Bệnh gai cột sống cổ tưởng chừng như chỉ gặp ở nam giới lao động nặng hay phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, tuy nhiên tình trạng đáng báo động hiện nay bệnh đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là nhân viên văn phòng. Gai cột sống là một dạng của thoái hóa cột sống, tiến triển âm thầm. Nếu không điều trị triệt để, các gai khác tiếp tục mọc ra, người bệnh tiếp tục bị những cơn đau cổ và vai gáy hành hạ, hạn chế chức năng hoạt động cổ, lâu ngày dẫn đến biến chứng bại liệt.
1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống cổ
Sự hiện diện của các gai cột sống báo hiệu cột sống của chúng ta đang dần thoái hóa. Ở những người trên 60 tuổi, phim X-quang cột sống xuất hiện phổ biến các gai xương. Đốt sống cổ là bộ phận hoạt động nhiều nhất nên rất dễ bị thoái hóa nếu không chăm sóc đúng cách và thường xuyên.
Khi quá trình thoái hóa diễn ra sẽ khiến sụn khớp hao mòn dần, đĩa đệm xẹp xuống và thoát vị. Lúc này các dây chằng nối 2 đốt sống bị chùng giãn và theo cơ chế phản ứng tự điều hòa, cơ thể sẽ tăng cường lượng canxi ở cấu trúc dây chằng với mục đích tăng diện tích tiếp xúc giữa thân đốt sống, phân bố đều lực lên đốt sống bị tổn thương. Theo thời gian, canxi lắng đọng ở dây chằng hình thành nên các gai xương. Các mỏm xương thường mọc ra như gai quanh vùng đĩa đệm thoát vị, ở mặt trước và bên của vùng cột sống cổ. Các gai có độ dài chỉ vài mm thường không gây đau cho đến khi chúng ngày càng to dần, làm hẹp ống tủy và các lỗ tiếp hợp ở cột sống, chèn ép rễ thần kinh, ảnh hưởng cấu trúc cơ gây nên cơn đau dữ dội cho người bệnh.
Ngoài thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống đĩa đệm do nhiễm khuẩn hoặc lao cột sống có thể là nguyên nhân gai cột sống. Tuy nhiên tình trạng này ít gặp.
Chấn thương hoặc vận động sai tư thế gây va chạm, cọ xát liên tục gây áp lực lên cột sống, làm tổn thương xương hoặc khớp, phản ứng cơ thể tự phục hồi sẽ gây nên gai cột sống.
Hiện nay, gai cột sống ngày càng trẻ hóa trong độ tuổi dưới 40. Nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố di truyền, béo phì, thói quen sinh hoạt và làm việc.
- Người có mang gen di truyền, xương đốt sống và đĩa đệm yếu hơn người bình thường.
- Tình trạng thừa cân béo phì làm cột sống gánh thêm nhiều áp lực.
- Những tư thế sai trong sinh hoạt hằng ngày cũng đang ngầm đe dọa đến sức khỏe cột sống, nhân viên văn phòng ngồi máy tính không đúng cách, ngửa cổ hoặc ngủ ngồi đều có nguy cơ cao mắc bệnh gai cột sống cổ.
Gai cột sống là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp trong cộng đồng nước ta. Những cơn đau nhức kéo dài luôn khiến người bệnh “mất ăn, mất ngủ”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất người bệnh. Ngoài việc chọn lựa…
2. Nhận biết triệu chứng bệnh gai cột sống cổ
- Cơn đau cổ ê ẩm, liên tục.
- Đau vùng vai gáy, nhức mỏi bả vai.
- Tê hoặc ngứa ran ở cánh tay, thậm chí lan xuống các ngón tay.
- Hạn chế vận động ở cổ, cứng cổ mỗi khi thức dậy, không quay đầu sang trái hoặc sang phải được mà phải xoay cả người.
- Đau nửa đầu, đau buốt lên đỉnh đầu.
- Một số triệu chứng gai cột sống khác thường chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ.
- Nếu bệnh kèm theo bệnh thoát vị đĩa đệm vùng cổ có thể chèn ép nặng các rễ thần kinh, gây nên bại liệt một hoặc cả hai cánh tay, rối loạn cảm giác tứ chi thần kinh thực vật.
Thông thường, chụp X-quang có thể phát hiện bệnh lý gai cột sống. Tuy nhiên, một số xét nghiệm chuyên sâu khác như chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI),… giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Nếu bạn đang gặp các triệu chứng trên, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi!
3. Phương pháp chữa bệnh gai cột sống cổ không dùng thuốc và phẫu thuật tại ACC
Bệnh gai cột sống cổ điều trị không phức tạp nhưng yêu cầu người bệnh phải nhận biết sớm, tiếp cận đúng phương pháp và kiên trì với liệu trình chữa bệnh, nếu không sẽ dễ mắc phải các biến chứng gai cột sống. Việc sử dụng các phương pháp tự nhiên hay thuốc tây y chỉ là cách cắt giảm cơn đau tạm thời, không hề có tác dụng điều trị. Chưa kể nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau dễ khiến cơ thể bị nhờn thuốc, có hại cho dạ dày, gan, thận.
Trong số các giải pháp chữa gai cột sống, thoái hóa đốt sống cổ thì trị liệu thần kinh cột sống được xem là phương pháp bảo tồn chữa đau tận gốc được y học các nước tiên tiến đánh giá cao. Tại Việt Nam, Phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa đầu tiên tại Việt Nam áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống trong điều trị dứt điểm các bệnh về xương khớp. Cụ thể quy trình: các bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống sẽ dùng tay tác động một lực chính xác vào các điểm sai lệch trong cấu trúc cột sống cổ, đưa các đốt sống trở về vị trí cân bằng mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Để tăng cường hiệu quả điều trị, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều trị kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Phòng Khám ACC đã giúp nhiều bệnh nhân phục hồi hoàn toàn chức năng cổ, thành công trên cả những bệnh nhân đã có chỉ định phẫu thuật do chèn ép thần kinh nặng.
Ngày nay, vật lý trị liệu phục hồi chức năng được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý nhờ tính an toàn và hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, rất ít ai hiểu rõ vật lý trị liệu, phục hồi chức năng là gì và khi nào…
Tùy trường hợp cụ thể, bệnh nhân gai cột sống cổ có thể điều trị thêm với với thiết bị giảm áp cột sống cổ Cervico 2000 hiện đại hỗ trợ giải phóng các chèn ép, khôi phục chức năng tự nhiên của cấu trúc cột sống.
Hệ thống thiết bị hỗ trợ khác được ACC trang bị đầy đủ như: máy kéo giãn giảm áp DTS, máy trị liệu vận động ATM2, trị liệu laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục các mô tổn thương, rút ngắn thời gian điều trị.
Một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng góp phần quan trọng vào khả năng thành công của liệu trình điều trị, người bệnh cần phải bổ sung các thực phẩm giàu canxi cũng như các loại vitamin cần thiết. Những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất này cũng sẽ giúp cơ thể phòng ngừa nguy cơ loãng xương – một trong những nguyên nhân gây gai cột sống.
Chế độ dinh dưỡng khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định thành bại của cả quá trình điều trị gai đốt sống cổ. Hiện nay, nhiều bệnh nhân vẫn còn xem nhẹ bữa ăn hằng ngày, dùng bữa qua loa hoặc chỉ ăn uống theo sở…
Phòng khám ACC cam kết mang đến hiệu quả điều trị lâu dài, hạn chế sự tái phát của bệnh với tỷ lệ thành công trên 95%. Sau liệu trình điều trị, người bệnh chỉ cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thể dục thường xuyên để giúp cột sống khỏe mạnh hơn.
Xem thêm video bác sĩ Wade Brackenbury (Phòng khám ACC) chia sẻ về tình trạng gai cột sống và phương pháp điều trị hiệu quả: