Người bị gai khớp gối có thể gặp nhiều khó khăn trong việc vận động chi dưới, từ đó gây cản trở trong công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến vấn đề gai khớp gối có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người bệnh, đồng thời mách bạn giải pháp điều trị hữu hiệu và an toàn.
1. Gai khớp gối là gì?
Gai khớp gối là các gai xương phát triển từ hiện tượng canxi lắng đọng dưới dạng calcipyrophosphat. Tình trạng này chủ yếu là hệ quả của vấn đề thoái hóa (viêm xương khớp), liên quan đến sự bào mòn theo thời gian của lớp sụn khớp gối. Lúc này, cơ thể sẽ tự chữa lành thương tổn bằng cách tích tụ canxi ở khớp gối, vô tình hình thành nên gai xương.
2. Triệu chứng của bệnh gai khớp gối
Tùy vào mức độ phát triển của gai xương mà người bệnh có thể có hoặc không bộc lộ triệu chứng rõ ràng. Những biểu hiện của gai khớp gối thường là:
2.1. Đau nhức gối khi đứng lên
Mỗi khi đứng lên, đặc biệt là lúc chuyển tư thế từ ngồi xổm sang đứng lên thì khớp gối trở nên đau nhức. Người bị gai khớp gối không nên ngồi xổm để không tạo áp lực và làm tổn thương đầu gối. Hơn nữa, nếu ngồi lâu sẽ bị cứng khớp gối dẫn đến khó đi lại hay cử động.
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống hoặc đi cầu thang là thực trạng thường gặp ở những người cao tuổi. Triệu chứng này phản ánh cấu trúc khớp đang gặp tổn thương nghiêm trọng, phần lớn do thoái hóa khớp gối. Nếu không điều trị và chăm sóc…
2.2. Đau khi đi cầu thang
Lên xuống cầu thang khiến khớp gối phải chịu lực lớn hơn so với bình thường, 2 chân sẽ thay nhau chịu lực, do vậy mỗi khi đi cầu thang thì trọng lượng sẽ đổ dồn về một bên chân. Điều này khiến khớp gối trở nên đau nhức hơn.
2.3. Đau khi co duỗi chân
Phần sụn bị mài mòn dẫn đến phát triển gai xương, chính vì thế mỗi khi co duỗi chân sẽ phát ra tiếng kêu lạo xạo và kèm theo cảm giác đau nhức.
2.4. Cứng khớp
Cứng khớp xảy ra khi lượng canxi tập trung về một chỗ nhiều hơn so với bình thường. Điều này thường xảy ra vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Một vài trường hợp bị nặng hơn thì sẽ khó vận động hoặc mất đi sự linh hoạt.
2.5. Khớp gối sưng tấy
Khi các gai xương hình thành sẽ khiến tràn dịch khớp gối, dẫn đến sưng tấy, phù nề tại khớp gối và làm cho người bệnh khó khăn khi di chuyển.
2.6. Tê bì, mất cảm giác
Gai khớp gối khiến các dây thần kinh bị chèn ép, gây ra cảm giác tê bì, thậm chí là mất cảm giác ở chân và không đi lại được.
3. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
Mặc dù viêm xương khớp thường xảy ra ở người cao tuổi nhưng thực tế, ngày nay không ít người trẻ tuổi cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân thoái hóa có thể xuất phát từ tình trạng viêm khớp gối mãn tính, chấn thương ở đầu gối hoặc một số yếu tố khác như:
Tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì cơ thể cũng sẽ bắt đầu lão hóa, nguy cơ mắc bệnh lý cơ xương khớp tăng cao. Đồng thời, quá trình nuôi dưỡng, sửa chữa tế bào trong cơ thể bị suy giảm, hơn nữa khi bị chấn thương thì thời gian phục hồi sẽ lâu hơn.
Di truyền: Nếu gia đình bạn có người bị mắc bệnh gai khớp gối thì khả năng bạn bị mắc bệnh sẽ cao hơn so với những người không có yếu tố này.
Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi một số hormone khi người phụ nữ trong giai đoạn mang thai hay khi mãn kinh cũng gây nên các vấn đề về xương khớp, cụ thể là gai khớp gối.
Gây áp lực lên khớp: Tư thế ngồi không đúng như ngồi xổm, chéo chân hay vận động quá sức khiến áp lực cơ thể đè lên khớp gối. Theo thời gian, các sụn khớp, mô sụn bị tổn thương, dịch khớp gối tiết ra ít đi và dần tạo thành gai xương.
Chấn thương xương khớp: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động ở khớp gối khiến cơ thể tập trung canxi nhiều ở vùng đầu gối để phục hồi tổn thương và tái tạo xương khớp. Tuy nhiên, khi quá trình này diễn ra bất thường sẽ tạo nên gai xương.
Béo phì: Những người bị thừa cân thì trọng lượng cơ thể sẽ gây áp lực lên đầu gối, lâu dần dẫn đến tình trạng khớp gối bị tổn thương, gây nên gai khớp gối.
> Xem thêm: Đau nhức xương khớp ở người trẻ do đâu? Cảnh báo bệnh gì?
4. Bệnh gai khớp gối có nguy hiểm không?
Hiện tượng gai xương hình thành ở khớp gối sẽ làm giảm khả năng vận động chi dưới và gây đau ở mỗi cử động. Dần dần, người bệnh trở nên ngại hoạt động, thích ngồi lì một chỗ. Thói quen xấu này không chỉ tác động đến sức khỏe về mặt thể chất mà còn cả mặt tinh thần, gây ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Mặt khác, tình trạng gai khớp gối phát triển nghiêm trọng còn có thể:
- Tổn thương mô cơ và dây chằng xung quanh.
- Chèn ép dây thần kinh kéo theo dấu hiệu tê bì, mất cảm giác ở đầu gối.
- Đôi khi tổn thương dây thần kinh có nguy cơ vĩnh viễn.
- Các mạch máu xung quanh cũng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng.
5. Vì sao cần sớm chữa gai khớp gối?
Sự phát triển của gai xương ở khớp gối bao gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Các triệu chứng vẫn chưa thể hiện rõ, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức khi thực hiện một số động tác cần co – duỗi đầu gối nhiều như đứng lên – ngồi xuống, ngồi xổm hoặc lên xuống cầu thang…
Đau đầu gối khi ngồi xổm có thể là dấu hiệu của các tổn thương sụn khớp hoặc các bệnh lý xương khớp mãn tính nghiêm trọng. Nếu để lâu không chữa trị, bệnh nhân có thể đối mặc với nguy cơ suy giảm chức năng vận động, biến dạng…
Giai đoạn 2: Gai xương bắt đầu phát triển mạnh, dẫn đến các cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Đặc biệt, cường độ đau tăng dữ dội khi thời tiết chuyển lạnh.
Giai đoạn 3: Đầu xương ở đầu gối bị biến dạng do kích thước gai xương lớn dần, lớp sụn khớp bị bào mòn, các cơn đau có thể diễn ra kể cả khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi. Mặt khác, cường độ đau nhức, sưng và cứng khớp đặc biệt nặng vào sáng sớm.
Giai đoạn 4: Sụn khớp bị bào mòn đáng kể, đầu gối trông biến dạng rõ ràng. Bên cạnh đó, gai xương không chỉ phát triển về mặt kích thước mà còn cả số lượng, gây tổn thương các mô mềm và dây thần kinh xung quanh. Lúc này, bệnh nhân có khả năng cao bị teo cơ hoặc thậm chí là bại liệt vĩnh viễn.
Theo các bác sĩ, quá trình điều trị ở 2 giai đoạn đầu sẽ diễn ra thuận lợi hơn so với 2 giai đoạn sau. Ngoài việc sớm loại bỏ hoàn toàn gai xương ở đầu gối, người bệnh còn có thể tìm lại niềm vui cuộc sống trong thời gian ngắn.
Ngược lại, nếu bệnh nhân để gai xương phát triển thành giai đoạn 3 hoặc 4 rồi mới tìm gặp bác sĩ, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Lúc này, bác sĩ không chỉ cần loại bỏ gai xương mà còn phải chữa lành những thương tổn ở các bộ phận gần đó. Ngoài ra, rủi ro để lại biến chứng và nguy cơ tái phát bệnh cũng cao hơn so với chữa gai khớp gối vào giai đoạn 1 và 2.
6. Đâu là phương pháp chữa trị gai khớp gối tốt nhất?
Hiện nay có một số phương pháp để điều trị gai khớp gối như:
6.1. Sử dụng thuốc
Sau khi thăm khám và kiểm tra tình trạng gai khớp gối đang ở mức nặng hay nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh.
Những loại thuốc thường dùng cho bệnh nhân gai khớp gối như:
Thuốc Tây y:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Tramadol.
- Thuốc chống viêm không steroid: Piroxicam, Diclofenac, Meloxicam.
- Thuốc tiêm: Hydrocortison acetat.
- Thuốc bôi ngoài da: Voltaren Emulgel.
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm: Glucosamine sulfate, Acid hyaluronic kết hợp Chondroitin.
> Bài viết tham khảo: Có nên uống Glucosamine mỗi ngày không?
Các loại thuốc Tây y cho hiệu quả giảm đau nhức nhanh nhưng nếu lạm dụng hay tự ý tăng liều lượng có thể khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc, khi ngừng sử dụng khiến cơ thể mệt mỏi và các khớp đau nhức hơn. Ngoài ra, nếu uống Paracetamol hay thuốc chống viêm không steroid quá nhiều có thể gây tổn hại đến gan, dạ dày, tá tràng và thận.
Thuốc Đông y:
Các bài thuốc dân gian từ những nguyên liệu tự nhiên như nghệ, đinh lăng, mè đen. Các nguyên liệu này đều mang lại lợi ích cho sức khỏe người bị gai khớp gối như tăng cường lưu thông máu, sản sinh dịch nhầy, tái tạo mô sụn, hạn chế ma sát hai đầu xương khi vận động, làm đều bề mặt xương. Ngoài ra còn làm giảm tình trạng tê bì và đau nhức khớp gối.
Việc sử dụng thuốc Đông y chỉ mang tính chất tạm thời giảm đau đớn cho bệnh nhân chứ không giải quyết hoàn toàn được bệnh gai khớp gối. Hơn nữa, các bài thuốc dân gian nếu sử dụng không đúng liều lượng có thể gây hại cho thận và gan.
6.2. Phẫu thuật
Phẫu thuật cũng là giải pháp quen thuộc mà nhiều người bị gai khớp gối nghĩ đến khi muốn chữa trị bệnh. Tuy nhiên, với nền y học ngày càng phát triển trong những năm gần đây, các chuyên gia đã nhận ra thủ thuật điều trị xâm lấn này đem lại không ít rủi ro cho người bệnh, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng.
- Vùng da đầu gối trở nên mẫn cảm, dễ kích ứng.
- Dây thần kinh, mạch máu ở đầu gối có thể bị tổn thương trong lúc làm phẫu thuật.
Bên cạnh đó, đôi khi gai xương ở đầu gối vẫn có nguy cơ phát triển trở lại, kể cả khi ca phẫu thuật trước đó đã thành công. Mặt khác, thủ thuật y tế này có thể là gánh nặng kinh tế đối với không ít bệnh nhân, vì chi phí cho một ca mổ tương đối đắt đỏ. Thông thường, thủ thuật mang nhiều rủi ro này chỉ dành cho những trường hợp bệnh nhân không đáp ứng tốt với phác đồ điều trị trước đó.
> Có thể bạn muốn biết: Các rủi ro khi phẫu thuật khớp gối
6.3. Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic)
Phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc điều trị các vấn đề về xương khớp. Với bệnh gai khớp gối, bác sĩ sẽ nắn chỉnh cấu trúc sai lệch của khớp gối về đúng vị trí ban đầu, giảm áp lực ở khớp gối, khôi phục chức năng vận động linh hoạt cho vùng khớp. Nhờ vậy, các cơn đau khó chịu đi kèm sẽ được loại bỏ mà không cần phẫu thuật can thiệp.
Hiện tại, Phòng khám ACC là nơi điều trị bệnh gai khớp gối bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống đầu tiên tại Việt Nam. Ngoài ra, bác sĩ ACC còn kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống với một số liệu pháp khác như trị liệu bằng tia laser cường độ cao thế hệ IV hay sóng xung kích Shockwave… để xóa bỏ tình trạng đau nhức và ngăn không cho gai xương tái hình thành. Cả hai phương pháp này đều tác động sâu vào những mô tổn thương ở đầu gối và thúc đẩy cơ chế làm lành tại đây.
Mặt khác, để hỗ trợ bệnh nhân sớm tìm lại niềm vui cuộc sống và đạt được hiệu quả điều trị lâu dài, ngăn ngừa nguy cơ tái phát, các chuyên gia tại ACC còn hướng dẫn một số động tác dành cho đầu gối, giúp bộ phận này có thể khôi phục chức năng vốn có.
Bài tập hỗ trợ giảm đau khớp gối hiệu quả
7. Cách phòng ngừa bệnh gai đầu gối hiệu quả
Gai khớp gối ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy phải làm sao để ngăn ngừa bệnh từ sớm?
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải, không để bản thân bị béo phì.
- Rèn luyện cơ thể thường xuyên với những bài tập thể dục.
- Chú ý tư thế khi mang vác đồ nặng.
- Giữ tư thế ngồi đúng để tránh đè ép lên khớp gối.
- Không nên ngồi quá lâu một chỗ mà cần thay đổi tư thế thường xuyên.
- Hạn chế vận động quá sức.
Có thể thấy được rằng, gai khớp gối gây nên nhiều hệ luỵ khôn lường. Do vậy, nếu bạn có những dấu hiệu của gai khớp gối, đừng ngần ngại thăm khám để được tư vấn, điều trị sớm để hồi phục nhanh, tránh biến chứng nguy hiểm.