Tình trạng đau căng cơ là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Edouard Sabourdy

Đau căng cơ là một dạng đau khá phổ biến mà mọi người thường gặp. Đặc biệt đây là tình trạng bệnh có thể dễ gây nhầm lẫn với nhiều hội chứng đau phổ biến khác. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Chúng ta cần tìm hiểu rõ để chủ động phòng tránh căng cơ, hoặc chẩn đoán và điều trị kịp thời khi mắc phải.

1. Đau căng cơ là tình trạng như thế nào? 

Đau căng cơ là tình trạng cơ bị kéo giãn quá mức bình thường dẫn tới cơn đau, gây cản trở vận động.

  • Ở mức độ nhẹ xảy ra tình trạng một số sợi cơ bị rách, nhưng đa phần các mô cơ còn nguyên vẹn.
  • Ở mức độ nghiêm trọng, các sợi cơ đều bị rách hoàn toàn.
Đau căng cơ thường là hậu quả của sự mệt mỏi khi phải vận động cơ quá mức và không hợp lý
Đau căng cơ thường là hậu quả của sự mệt mỏi khi phải vận động cơ quá mức và không hợp lý

2. Các vị trí đau căng cơ thường gặp

Các vị trí thường gặp nhất là căng cơ cổ, vai gáy và thắt lưng, tuy nhiên đau và căng cơ cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác trên cơ thể.

Tình trạng căng cơ quá mức có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường không lường trước được. Tuy nhiên đối tượng dễ bị căng cơ thường là những người trẻ trong độ tuổi từ 22 – 35, chủ yếu:

  • Nhân viên văn phòng
  • Vận động viên thể thao hoặc người tập luyện quá sức
  • Người lao động quá mức, hoặc làm công việc nặng nhọc.
Căng cơ bắp chân do đâu và cách khắc phục hiệu quả

Căng cơ bắp chân là tình trạng vô cùng phổ biến, có thể xuất hiện khi trượt chân, đi bộ, chạy, nhảy, nâng vật nặng… Không chỉ gây ra đau đớn, khó chịu, với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn có thể đối mặt với tình trạng rách…

3. Các triệu chứng căng cơ

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết căng cơ phổ biến:

  • Tại vùng bị căng cơ có triệu chứng đau. Cơn đau căng cơ vẫn xuất hiện kể cả khi ngồi hoặc nghỉ ngơi, đau vào ban đêm.
  • Đối với các trường hợp chấn thương đột ngột còn kéo theo dấu hiệu đỏ, sưng tấy, bầm tím. Đó là do rách cơ ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ, chảy máu cục bộ.
  • Khó cử động, chuột rút. Nếu căng cơ ở mức độ nặng, người bệnh rất đau và không cử động được, mất khả năng đi lại.
  • Gân và cơ bị yếu.
Nhân viên văn phòng thường bị căng cơ ở cổ và vai gáy
Nhân viên văn phòng thường xuyên bị đau căng cơ ở cổ và vai gáy, gây khó chịu và cản trở vận động, âm thầm làm giảm chất lượng cuộc sống

Vậy căng cơ để lâu có nguy hiểm không?

Các bác sĩ ACC chia sẻ, căng cơ trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng chèn ép xương, khớp và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống lưng. Đây chính là biến chứng của tình trạng đau và căng cơ rất phổ biến.

Ngoài ra, do những cơn đau có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, khiến bệnh nhân mất ngủ, mệt mỏi, không thể tập trung, qua đó hiệu suất công việc cũng bị giảm sút.

4. Nguyên nhân căng cơ quá mức

Nguyên nhân căng cơ và các yếu tố nguy cơ thường liên quan đến chấn thương hoặc các tổn thương khác, cụ thể là do:

  • Trước khi chơi thể thao hoặc hoạt động thể lực, không khởi động, giãn cơ (Stretching) đúng cách và kỹ càng.
  • Tập luyện nhiều và ở cường độ cao quá mức.
  • Chấn thương thể thao: trượt chân, nhảy, chạy, ném một vật sai tư thế, mất thăng bằng. Tìm hiểu cách phòng tránh chấn thương thể thao TẠI ĐÂY.
  • Thao tác làm việc, lao động có tính chất lặp lại, kéo dài.
  • Bê vác đồ vật nặng quá sức của mình.

5. Bị đau căng cơ nên làm gì để khắc phục?

Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể của chứng cứng cơ mà áp dụng cách chữa trị khác nhau:

5.1. Chườm lạnh

Chấn thương cấp tính dẫn đến căng cơ nên làm gì? Trước hết hãy chườm lạnh nhé! Đây là cách tốt để các mạch máu co lại, giảm lưu thông máu, hạn chế ứ dịch ở khu vực bị tổn thương, xoa dịu cơn đau và giảm sưng tấy.

Cách chườm lạnh: Dùng khăn bọc đá hoặc túi chườm chuyên dụng để chườm lạnh ngay tại chỗ 10 – 15 phút/lần, và lặp lại nhiều lần trong ngày (lưu ý mỗi lần nên cách nhau ít nhất 1 giờ).

Chườm đá làm giảm đau căng cơ
Chườm đá là cách tốt nhất để giảm đau căng cơ ngay sau chấn thương

Lưu ý: Khi bị căng cơ, tuyệt đối không dùng dầu, rượu xoa bóp vì càng khiến vùng cơ bị tổn thương.

5.2. Sử dụng thuốc

Khi bị co thắt cơ hoặc co cứng cơ, nhiều người sử dụng thuốc giãn cơ (loại thuốc này có tác dụng giảm đau tại những vùng cơ bị tổn thương). Tuy nhiên, một số loại thuốc giãn cơ có thể gây nghiện, khiến người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc (nếu ngưng thuốc, cơn đau tái phát). Ngoài ra, thuốc giãn cơ có thể ức chế hệ thần kinh, khiến người bệnh mất tỉnh táo và tập trung. Chính vì vậy không phải ai cũng có thể dùng nhóm thuốc này, nhất định phải có sự chỉ định của bác sĩ.

5.3. Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu

Hiên tại, có rất nhiều phương pháp để điều trị đau và căng cơ, nhưng phương pháp phổ biến nhất là “trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu” bằng tay. Đây là phương pháp được thực hiện bởi các bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệuphục hồi chức năng phòng khám ACC, họ sẽ tìm ra chính nguyên căn của tình trạng bệnh ở vị trí nào trên cơ thể, sau đó sử dụng tay và các dụng cụ hỗ trợ để giúp làm giãn các múi cơ.

Phương pháp Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu giúp phục hồi sự cân bằng của các múi cơ
Phương pháp Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu giúp phục hồi sự cân bằng của các múi cơ

Các đặc điểm nổi bật của phương pháp Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu tại ACC:

  • Thực hiện giãn cơ trên một khu vực nhất định (khác với massage là phương pháp thư giãn được thực hiện chung trên toàn cơ thể không tập trung chuyên sâu trên một bộ phận nào).
  • Điều trị đau căng cơ hiệu quả mà không cần dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật.
  • Hiệu quả nhanh chóng ngay từ lần trị liệu đầu tiên.
  • Áp dụng cho hầu hết tất cả mọi đối tượng chỉ trừ một số trường hợp gặp các vấn đề về ung thư, hoặc một số bệnh lý về não… tuy nhiên nhìn chung hơn 95% các bệnh nhân có triệu chứng đau và căng cơ đều có thể áp dụng phương pháp này.
Điều trị căng cơ bằng phương pháp Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu tại ACC
Điều trị đau và căng cơ bằng phương pháp Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu tại ACC

6. Cách phòng ngừa tình trạng căng cơ quá mức

Để phòng ngừa căng cơ quá mức, cần lưu ý các điều sau:

  • Hạn chế ngồi quá nhiều, tuân thủ lối sống lành mạnh, vận động nhiều hơn.
  • Khởi động trước khi tập thể dục, chơi thể thao giúp lưu lượng máu tăng lên, lượng oxy đến các tế bào cũng sẽ tăng lên, góp phần ngăn chặn sự hình thành và tích tụ các chất thải không mong muốn, giúp không gây đau cơ.
  • Uống nước đầy đủ trong quá trình tập luyện để điều chỉnh thân nhiệt, đồng thời bôi trơn các khớp, giúp vận chuyển các dưỡng chất cần thiết, phòng ngừa đau căng cơ.
4 bài tập giãn cơ giúp dân văn phòng ngừa bệnh xương khớp

Nhân viên văn phòng là đối tượng rất dễ mắc các bệnh lý liên quan đến cơ - xương - khớp. Nguyên nhân là do tính chất công việc phải ngồi yên trong suốt thời gian dài, ít vận động, không tập thể dục thường xuyên… Áp dụng các bài…

Nhìn chung, tình trạng đau căng cơ ở mức độ nhẹ đến trung bình sẽ tự khỏi sau một vài tuần. Tuy nhiên, bất cứ khi nào người bệnh có triệu chứng đau ngày càng tăng, làm hạn chế vận động hoặc thậm chí không thể đi lại, thì nên gặp bác sĩ ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận và đề ra phương pháp chữa trị phù hợp. Hiện nay, Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu có thể chữa dứt được tình trạng đau và căng cơ, giúp bệnh nhân sớm quay trở lại cuộc sống bình thường.

Có thể bạn quan tâm:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục