Bên cạnh đó, quy trình thăm khám tại ACC diễn ra nhanh chóng, chuyên nghiệp. Cùng với đội ngũ nhân viên tận tâm luôn hỗ trợ tận tình, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Hơn nữa, phòng khám còn đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, sạch sẽ có phòng trị liệu riêng biệt. Tất cả nhằm mang đến quý khách hàng trải nghiệm thăm khám và điều trị thoải mái và hài lòng.
>> Để cải thiện tình trạng ngón tay bị sưng, quý khách hãy liên hệ ACC để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn.
6.4 Phẫu thuật
Trường hợp ngón tay sưng đỏ do xương, dây chằng, gân hoặc dây thần kinh bị tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để khắc phục vấn đề. Ngoài ra, tình trạng ngón tay sưng tấy do nhiễm trùng nghiêm trọng cũng có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
7. Làm sao để ngăn ngừa sưng đau đầu ngón tay?
Để phòng ngừa tình trạng sưng đau ngón tay, bệnh nhân có thể tham khảo một số cách dưới đây:
- Hạn chế thực hiện các động tác ngón tay liên tục hoặc lặp đi lặp lại như đánh máy, đánh đàn,…
- Bảo vệ bàn tay và ngón tay khỏi các chấn thương bằng cách mang đồ bảo hộ khi chơi các môn thể thao như bóng rổ, bóng chuyền,…
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, không ăn quá mặn để tránh tình trạng giữ nước trong cơ thể.
- Thăm khám và điều trị các tình trạng viêm mãn tính như viêm khớp, hội chứng ống cổ tay,… ngay từ sớm, tránh bệnh tiến triển nghiêm trọng.
- Thực hiện các bài tập ngón tay để tăng cường sức mạnh cơ bắp và khớp, hạn chế nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp.

Ngón tay bị sưng có thể do chấn thương nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo một hoặc nhiều tình trạng sức khỏe phức tạp. Dù là trường hợp nào, nếu áp dụng các biện pháp giảm sưng tại nhà nhưng không thuyên giảm thì người bệnh nên đi thăm khám và điều trị sớm. Trong đó, bạn nên ưu tiên phương pháp điều trị lành tính, an toàn để tránh các rủi ro cho sức khỏe.