Viêm, đau khớp khuỷu tay: Nguyên nhân & cách chữa hiệu quả

bác sĩ Marc Tafuro
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Marc Tafuro
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Đau, viêm khớp khuỷu tay là tình trạng phổ biến của bệnh lý xương khớp, mặc dù không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhưng bệnh vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân là gì và liệu có cách chữa đau khớp khuỷu tay tại nhà không? Cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết sau.

Cấu tạo của khớp khuỷu tay

Khuỷu tay đóng vai trò làm “cầu nối” giữa xương cánh tay, xương khuỷu tay và xương quay. Vì vậy, có thể nói đây là một trong những bộ phận chịu áp lực nhiều nhất khi bạn cử động tay. Theo đó, cấu tạo của khuỷu tay bao gồm:

  • Phần bên ngoài (mỏm trên cầu lồi ngoài): Đây là điểm bám của các nhóm cơ giúp duỗi các ngón tay và cổ tay.
  • Phần bên trong (mỏm trên cầu lồi trong): Đây là nơi bám của các nhóm cơ giúp gập các ngón tay và cổ tay.
  • Phần xung quanh: Đây là nơi bám của hệ thống dây chằng và bao khớp, hỗ trợ chức năng và ổn định cho khuỷu tay.

1. Viêm khớp khuỷu tay là gì?

Viêm khớp khuỷu tay là tình trạng viêm hoặc tổn thương ở khớp khuỷu, gây đau, sưng và ảnh hưởng đến khả năng vận động của cánh tay. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, khớp có thể bị biến dạng, co cứng, gây khó khăn trong sinh hoạt và lao động.

điều trị viêm khớp cổ tay
Viêm, đau khớp khuỷu tay là tình trạng tổn thương ở khớp khuỷu tay.

2. Các nguyên nhân gây đau, viêm khớp khuỷu tay

Đau và viêm khớp khuỷu tay có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các bệnh lý xương khớp đến chấn thương và thói quen sinh hoạt. Cụ thể:

2.1 Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào màng hoạt dịch của khớp, gây viêm, sưng đau và tổn thương sụn khớp. Khi ảnh hưởng đến khuỷu tay, bệnh có thể làm khớp cứng, biến dạng và hạn chế vận động.

2.2 Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp xảy ra khi lớp sụn bảo vệ tại khớp khuỷu bị mài mòn theo thời gian, khiến các đầu xương cọ xát vào nhau, gây đau và viêm. Tình trạng này phổ biến hơn ở người cao tuổi, người thường xuyên sử dụng khuỷu tay trong công việc hoặc thể thao. 

viêm đau khớp khuỷu tay
Thoái hóa khớp có thể gây sưng, đau khuỷu tay và thường gặp ở người lớn tuổi.

2.3 Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là một biến chứng của bệnh vảy nến, gây viêm và tổn thương khớp. Khi ảnh hưởng đến khuỷu tay, bệnh có thể gây đau, sưng và cứng khớp, kèm theo các triệu chứng như mảng vảy đỏ, bong tróc trên da.

2.4 Bệnh gout

Gout là một dạng viêm khớp do rối loạn chuyển hóa axit uric, dẫn đến sự tích tụ tinh thể urat trong khớp. Khi bị gout, người bệnh sẽ bị sưng, đau dữ dội ở các khớp, bao gồm cả khớp khuỷu tay. 

2.5 Viêm khớp liên quan đến bệnh lupus

Lupus là một bệnh tự miễn gây viêm ở nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả khớp. Viêm khớp do lupus thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ và đối xứng, nhưng khuỷu tay cũng có thể bị tổn thương như gây đau khớp khuỷu tay phải/ trái, sưng, cứng khớp.

2.6 Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là túi chứa dịch giúp bôi trơn và giảm ma sát giữa các mô trong khớp. Khi bị viêm, bao hoạt dịch khuỷu tay có thể sưng to, gây đau và hạn chế vận động. Viêm bao hoạt dịch có thể xuất phát từ chấn thương, nhiễm trùng hoặc áp lực kéo dài lên khuỷu tay và sưng nề, đau khi ấn vào hoặc cử động. 

2.7 Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, nguyên nhân gây đau, viêm khuỷu tay cũng có thể là do:

  • Chấn thương: Các chấn thương như gãy xương, trật khớp, rách gân hoặc đứt dây chằng quanh khuỷu tay có thể gây đau và viêm khớp
  • Hoạt động quá sức: Việc lặp đi lặp lại một động tác liên tục như nâng tạ, chơi tennis, golf hoặc lao động chân tay nặng nhọc, có thể khiến khuỷu tay bị quá tải, dẫn đến viêm và đau khớp. Những người làm việc văn phòng, thường xuyên gõ bàn phím cũng có nguy cơ mắc hội chứng đau khuỷu tay do căng thẳng cơ gân.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn thiếu hụt dưỡng chất quan trọng như canxi, vitamin D, omega-3 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp. Ngược lại, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin (thịt đỏ, hải sản, rượu bia) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, gây đau ở khớp khuỷu tay.
đau khớp khuỷu tay
Chấn thương hoặc tập luyện quá sức cũng dẫn đến sưng, đau và viêm khuỷu tay.

3. Triệu chứng viêm, đau khớp khuỷu tay thường gặp

Tình trạng viêm, đau khớp khuỷu tay có thể biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải:

  • Đau khớp khuỷu tay phải/ trái hoặc cả hai, cơn đau có thể tăng lên khi vận động, cầm nắm hoặc nâng vật nặng.
  • Có cảm giác ngứa ran lan đến cả khu vực ngón tay.
  • Sưng và nóng tại khớp khuỷu.
  • Cứng khớp.
  • Khả năng vận động bị hạn chế, khó duỗi thẳng hoặc gập khuỷu tay.
  • Có âm thanh lạo xạo hoặc lục cục khi cử động khuỷu tay.

4. Ai dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm, đau khớp khuỷu tay?

Viêm và đau khớp khuỷu tay có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn bao gồm:

  • Người cao tuổi, do quá trình lão hóa khiến sụn khớp bị thoái hóa, làm tăng nguy cơ viêm và đau khớp.
  • Vận động viên thể thao, đặc biệt những người chơi golf, tennis, bóng chày, cầu lông.
  • Những người làm việc chân tay, chẳng hạn như đầu bếp, thợ mộc, thợ sơn, thợ sửa ống nước,…
viêm khớp khuỷu tay
Vận động viên thể thao hoặc những người lao động chân tay có nguy cơ bị viêm khớp khuỷu tay.

5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm, đau khớp khuỷu tay

Bên cạnh việc dựa vào các dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán đau ở khớp khuỷu tay, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang: Phương pháp này giúp phát hiện các tổn thương xương, thoái hóa khớp, gai xương hoặc gãy xương tại khuỷu tay. 
  • Chụp cắt lớp vi tính CT và chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cắt lớp vi tính sẽ cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về xương so với X-quang, trong khi MRI giúp đánh giá rõ tình trạng của sụn khớp, dây chằng, gân và cơ. 
  • Siêu âm khớp: Đây là phương pháp ít tốn kém, giúp phát hiện tình trạng viêm màng hoạt dịch, tràn dịch khớp, đứt gân hoặc tổn thương mô mềm xung quanh khuỷu tay. 
  • Điện cơ đồ (EMG): Xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng của dây thần kinh và cơ bắp quanh khuỷu tay. 

6. Cách điều trị đau, viêm khớp khuỷu tay hiệu quả

Dưới đây là các cách điều trị viêm khuỷu tay, đau khớp khuỷu tay mà bạn nên biết:

6.1 Cách chữa đau khớp khuỷu tay tại nhà

Thông thường, khi mới bắt đầu điều trị, các chuyên gia sẽ đề nghị một số biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản cho người bệnh, bao gồm:

  • Hạn chế hoạt động tay để tránh tạo thêm áp lực đè nặng lên bộ phận tổn thương. Đồng thời, bạn cũng sẽ cần giảm bớt cường độ tập luyện thể dục.
  • Sử dụng thuốc giảm đau (paracetamol, aspirin, ibuprofen…) xoa dịu cơn đau nhức do viêm khớp ở khuỷu tay gây ra. Lưu ý, việc sử dụng thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Giảm đau bằng phương pháp chườm nóng, lạnh hoặc một số bài tập vật lý trị liệu đơn giản.
  • Đeo nẹp khuỷu tay nhằm giảm bớt áp lực tại đây, đồng thời nhẹ nhàng hỗ trợ bộ phận này hoạt động.
bài tập viêm khớp khuỷu tay
Ngoài hạn chế vận động, chườm nóng, lạnh, bạn có thể thực hiện bài tập vật lý trị liệu theo chuyên gia để khắc phục viêm, đau khuỷu tay.

6.2 Tiêm corticosteroid

Tiêm corticosteroid là một phương pháp điều trị giúp giảm viêm và đau khớp khuỷu tay. Thuốc được tiêm trực tiếp vào khớp khuỷu tay, giúp giảm sưng viêm và cải thiện tầm vận động. Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp đau kéo dài, không đáp ứng tốt với thuốc uống hoặc vật lý trị liệu. Tuy nhiên, việc tiêm corticosteroid cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc tiêm khớp là gì? Có gây hại gì khi sử dụng không?

Thuốc tiêm khớp có tác dụng giảm đau nhanh cho những người bệnh xương khớp. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro nếu sử dụng không đúng cách.  1. Thuốc tiêm khớp là gì? Thuốc tiêm khớp là phương pháp khắc phục tình trạng đau, viêm khớp…

6.3 Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp hiếm khi được sử dụng. Tuy nhiên, đối với những tình trạng bệnh phát triển nghiêm trọng, bạn có thể sẽ cần đến những lựa chọn phẫu thuật để thuyên giảm triệu chứng viêm khớp, chẳng hạn như:

  • Loại bỏ mô khớp tổn thương bằng phương pháp mổ nội soi.
  • Chèn thêm gân hoặc dải mô liên kết vào giữa hai đầu đoạn xương trong khớp.
  • Thay khớp, chủ yếu dành cho trường hợp tổn thương nghiêm trọng.

6.4 Trị liệu thần kinh cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) đã được chứng minh là phương pháp điều trị hiệu quả và triệt để cho hàng loạt vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ xương khớp cấp và mãn tính, bao gồm cả viêm khớp ở khuỷu tay.

Nguyên lý hoạt động của liệu pháp này xoay quanh việc nắn chỉnh lại những cấu trúc bị sai lệch, từ đó kích thích cơ thể tự chữa lành thương tổn, đồng thời trị tận gốc cơn đau khớp khuỷu tay một cách an toàn mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật.

Một trong những yếu tố góp phần cải thiện kết quả điều trị của một người là lựa chọn nơi tiếp nhận uy tín. Hầu hết người bị đau khớp khuỷu tay do viêm ở Việt Nam đều tin tưởng điều trị tại Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống.

Khi điều trị tại ACC, bệnh nhân sẽ được đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm kiểm tra thể trạng hiện tại cũng như mức độ và tình trạng bệnh. Từ những kết quả đánh giá này, bác sĩ ở ACC sẽ đề xuất phác đồ điều trị phù hợp riêng cho mỗi người với mục tiêu nâng cao hiệu quả chữa trị tốt nhất có thể.

điều trị đau khớp khuỷu tay tại acc
Bác sĩ ACC đang thăm khám và kiểm tra tình trạng đau khuỷu tay của người bệnh.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kết hợp liệu trình điều trị với chương trình tập vật lý trị liệuphục hồi chức năng cùng các trang thiết bị, máy móc tân tiến, nổi bật nhất là sóng xung kích Shockwavetia laser cấp IV có khả năng tác động sâu vào khuỷu tay, từ đó thúc đẩy cơ chế tự làm lành thương tổn ở mô sụn diễn ra nhanh chóng.

ứng dụng tia laser thế hệ iv trong điều trị đau khớp khuỷu tay
Tia laser cấp IV tác động sâu vào khuỷu tay, thúc đẩy cơ chế tự làm lành thương tổn ở mô sụn.

Mặt khác, đối với một số trường hợp viêm sưng khớp đã gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của khớp khuỷu tay, ngoài việc giúp bệnh nhân giảm đau, điều trị tận gốc cơn đau, bác sĩ tại ACC sẽ chỉ định những bài tập phục hồi chức năng được thiết kế chuyên biệt quanh khu vực này, giúp tăng cường sức khỏe mô cơ, góp phần khôi phục khả năng vận động.

> Đừng để cơn đau khuỷu tay ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn! Đặt lịch hẹn ACC ngay hôm nay để được bác sĩ thăm khám, tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả!

7. Biện pháp phòng ngừa tình trạng đau, viêm khớp khuỷu tay

Để giảm nguy cơ mắc viêm và đau khớp khuỷu tay, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau nhằm bảo vệ khớp và duy trì sức khỏe xương khớp:

  • Luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ bắp, duy trì sự linh hoạt của khớp khuỷu tay.
  • Giữ tư thế đúng khi làm việc, đặc biệt với những người làm việc văn phòng, thợ mộc, đầu bếp hoặc vận động viên thể thao.
  • Sử dụng bảo vệ khớp như băng khuỷu tay, dụng cụ hỗ trợ khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc lao động nặng.
  • Hạn chế các động tác lặp lại liên tục có thể gây áp lực lớn lên khuỷu tay như nâng tạ, đánh tennis hoặc sử dụng chuột máy tính quá lâu.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, omega-3 để giúp xương và khớp chắc khỏe.
  • Tránh mang vác vật nặng sai tư thế để giảm áp lực lên khớp khuỷu tay.
  • Thực hiện các bài tập giãn cơ, khởi động kỹ trước khi chơi thể thao để hạn chế nguy cơ chấn thương.
cải thiện viêm khớp khuỷu tay
Tăng cường tập luyện thể dục, khởi động kỹ trước khi chơi thể thao để ngăn ngừa tình trạng đau, viêm khớp khuỷu tay.

Viêm, đau khớp khuỷu tay có thể trở nặng và khiến người bệnh mất khả năng vận động nếu không được chữa trị kịp thời hay đúng cách. Vì vậy, khi gặp phải những biểu hiện như khuỷu tay đau nhức bất thường hay ngón tay tê yếu, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, giúp bạn giải quyết tận gốc nguyên nhân cốt lõi và tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

>>> Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đau, viêm khớp khuỷu tay có nguy hiểm không?

Hầu hết trường hợp, viêm và đau khớp ở khuỷu tay nhẹ không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể áp dụng các cách chữa đau khớp khuỷu tay tại nhà. Tuy nhiên, viêm hoặc sưng khớp có khả năng tạo áp lực đè nặng lên các dây thần kinh xung quanh, khiến tình trạng đau nhức và ngứa ran lan đến cả khu vực ngón tay. Từ đó, khả năng cầm nắm cũng như những sinh hoạt thường ngày sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ, gây suy giảm chất lượng cuộc sống đáng kể.

Mặt khác, đôi khi viêm khớp khuỷu tay còn có nguy cơ dẫn đến khớp biến dạng. Nếu kéo dài, tình trạng trên không chỉ gây cản trở hoạt động của tay mà còn kéo theo hiện tượng teo cơ, nặng hơn là bại liệt, tàn phế.

Đau, viêm khớp khuỷu tay: Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Đau nhức dữ dội ở khuỷu tay, kèm theo sưng đỏ và bầm tím.
  • Mất khả năng cử động cánh tay hoặc cảm thấy đau nhói khi di chuyển.
  • Khớp có dấu hiệu biến dạng.
  • Sốt cao kéo dài, không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp hạ sốt.

Đau khuỷu tay có tự hết không?

Hầu hết các trường hợp đau khuỷu tay sẽ tự khỏi hoặc điều trị đúng phương pháp. Bạn nên đến khám bác sĩ nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường như cơn đau không thuyên giảm sau 2 tuần uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi khuỷu tay; bị ngứa ran, tê hoặc yếu ở cánh tay/ bàn tay.

chấn thương dây chằng khuỷu tay
Đau khuỷu tay nhẹ sẽ tự khỏi nếu áp dụng đúng cách chữa trị tại nhà.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục