Chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn đóng vai trò quyết định trong việc duy trì sự dẻo dai và linh hoạt của các khớp, đặc biệt là khớp gối. Để giảm thiểu tình trạng khô khớp gối, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp tăng cường dịch khớp là rất quan trọng. Vậy khô khớp gối nên ăn gì, uống gì và kiêng gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
- 1. Ai dễ bị khô khớp gối?
- 2. Những dưỡng chất nào cần thiết cho khớp gối?
- 3. Người bệnh khô khớp gối nên ăn gì?
- 4. Người bệnh khô khớp uống gì?
- 5. Người khô khớp cần kiêng những thực phẩm nào?
- 6. Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân khô khớp gối
- 7. Khô khớp gối nên điều trị thế nào hiệu quả?
1. Ai dễ bị khô khớp gối?
Khô khớp gối là tình trạng khớp không tiết ra hoặc tiết ra quá ít chất nhờn (hay còn gọi là dịch nhờn) bôi trơn, khiến đầu gối vận động khó khăn. Bệnh thường xuất hiện với các dấu hiệu: Khớp phát ra tiếng lục cục, lạo xạo khi vận động (đi lại, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, chạy nhảy), kèm theo cơn đau nhức kéo dài, chân luôn có cảm giác mệt mỏi, đôi khi lại mất cảm giác.
Đối tượng thường bị khô khớp gối là:
- Người già (từ 60 tuổi trở lên) gặp tình trạng thoái hóa xương khớp.
- Dân văn phòng ngồi cả ngày, ít vận động.
- Người lao động phải thường xuyên bưng bê, mang vác vật nặng dẫn đến mòn sụn khớp, gây ra hiện tượng khô khớp gối.
- Người thừa cân, béo phì gây tổn thương khớp gối do phải chịu lực lớn.
- Người gặp các vấn đề: Viêm khớp gối, trật khớp gối (do chấn thương khi chơi thể thao, lao động hoặc tai nạn), đau đầu gối.
- Người thường xuyên sử dụng chất kích thích (uống rượu bia, hút thuốc lá) hoặc ăn uống thiếu chất cần thiết (canxi, sắt, magie, kali…) dễ gây tổn thương xương khớp.
Nếu không khắc phục và điều trị ngay từ sớm, chứng khô khớp gối có thể phát sinh ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Teo cơ, biến dạng khớp, liệt khớp gối, thậm chí còn ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa gây nên chứng đau thắt lưng kinh niên, nhức mỏi toàn thân dai dẳng.
Có 2 cách đơn giản để khắc phục tình trạng khô khớp gối là lựa chọn thực phẩm giúp tái tạo sụn, tăng chất nhờn thông qua chế độ ăn uống hàng ngày và sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung chất nhờn cho khớp.
2. Những dưỡng chất nào cần thiết cho khớp gối?
Để duy trì sự khỏe mạnh cho khớp gối và giảm thiểu tình trạng khô khớp, bạn nên bổ sung thực phẩm chứa những dưỡng chất sau:
- Glucosamine: Giúp tái tạo sụn khớp và làm giảm cơn đau do viêm khớp.
- Chondroitin: Hỗ trợ sự dẻo dai của sụn khớp, giảm sự mài mòn và cải thiện khả năng vận động.
- Collagen: Cung cấp protein giúp tái tạo mô liên kết và duy trì độ bền vững của khớp.
- Methionin: Là một axit amin thiết yếu giúp hỗ trợ hình thành collagen, từ đó tăng cường sức khỏe sụn khớp và giảm tình trạng khô khớp gối.
- Omega-3: Chống viêm và làm giảm đau khớp, đồng thời hỗ trợ tăng cường dịch khớp.
- Vitamin D: Giúp cơ thể hấp thụ canxi, hỗ trợ sự chắc khỏe của xương và khớp.
- Vitamin C: Cung cấp chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khớp khỏi tổn thương và hỗ trợ quá trình tái tạo mô.
- Canxi: Giúp duy trì sự chắc khỏe của xương, giảm nguy cơ loãng xương.
- Magnesium: Giúp chữa lành và giảm đau cơ do căng thẳng.
3. Người bệnh khô khớp gối nên ăn gì?
Để biết khô khớp ăn gì, bạn hãy xem ngay danh sách thực phẩm sau đây:
3.1 Các loại cá biển
Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích,… chứa một lượng lớn axit béo omega-3. Đây là một dưỡng chất có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm khô khớp hiệu quả. Các bác sĩ khuyên mỗi người nên ăn cá ít nhất 2 – 3 lần/ tuần để hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai.
3.2 Ngũ cốc
Giải đáp ăn gì tái tạo sụn khớp đó là các loại ngũ cốc. Chẳng hạn như gạo lứt, lúa mì, yến mạch, mè, các loại đậu,… cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa. Trong một số nghiên cứu cho thấy, đậu nành còn có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa sụn khớp và xương dưới sụn, làm giảm nhẹ các tác động hủy hoại sụn khớp.
3.3 Rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây cũng là nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng cho người bị khô khớp gối, đặc biệt là:
- Đậu bắp, rau mồng tơi,… chứa dịch nhờn tự nhiên hỗ trợ tăng chất nhờn cho khớp.
- Bắp cải chứa nhiều vitamin K giúp tăng mật độ xương, ngăn ngừa sự rạn xương và bào mòn sụn.
- Bông cải xanh chứa Sulforaphane – hợp chất hỗ trợ làm chậm quá trình viêm khớp.
- Một số loại trái cây cung cấp hàm lượng vitamin C cao như đu đủ, cam, chanh, bưởi… kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, còn có các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, dâu tây,… giúp chống oxy hóa và hỗ trợ sản xuất dịch khớp.
- Quả bơ có khả năng kích thích sản sinh collagen, tạo sự liên kết và duy trì hoạt động của toàn bộ khung xương.
3.4 Dầu oliu
Dầu ô liu là một trong những lựa chọn cho người bị khô khớp gối nhờ vào hàm lượng cao chất chống oxy hóa và axit béo không bão hòa, đặc biệt là omega-3. Những dưỡng chất này giúp giảm viêm, bảo vệ mô sụn và cải thiện độ linh hoạt của khớp. Theo đó, mỗi chúng ta nên ăn 01 thìa dầu oliu mỗi ngày (có thể dùng để trộn salad hoặc xào nấu) nhằm hạn chế tình trạng viêm, giảm các triệu chứng của bệnh cơ xương khớp.
3.5 Thịt, trứng
Thịt và trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào, giúp hỗ trợ tái tạo và sửa chữa các mô sụn bị tổn thương ở khớp gối. Ngoài ra, trứng còn chứa choline – một dưỡng chất quan trọng giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe xương khớp.
3.6 Các loại hạt
Một số loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt chia và hạt lanh chứa nhiều omega-3, chất chống viêm tự nhiên, cùng vitamin E giúp bảo vệ sụn khớp khỏi các gốc tự do. Đồng thời, các loại hạt này còn giàu magie và kẽm, giúp tăng cường mật độ xương và hỗ trợ sản sinh dịch khớp.
3.7 Các loại đậu
Đậu nành, đậu xanh, đậu đen có chứa isoflavone và protein thực vật, giúp giảm viêm, tăng cường sức khỏe mô sụn. Đặc biệt, đậu nành còn chứa nhiều canxi và vitamin D, hỗ trợ duy trì xương chắc khỏe, phòng ngừa thoái hóa khớp gối.
3.8 Cà chua
Cà chua chứa lycopene – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giảm viêm và ngăn chặn quá trình thoái hóa sụn khớp. Bên cạnh đó, cà chua còn giàu vitamin C và kali, hỗ trợ sản sinh collagen, cải thiện độ đàn hồi của mô sụn.
3.9 Khoai lang
Khoai lang là nguồn cung cấp beta-carotene và vitamin A, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, cải thiện tình trạng viêm. Ngoài ra, chất xơ trong khoai lang cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp hấp thu dưỡng chất cần thiết cho khớp gối tốt hơn.
4. Người bệnh khô khớp uống gì?
Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất, lựa chọn đồ uống phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe khớp gối. Vậy người bị khô khớp uống gì? Đó là những đồ uống sau đây:
4.1 Sữa và các chế phẩm từ sữa
Nguồn canxi và vitamin D trong sữa góp phần cải thiện chất lượng xương khớp, đồng thời thành phần collagen thủy phân còn tham gia vào quá trình tái tạo sụn, giúp khớp trở nên dẻo dai. Theo đó, người bệnh nên bổ sung 2 – 3 ly sữa hoặc dùng các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua mỗi ngày.
4.2 Trà xanh
Trà xanh chứa nhiều catechin – một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm viêm và bảo vệ mô sụn khỏi tác động của các gốc tự do. Đồng thời, người bị khô khớp uống trà xanh thường xuyên còn cải thiện lưu thông máu, giúp khớp gối linh hoạt hơn.
4.3 Sinh tố
Sinh tố từ trái cây như chuối, bơ hoặc dâu tây không chỉ giàu vitamin C, E mà còn cung cấp kali cùng chất xơ, giúp giảm viêm và tăng cường tái tạo mô sụn. Đặc biệt, sinh tố nếu bổ sung thêm hạt chia hay hạt lanh còn giúp cung cấp omega-3, rất tốt cho khớp gối.
4.4 Nước lọc
Nước lọc là thức uống quan trọng giúp duy trì độ ẩm và tính linh hoạt của khớp gối. Theo đó, nếu uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp dịch khớp hoạt động hiệu quả hơn, giảm tình trạng khô khớp và cải thiện khả năng vận động.
5. Người khô khớp cần kiêng những thực phẩm nào?
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, để cải thiện tình trạng khô khớp và duy trì sức khỏe khớp gối, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm gây hại sau đây:
5.1 Thực phẩm chứa nhiều muối, đường
Thực phẩm nhiều muối như đồ muối chua và đồ ngọt chứa đường tinh luyện có thể làm tăng tình trạng viêm, giảm khả năng tái tạo của mô sụn. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều muối cũng gây mất canxi qua nước tiểu, ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
5.2 Thực phẩm nhiều chất béo không lành mạnh
Các món chiên rán, thực phẩm chứa dầu mỡ công nghiệp hay bơ thực vật đều chứa chất béo chuyển hóa, có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể và làm trầm trọng thêm tình trạng đau nhức khớp.
5.3 Thực phẩm chế biến sẵn
Đồ ăn nhanh, thịt nguội, xúc xích và các loại thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia hóa học sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, giảm hiệu quả điều trị khô khớp gối.
5.4 Đồ uống có cồn, chất kích thích
Rượu, bia và các thức uống chứa caffeine quá mức không chỉ làm tăng phản ứng viêm mà còn gây mất nước trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến dịch khớp. Bên cạnh đó, việc sử dụng thường xuyên các chất kích thích này còn cản trở khả năng hấp thu dưỡng chất cần thiết cho khớp.
5.5 Nội tạng của động vật
Tiêu thụ nhiều nội tạng động vật có thể gây hại cho người bị khô khớp gối vì chúng chứa hàm lượng cholesterol xấu cao, làm tăng viêm và góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Ngoài ra, nội tạng động vật còn chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp và cản trở khả năng hấp thụ canxi – một khoáng chất thiết yếu cho xương khớp khỏe mạnh.
6. Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân khô khớp gối
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng, người bị khô khớp gối nên lưu ý những điều sau:
- Ưu tiên thực phẩm tự nhiên, tươi sống.
- Duy trì cân nặng lý tưởng để giảm áp lực lên khớp gối.
- Kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi chế dinh dưỡng để đảm bảo ăn uống phù hợp và an toàn với tình trạng sức khỏe.
- Có thể bổ sung Glucosamine và Chondroitin hàng ngày để làm giảm đau khớp, ngăn ngừa quá trình bào mòn sụn, tái tạo cấu trúc khớp gối. Tuy nhiên, trước khi bổ sung thuốc tái tạo sụn khớp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng, đặc biệt nên chọn mua sản phẩm uy tín.
- Không tự ý dùng thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp gối hay thực phẩm chức năng mà chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
7. Khô khớp gối nên điều trị thế nào hiệu quả?
Nền y học hiện đại luôn hướng đến phương pháp điều trị bảo tồn, giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh, ngăn ngừa tái phát lâu dài. Tại Phòng khám ACC, các bác sĩ luôn ưu tiên liệu trình điều trị không dùng thuốc, không phẫu thuật, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa trị dứt điểm.
Đối với bệnh nhân đau khớp khối, khô khớp gối, bác sĩ ACC sẽ thăm khám trực tiếp, trước tiên kiểm tra xem bệnh nhân có mắc tật bàn chân bẹt hay không, đồng thời kiểm tra phần cột sống vì bất kỳ sai lệch nào xảy ra cũng đều gia tăng áp lực lên đầu gối, làm tổn thương sụn và gây đau, khô cứng khớp. Bằng việc áp dụng Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu, người bệnh dần có những chuyển biến tích cực, giảm cảm giác đau mỗi khi vận động.
Tùy từng trường hợp, liệu trình điều trị có thể kết hợp trị liệu laser cấp IV hoặc sóng xung kích Shockwave nhằm kích thích sụn, thúc đẩy sản xuất collagen ở các mô nằm sâu, hỗ trợ khôi phục sụn khớp an toàn, hiệu quả.
Đồng thời, bác sĩ ACC còn gợi ý chế độ ăn uống phù hợp, tư vấn khô khớp uống thuốc gì để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và duy trì sức khỏe khớp gối một cách hiệu quả.
>> Liên hệ ngay ACC để được bác sĩ thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị tình trạng khô hoặc đau khớp gối an toàn, hiệu quả!
Hãy cùng bác sĩ Wade Brackenbury tìm hiểu thêm về tình trạng khô khớp gối ở phụ nữ trung niên và cách chữa trị hiệu quả không dùng thuốc, không phẫu thuật qua video dưới đây:
Đến đây mong rằng đã giúp bạn băn khoăn khô khớp gối nên ăn gì, khô khớp gối uống thuốc gì và kiêng thực phẩm nào. Bên cạnh việc chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, người bị khô khớp gối cũng nên xem xét việc thăm khám sớm để được điều trị kịp thời và đúng hướng. Điều này sẽ giúp mang lại kết quả điều trị cao, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí.
Bài viết cùng chủ đề: > Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? > Chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối