Những sự cố thường gặp trong chấn thương thể thao hầu hết là rách, đứt bán phần dây chằng chéo trước ở đầu gối. Vậy nguyên nhân dẫn đến đứt bán phần dây chằng chéo trước và cách phòng ngừa là gì?
1. Đứt bán phần dây chằng chéo trước: Nguyên nhân do đâu?
Đứt bán phần dây chằng chéo trước xảy ra khi dây chằng chéo trước bị kéo căng dẫn đến rách một phần dây chằng.
Về cơ bản, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường liên quan đến việc thay đổi hướng bất ngờ, dừng đột ngột, hoặc bị tác động mạnh trực tiếp với đầu gối.
Theo Học viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, đứt bán dây chằng chéo trước là một chấn thương thường gặp trong quá trình chơi thể thao, ví dụ như:
- Các vận động viên nhảy xa, có thể tiếp đất không đúng cách (không gập đầu gối ngay khi tiếp đất), tạo áp lực lớn lên đầu gối, dây chằng chéo trước có thể bị căng dẫn đến đứt một phần, hoặc đứt hoàn toàn.
- Trong bóng đá, khi cầu thủ bất ngờ đổi hướng chân, dừng đột ngột khi chạy, hoặc va chạm ở chân trực tiếp giữa các cầu thủ, dây chằng chéo đầu gối lúc này đóng vai trò giữ sự linh hoạt cho khớp gối, điều khiển hướng di chuyển có thể gặp áp lực lớn, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng.
Không chỉ trong thể thao, chấn thương đứt bán phần dây chằng chéo trước cũng có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày như té ngã hay tai nạn xe cộ.
2. Phòng ngừa chấn thương dây chằng
Các chấn thương dây chằng đều gây ra cảm giác đau đớn dữ dội và thời gian phục hồi lâu. Để tránh những biến cố không mong muốn này, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết.
Trước khi tham gia hoạt động thể thao, chúng ta cần khởi động cơ thể kỹ lưỡng. Nhờ đó, các cơ được làm nóng, tăng cường sự linh hoạt. Ngoài ra, khởi động giúp cơ thể làm quen dần với vận động, giúp giảm nguy cơ chấn thương như đứt dây chằng, bong gân.
Bên cạnh đó, người chơi thể thao nên rèn luyện thói quen tập các bài tập tập trung vào dây chằng chéo, kéo căng cơ như căng cơ đùi, cơ bắp đùi, chúng giúp tăng cường sự ổn định và vững chắc cho đầu gối.
>Xem ngay: 14 cách phòng ngừa chấn thương thể thao
Không chỉ vậy, thực đơn ăn uống hằng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe cho hệ mô cơ. Hãy xây dựng một thực đơn hợp lý bao gồm các thực phẩm giàu đạm, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa để hỗ trợ sự phục hồi và bảo vệ khớp gối.
Ngoài ra, cần lưu ý đến các biện pháp bảo vệ đầu gối và dây chằng như sử dụng đai bảo vệ đầu gối, giày thể thao đúng kích cỡ và phù hợp, cũng như thực hiện đúng các kỹ thuật trong hoạt động thể thao. Đặc biệt, cần hạn chế ngồi lâu trong thời gian dài vì có thể làm giảm sự linh hoạt của đầu gối.
>Xem thêm: Người bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?
3. Đứt bán phần dây chằng chéo trước có cần phẫu thuật không?
Việc có cần phẫu thuật cho chấn thương đứt bán phần dây chằng chéo trước phụ thuộc vào mức độ chấn thương và sự khuyến nghị của bác sĩ chuyên khoa. Người bị chấn thương nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để đảm bảo hướng điều trị phù hợp.
Không cần phẫu thuật: Trong một số trường hợp, nếu chấn thương không quá nghiêm trọng hoặc không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hằng ngày, bác sĩ có thể khuyến nghị không phẫu thuật. Với trường hợp này, người bị chấn thương vẫn có thể tham gia vào các môn thể thao vận động nhẹ. Cần tránh các môn có nguy cơ gây tác động mạnh đến đầu gối, tránh nguy cơ đứt hoàn toàn.
Cần phẫu thuật: Trong những trường hợp chấn thương nghiêm trọng hơn, phẫu thuật nối dây chằng là khuyến nghị cần thiết. Theo các chuyên gia chấn thương chỉnh hình, thời gian từ 21 ngày đến 2 tháng sau chấn thương được xem là thời gian điều trị tối ưu, trong đó 21 ngày đầu tiên được coi là “thời gian vàng”. Bên cạnh đó, sau phẫu thuật, việc thực hiện chế độ tập luyện vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.
4. Chế độ tập luyện đẩy nhanh quá trình phục hồi
Việc áp dụng vật lý trị liệu và phục hồi chức năng sau điều trị chấn thương là rất cần thiết. Đây được xem là biện pháp giúp người bệnh mau chóng lấy lại cuộc sống bình thường, vận động viên trở lại tiếp tục thi đấu, hoàn toàn không dùng thuốc.
Có mặt tại Việt Nam từ 2006, phòng khám Trị liệu thần kinh cột sống ACC trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại trong vật lý trị liệu và phục hồi chức năng nổi bật là tia laser cường độ cao thế hệ IV và sóng xung kích Shockwave,… công nghệ xuyên qua các mô cơ, tác động trực tiếp lên vùng chấn thương, từ đó giúp giảm đau sưng viêm, kích thích quá trình phục hồi và tái tạo tế bào mới.
Cụ thể tại ACC, người bệnh bị đứt dây chằng gối sẽ được điều trị bằng Laser cường độ cao thế hệ thứ IV và sóng xung kích Shockwave để hồi phục các tổn thương cấu trúc khớp gối, tăng quá trình tuần hoàn, đồng thời hạn chế biến chứng thoái hóa khớp. Kế tiếp, trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu bị teo cơ đùi, bác sĩ sẽ chỉ định tập các bài tập phục hồi chức năng phù hợp với thể trạng để bệnh nhân nhanh chóng lấy lại khả năng vận động như bình thường.
Không chỉ vậy, ACC còn sở hữu đội ngũ bác sĩ nước ngoài là các chuyên gia trong lĩnh vực phòng ngừa và điều trị chấn thương thể thao. Trong đó, Tổng giám đốc phòng khám ACC – Bác sĩ Wade Brackenbury đã từng là vận động viên chuyên nghiệp, sau đó trở thành huấn luyện viên, nhận được nhiều sự tin tưởng ở lứa tuyển thủ trẻ sau này.
Việc hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến chấn thương đứt bán phần dây chằng chéo trước và cách phòng ngừa sẽ giúp bạn bảo vệ đầu gối và an toàn trong quá trình chơi thể thao. Nếu bạn cần tư vấn, hãy LIÊN HỆ NGAY với phòng khám ACC để được hỗ trợ!
Bài viết được xem nhiều:
> Hiệu quả của Chiropractic trong điều trị cong vẹo cột sống
> Điều trị thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi
> Điều trị thành công thoát vị đĩa đệm L4 L5 nhờ Chiropractic