Đau nhức cánh tay trái, phải cảnh báo bệnh gì?

bác sĩ Aubrey C.Gail
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Aubrey C. Gail
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Đau nhức cánh tay phải hay trái đều gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Không chỉ vậy, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, nếu chủ quan không thăm khám, chữa trị kịp thời sẽ khiến tình trạng này tiến triển nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy cánh tay bị đau nhức là bệnh gì và cách chữa trị như thế nào?

1. Nhận biết triệu chứng đau nhức cánh tay

Những cảm giác đau và căng cứng cơ, khớp ở bất kỳ vị trí nào trên cánh tay, ví dụ như vai, khớp khuỷu hay cổ tay,… đều được gọi chung là đau nhức cánh tay. Các triệu chứng đi kèm khác gồm:

  • Cánh tay sưng đỏ, bầm và có xu hướng cứng đơ.
  • Hạch bạch huyết dưới tay sưng lên.
Đau, nhức mỏi cánh tay phải hay trái đều gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngàyđau nhức cánh tay phải, trái là bệnh gì

Thực tế, biểu hiện đau nhức cánh tay ở mỗi người không giống nhau. Chúng có thể đột ngột phát sinh rồi biến mất hoặc trở nên nghiêm trọng theo thời gian, tùy thuộc vào tác nhân gây nên.

Nếu cánh tay bị đau nhức do va chạm nhẹ, vận động quá mức có thể không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu cơn đau nhức tay trái hay phải xuất hiện đột ngột và không rõ nguyên nhân thì rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Tốt nhất người bệnh nên thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân và có cách chữa đau nhức cánh tay phù hợp.

2. Đau nhức cánh tay phải, trái cảnh báo bệnh gì?

Đau, nhức mỏi cánh tay phải hoặc trái có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:

2.1. Dây thần kinh bị chèn ép nặng nề

Hội chứng chèn ép dây thần kinh đề cập đến tình trạng một hoặc nhiều dây thần kinh xung quanh cơ, gân, sụn, xương ở cánh tay bị đè nén, dẫn đến một loạt triệu chứng khó chịu gồm:

  • Nhức mỏi
  • Tê ngứa cánh tay
  • Yếu cơ

Nguyên nhân chèn ép dây thần kinh chủ yếu đến từ những sai lệch trong cấu trúc cơ xương khớp, cột sống cụ thể hơn là những vấn đề trật khớp, sai lệch khớp đốt sống, căng cơ, bong gân, rạn xương, hội chứng ống cổ tay,…

> Bài viết tham khảo: Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh và cách nhận biết

2.2. Chấn thương chóp xoay vai

Chóp xoay vai (rotator cuff) là một nhóm cơ đảm nhiệm vai trò cố định xương cánh tay ở khớp vai, đồng thời hỗ trợ cánh tay và vai hoạt động thuận lợi.

Lạm dụng chức năng khớp vai quá nhiều hoặc chuyển động vai sai cách sẽ gây tổn thương cho chóp xoay vai (căng, rách cơ…) và những bộ phận khác tại đây, từ đó kéo theo các cơn đau âm ỉ xuất hiện. Đồng thời, lực cánh tay cũng sẽ có dấu hiệu suy yếu rõ rệt.

đau nhức cánh tay do chấn thương chóp xoay vai
Chấn thương chóp vai cũng là nguyên nhân gây đau nhức ở cánh tay

2.3. Gãy xương

Tình trạng va chạm mạnh do tai nạn hoặc chấn thương thể thao có nguy cơ làm gãy xương cánh tay. Lúc này, ngoài cảm giác đau nhức dữ dội, người bệnh còn có những biểu hiện đặc trưng như:

  • Cánh tay sưng đỏ
  • Dấu hiệu bầm tím xuất hiện ngay tại vị trí xương gãy
  • Khu vực gãy xương có thể biến dạng
  • Mất khả năng cử động cánh tay

Một số bệnh nhân còn cho biết họ thậm chí có thể nghe thấy âm thanh xương gãy.

2.4. Viêm khớp dạng thấp

Là một dạng bệnh tự miễn ảnh hưởng đến toàn bộ khớp trên cơ thể, bao gồm cả khớp ở cánh tay.

Các triệu chứng thường gặp là:

2.5. Vấn đề về tim mạch

Đau thắt ngực, đau tim là cũng là các nguyên nhân gây đau nhức cánh tay phải hay trái. Tình trạng này xảy ra khi tim không nhận đủ oxy do lưu lượng máu không thể đến được cơ quan này.

Khi bị đau thắt ngực, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức như có áp lực đè nén không chỉ phát sinh ở ngực, cổ và lưng mà còn lan đến vai và cánh tay. Các triệu chứng khác có thể bao gồm tức ngực, buồn nôn, khó thở, chóng mặt. Đây là các trường hợp nguy hiểm cần sớm được cấp cứu.

2.6. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ không chỉ gây đau nhức khó chịu ở vùng cổ mà còn có thể lan ra vai và cánh tay; đi kèm các dấu hiệu tê, yếu cơ và ngứa ran.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do chấn thương, làm việc hay vận động sai tư thế, lão hóa theo tuổi tác, mắc các bệnh lý bẩm sinh như gù vẹo hay thoái hóa cột sống,…

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể gây đau lan ra cánh tay
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể gây đau lan ra cánh tay

3. Cách chữa đau nhức cánh tay hiệu quả, không cần phẫu thuật

Ngoại trừ trường hợp đau nhức cánh tay do bệnh tim cần được cấp cứu ngay lập tức, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị không xâm lấn nhằm thuyên giảm cơn đau trước khi đến gặp bác sĩ. Các giải pháp có thể gồm:

3.1. Phương pháp sơ cứu RICE

Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, sơ cứu đúng cách có thể góp phần cải thiện hiệu quả điều trị chấn thương. Trong đó, RICE được xem là lựa chọn hàng đầu với bốn bước đơn giản như sau:

  • Nghỉ ngơi và thả lỏng cánh tay bị đau nhức, hạn chế hoạt động nhiều nhất có thể.
  • Chườm đá lên vùng tổn thương là cách giảm đau nhức cánh tay cũng như tình trạng sưng tấy.
  • Băng bó giúp cố định cánh tay bị đau, đồng thời hỗ trợ giảm sưng và hạn chế cử động cánh tay.
  • Nâng cánh tay đau nhức cao hơn tim nhằm tăng lưu thông máu, giúp giảm đau cũng như sưng viêm.
cách giảm đau nhức cánh tay bằng phương pháp rice
Cánh tay bị đau nhức có thể thuyên giảm nếu sơ cứu đúng cách

3.2. Uống thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau thông dụng như paracetamol, aspirin hay ibuprofen,… có thể giúp đẩy lùi triệu chứng đau nhức cánh tay. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý rằng hiệu quả của thuốc chỉ mang tính tạm thời. Điều này đồng nghĩa với việc tình trạng đau nhức hoàn toàn có khả năng tái phát bất kỳ lúc nào.

Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh không nên phụ thuộc vào thuốc quá nhiều và cần lưu ý uống thuốc đúng liều lượng như chỉ dẫn chuyên khoa. Việc kéo dài thời gian sử dụng thuốc giảm đau hoặc dùng sai liều có nguy cơ gây tổn hại đến dạ dày, gan và thận, từ đó để lại nhiều hệ lụy phức tạp.

Các loại thuốc đau nhức xương khớp và tác hại khôn lường

Uống thuốc đau nhức xương khớp bị tác dụng phụ là tình trạng khá phổ biến, nếu lạm dụng trong thời gian dài còn dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Nhiều bệnh nhân đi khám ở phòng khám ACC chia sẻ, cứ thấy đau nhức xương…

3.3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bảo tồn giúp giảm đau hữu hiệu, đồng thời thúc đẩy quá trình khôi phục chức năng của cơ thể.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp vật lý trị liệu như các bài tập vận động hồi phục chức năng, sóng xung kích trị liệu, trị liệu bằng nhiệt hay nước, ánh sáng… Để đạt hiệu quả phục hồi tốt, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hay chuyên viên. Tránh tự ý tập luyện tại nhà theo liệu trình vật lý trị liệu của người khác vì có thể gây tổn thương cho hệ xương khớp hoặc khiến tình trạng đau nhức cánh tay trở nên nghiêm trọng hơn.

3.4. Trị liệu thần kinh cột sống

Ngày nay, với nền y học và công nghệ phát triển vượt bậc, việc chữa đau không dùng thuốc hay phẫu thuật đối với những vấn đề liên quan đến cơ xương khớp là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, hướng điều trị an toàn, hiệu quả này chỉ mới phổ biến ở những quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, Canada,…

Ở Việt Nam, Phòng khám ACC là một trong số ít đơn vị chuyên khoa trong lĩnh vực này được nhiều bệnh nhân tin tưởng.

Nhằm nâng cao hiệu quả chữa trị, các bác sĩ ACC sẽ xây dựng phác đồ điều trị cho từng trường hợp, dựa trên thể trạng của người bệnh, mức độ nghiêm trọng của cơn đau cũng như nguyên nhân gây nên, ví dụ như:

Cánh tay bị đau nhức do sai lệch trong cấu trúc xương khớp và chèn ép dây thần kinh

Nếu nguyên nhân đau nhức cánh tay xuất phát từ tình trạng thoái hóa khớp, trật khớp, hội chứng ống cổ tay,… Trị liệu Thần kinh Cột sống sẽ là giải pháp tối ưu nhất cho trường hợp này.

Các bác sĩ ở phòng khám ACC sẽ trực tiếp dùng tay với lực vừa phải để đưa những cấu trúc xương, khớp bị sai lệch về đúng vị trí, từ đó giải phóng lực chèn ép lên dây thần kinh gây đau.

Bên cạnh đó, thao tác nắn chỉnh bằng tay còn đồng thời kích hoạt cơ chế tự chữa lành tổn thương của cơ thể. Nhờ vậy, các cơn đau khó tả ở cánh tay có thể thuyên giảm dần dần và biến mất mà không cần đến sự can thiệp của thuốc giảm đau hay phẫu thuật.

 cách chữa đau nhức cánh tay
Trị liệu Thần kinh Cột sống là phương pháp điều trị bảo tồn giúp chữa lành cơn đau nhức ở cánh tay và nhiều bệnh lý cơ xương khớp

Tuy nhiên, chỉ hữu hiệu khi người thực hiện là các chuyên gia được đào tạo bài bản về lĩnh vực này. Đây cũng là ưu điểm vượt trội của phòng khám ACC so với những cơ sở khác đang triển khai hướng điều trị này, nhờ vào việc sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống 100% đến từ các nước như Hoa Kỳ, New Zealand, Canada,…

Nhức mỏi cánh tay phải hoặc trái do tổn thương cơ hoặc dây chằng

Đối với trường hợp căng cơ hoặc chấn thương dây chằng gây đau cánh tay, bác sĩ ACC sẽ chỉ định điều trị bằng các liệu pháp Vật lý trị liệu phù hợp, chẳng hạn như:

Trị liệu tia laser cường độ cao thế hệ IV và sóng xung kích Shockwave: Có tác dụng kích thích tái tạo tế bào mới, từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành chấn thương ở mô mềm.

Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu: Không chỉ hỗ trợ giảm đau nhức cơ mà còn góp phần tăng cường lưu lượng máu và hệ miễn dịch, đồng thời giúp giải tỏa căng thẳng, mỏi mệt.

Thêm vào đó, để giúp chức năng của cánh tay bị đau sớm phục hồi, các chuyên viên ở phòng khám ACC còn hướng dẫn người bệnh luyện tập một số bài tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng đơn giản. Nhờ đó, bệnh nhân có thể sớm tìm lại niềm vui cuộc sống.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng: Khi nào cần áp dụng?

Ngày nay, vật lý trị liệu phục hồi chức năng được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý nhờ tính an toàn và hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, rất ít ai hiểu rõ vật lý trị liệu, phục hồi chức năng là gì và khi nào…

Đau nhức cánh tay có thể là hệ quả của nhiều vấn đề khác nhau. Đối với trường hợp đau do chấn thương cơ xương khớp, phòng khám ACC có thể đem lại những giải pháp điều trị an toàn và hữu hiệu cho người bệnh, giúp họ mau chóng trở về cuộc sống thường ngày.

Có thể bạn quan tâm:
> Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì?
> Đau bả vai trái lan xuống cánh tay có nguy hiểm không?
> Hội chứng cổ vai cánh tay ảnh hưởng gì đến cuộc sống?
> Tê nhức mỏi tay chân: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục