Chấn thương dây chằng chéo trước gây lỏng khớp gối có thể để lại di chứng tàn phế vĩnh viễn nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, đâu là giải pháp điều trị tốt nhất cho tình trạng này luôn là vấn đề được người bệnh quan tâm hàng đầu.
Dây chằng chéo trước là bộ phận thiết yếu ở đầu gối, chịu trách nhiệm cố định khớp gối bằng cách gắn kết chắc chắn các đoạn xương chày, xương bánh chè và xương đùi tại đây.
Nếu dải mô mềm này gặp chấn thương gây ảnh hưởng đến chức năng vốn có, sự liên kết ở đầu gối sẽ mất đi, dẫn đến tình trạng khớp gối lỏng lẻo mỗi khi chân hoạt động. Hiện tượng này gọi là lỏng khớp gối.
Như vậy, một người có thể bị lỏng khớp gối bởi:
Chấn thương vật lý: Tình trạng té ngã do tai nạn xe cộ hay chấn thương thể thao đều có khả năng tác động trực tiếp đến đầu gối, từ đó gây tổn thương dây chằng chéo trước.
Viêm xương khớp (thoái hóa) đầu gối: Chấn thương dây chằng chéo trước cũng là một trong những hệ lụy thường thấy của thoái hóa khớp gối. Do đó, lúc này hầu hết người bệnh đều có cảm giác khớp gối lỏng lẻo ở mỗi bước đi.
Tìm hiểu thêm về viêm khớp gối: XEM TẠI ĐÂY
Lối sinh hoạt không lành mạnh: Những thói quen xấu như rèn luyện thể chất quá sức, thường xuyên khuân vác vật nặng, thói quen hút thuốc lá hoặc uống nhiều bia, rượu… đều có khả năng gây thêm áp lực lên cấu tạo đầu gối, bao gồm cả dây chằng. Tình trạng này kéo dài sẽ trở thành lỏng khớp gối.
Khớp gối lỏng lẻo lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến khả năng đi lại của một người mà còn có nhiều rủi ro để lại di chứng tàn tật như teo cơ, liệt vĩnh viễn… Do đó, chữa lỏng khớp gối hiệu quả ngay từ đầu là điều cần thiết.
Vậy, làm sao để nhận biết một người bị lỏng khớp gối? Đâu là phương pháp điều trị tốt nhất cho vấn đề này? Mời bạn cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau.
1. Triệu chứng lỏng khớp gối bao gồm những gì?
Để kịp thời điều trị lỏng khớp gối, việc đầu tiên bạn cần làm là sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh. Phần lớn trường hợp, hiện tượng khớp gối lỏng lẻo có khả năng dẫn đến một loạt biểu hiện rõ ràng như:
- Cảm giác đau nhức khó chịu ở đầu gối
- Sưng khớp gối trong vòng vài giờ đầu tiên sau khi chấn thương xảy ra
- Suy giảm khả năng vận động do lực chân yếu đi đáng kể
- Phạm vi chuyển động của đầu gối bị giới hạn
- Trật khớp gối có nhiều rủi ro phát sinh khi người bệnh đi nhanh hoặc đi lại trên địa hình gồ ghề, có nhiều vật cản
- Cơ thể khó trụ vững với chân có khớp gối lỏng lẻo
Ngoài ra, những người ít vận động thể chất như dân văn phòng còn sớm bắt gặp triệu chứng teo cơ hoặc biến dạng khớp gối rõ ràng. Sự hiện diện của chúng cảnh báo tình trạng lỏng khớp gối đang bắt đầu tiến triển nghiêm trọng.
2. Đâu là cách trị khớp gối lỏng lẻo an toàn và hiệu quả?
Người bị chấn thương dây chằng chéo trước dẫn đến lỏng khớp gối thường tìm đến những phương pháp dưới đây để chữa trị, bao gồm:
Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm
“Bị đau thì uống thuốc” là quan niệm phổ biến của không ít bệnh nhân. Bên cạnh paracetamol thường dùng để đẩy lui cơn đau, người có khớp gối lỏng lẻo còn chọn uống các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) không kê đơn như aspirin, ibuprofen… với mục đích ngăn ngừa các phản ứng viêm xảy ra, giảm bớt cảm giác khó chịu.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm theo đúng chỉ dẫn từ các chuyên gia. Việc uống sai liều lượng hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc có nguy cơ cao gây suy giảm chức năng thận, gan và thậm chí là góp phần hình thành vết loét trên thành dạ dày.
Mặt khác, thực tế các loại thuốc trên chỉ đem lại hiệu quả xoa dịu tình trạng đau nhức tạm thời chứ không tác động trực tiếp đến nguyên nhân gốc rễ gây đau là khớp gối bị lỏng và chấn thương dây chằng. Vì vậy, để điều trị triệt để vấn đề sức khỏe này, người bệnh cần lựa chọn giải pháp đặc hiệu hơn.
Viêm khớp gối gây ra những cơn đau nhức và sưng tấy vô cùng khó chịu. Để khắc phục, nhiều người bệnh đã tự ý dùng thuốc trị viêm khớp. Tuy nhiên theo các bác sĩ, việc này có thể gây nhiều hệ lụy khôn lường cho người bệnh. 1.…
Mổ dây chằng chéo trước liệu có thật sự cần thiết?
Đối với trường hợp khớp gối lỏng lẻo, phẫu thuật dây chằng chéo trước được áp dụng với ba mục đích chính gồm:
- Chữa lành thương tổn ở dải mô liên kết
- Ổn định lại cấu trúc khớp gối nếu cần thiết, đặc biệt nếu xương đùi và xương chày có xu hướng lệch khỏi vị trí cấu tạo sinh lý do dây chằng mất khả năng gắn kết
- Điều trị các biến chứng liên quan đến rễ thần kinh hoặc mạch máu (nếu có)
Theo thống kê, tỷ lệ thành công trong việc điều trị lỏng khớp gối bằng phẫu thuật tương đối cao. Mặc dù vậy, rủi ro tiềm ẩn của thủ thuật y tế này cũng nhiều không kém. Chúng có thể kể đến như:
- Các cơn đau nhức ở đầu gối vẫn có thể tái phát kể cả khi phẫu thuật thành công. Nguyên nhân thường đến từ vấn đề tổn thương dây thần kinh trong lúc phẫu thuật.
- Bác sĩ phẫu thuật vô tình gây tổn thương mạch máu xung quanh, dẫn đến xuất huyết nội, tắc nghẽn mao mạch hoặc hình thành huyết khối.
- Nhiễm trùng vết thương sau khi mổ.
- Khớp gối cứng và yếu hơn lúc trước. Đồng thời, phạm vi chuyển động cũng thu hẹp lại.
- Trong trường hợp ghép dây chằng, thải ghép là rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra
Do đó, giải pháp mổ dây chằng chéo trước chủ yếu chỉ tiến hành khi tình trạng chấn thương phát triển nghiêm trọng (dây chằng đứt hoàn toàn, các đoạn xương đầu gối lệch khỏi vị trí ban đầu gây tổn thương mao mạch…) hoặc bệnh nhân không đáp ứng tốt với những phương pháp điều trị trước đó.
Điều trị lỏng khớp gối không dùng thuốc hoặc phẫu thuật có khả thi không?
Ngày nay, với nền y học và công nghệ phát triển vượt bậc, chữa khớp gối lỏng lẻo không cần thuốc hay phẫu thuật hướng điều trị lý tưởng. Ở Việt Nam, Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống hiện đang là đơn vị chuyên khoa hàng đầu trong việc triển khai và áp dụng liệu pháp chữa bệnh cơ xương khớp – cột sống theo cách này.
Đối với trường hợp lỏng khớp gối, các bác sĩ tại phòng khám ACC sẽ đề xuất liệu trình điều trị bao gồm những phương pháp như sau:
Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic)
Mục đích của liệu pháp này là ổn định lại cấu trúc đầu gối bằng cách điều chỉnh, sắp xếp những phần xương, khớp bị sai lệch tại đây về đúng vị trí ban đầu. Thông qua đó, Trị liệu Thần kinh Cột sống có thể giúp:
- Loại bỏ áp lực đè nặng lên dây thần kinh gần khớp gối
- Kích hoạt cơ chế tự chữa lành tổn thương ở dây chằng chéo trước
Nhờ vậy, hiện tượng lỏng khớp gối sẽ được khắc phục triệt để, đồng thời chấm dứt tình trạng đau nhức ở bộ phận này mà không cần đến phẫu thuật hay thuốc giảm đau.
Mặt khác, bệnh nhân cần lưu ý rằng, chữa đau do khớp gối lỏng lẻo bằng liệu pháp trên chỉ hữu hiệu khi người thực hiện thao tác nắn chỉnh là các bác sĩ được đào tạo chính quy từ 6 – 8 năm về Thần kinh Cột sống. Khác với những chuyên viên thông thường, họ biết cách xác định đúng vị trí cần nắn chỉnh, đồng thời kiểm soát tốt lực tay sao cho phù hợp và an toàn nhất.
Tuy nhiên, điều kiện này lại là thử thách lớn của hầu hết trung tâm y tế đang áp dụng Trị liệu Thần kinh Cột sống vào thực tiễn. Vì lĩnh vực Thần kinh Cột sống vẫn còn rất mới ở Việt Nam nên không phải cơ sở nào cũng có chuyên gia được đào bài bản về Chiropractic.
Theo thống kê, mỗi ngày trên khắp nước Mỹ có khoảng một triệu ca nắn chỉnh cột sống được thực hiện. Phương pháp này được gọi là Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) - chuyên ngành chăm sóc sức khỏe lớn thứ ba tại Mỹ, sau ngành y khoa…
Khác với những đơn vị này, nhờ sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống 100% đào tạo chính quy đến từ các quốc gia phát triển (Hoa Kỳ, New Zealand, Hàn Quốc…), phòng khám ACC tự hào đã thành công trong việc chữa đau cho hàng chục nghìn người Việt gặp vấn đề với khớp gối và dây chằng.
Trị liệu laser cường độ cao thế hệ IV và sóng xung kích Shockwave
Bên cạnh đó, để giúp người bệnh sớm tìm lại niềm vui cuộc sống, bác sĩ ACC có thể chỉ định bệnh nhân tiếp tục trị liệu với sóng xung kích Shockwave và tia laser cường độ cao thế hệ IV. Cả hai phương pháp này đều có khả năng tác động sâu vào khu vực tổn thương ở dây chằng chéo trước.
Lúc này, dưới tác dụng của sóng âm mang năng lượng cao cũng như tia laser có bước sóng rộng, quá trình tái tạo tế bào tại dải mô mềm bị chấn thương sẽ được kích hoạt. Như vậy, tế bào cũ bị tổn thương sẽ sớm được thay thế bằng hàng loạt tế bào mới với chức năng tương tự. Từ đó, dây chằng chéo trước có thể phục hồi chức năng thuận lợi.
Ngoài ra, chương trình phục hồi chức năng dây chằng và khớp gối ở phòng khám ACC còn bao gồm tập vật lý trị liệu. Các chuyên viên tại đây sẽ hướng dẫn bệnh nhân tập một số động tác phù hợp nhằm rút ngắn thời gian cần thiết để hồi phục, đồng thời hạn chế nguy cơ chấn thương tái phát.
Ngày nay, các bài tập chữa đau khớp gối có thể thực hiện tại nhà đang được nhiều người quan tâm với mong muốn khắc phục tình trạng đau nhức ở đầu gối nhanh chóng mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, để điều trị đau khớp gối tận gốc,…
Nhìn chung, có thể thấy sử dụng thuốc giảm đau hay phẫu thuật không còn là giải pháp hữu hiệu cho hiện tượng lỏng khớp gối. Vì vậy, bệnh nhân nên cân nhắc về một hướng điều trị hiệu quả và an toàn hơn, chẳng hạn như Trị liệu Thần kinh Cột sống tại phòng khám ACC.