Mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai: Làm sao để giảm đau?

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Erik W. Waardenburg
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Đau xương chậu khi mang thai là vấn đề không ít mẹ bầu gặp phải, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ nếu không có cách cải thiện kịp thời. Vậy vì sao thai phụ dễ bị đau xương chậu và đâu là cách khắc phục tình trạng này hiệu quả?

1. Lý do khiến mẹ bầu thường bị đau xương chậu khi mang thai

Theo một thống kê của Bệnh viện Từ Dũ, trung bình cứ 5 thai phụ sẽ có 1 người mắc phải tình trạng này. Nguyên nhân do trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sản sinh ra loại hormone tên là relaxin có tác dụng làm giãn các sợi dây chằng vùng chậu. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường ở người mẹ để chuẩn bị cho quá trình sinh con.

Tuy nhiên, hiện tượng này có thể khiến các khớp ở khung xương chậu bị mất ổn định, các chuyển động không được đồng đều. Hơn nữa, thai nhi lớn dần, gây sức ép đến khung xương chậu, từ đó gây ra triệu chứng đau xương chậu, đau thắt lưng trong thai kỳ.

Chị Hà Linh (29 tuổi, TP.HCM) kể lại: “Lúc mang thai được 8 tháng rưỡi, tôi bị đau vùng chậu dữ dội. Sau khi đi khám, bác sĩ kiểm tra và và kết luận thai nhi có kích thước quá lớn đã tạo sức ép lên khung xương chậu. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến tôi bị đau xương chậu dữ dội khi mang thai”.

> Xem thêm: Bí quyết giảm đau lưng hiệu quả cho phụ nữ sau sinh

2. Các dấu hiệu khi mẹ bầu bị đau xương chậu

Khi bị đau xương mông, xương chậu trong thai kỳ, mẹ có thể cảm thấy: 

  • Đau nhức, khó chịu ở phần xương mu ở phía trước và xương cùng cụt phía sau.
  • Cơn đau lan đến một hoặc hai bên thắt lưng.
  • Đau nhức ở khu vực đáy chậu (giữa âm đạo và hậu môn).
  • Cảm thấy khó chịu ở phần đùi.

Cơn đau và tình trạng khó chịu có thể tăng lên khi mẹ leo lên hoặc đi xuống cầu thang, trở mình khi nằm trên giường hoặc ghế, đi bộ lâu hoặc đi trên mặt đất gồ ghề,…

3. Đau xương chậu khi mang thai có gây nguy hiểm gì không?

Một số thai phụ bị đau xương chậu chia sẻ về cảm giác khó chịu khi bị cơn đau xương chậu hành hạ, cơn đau mỏi khiến họ muốn đứng lên đi tới đi lui song cơn đau khiến họ không thể đứng vững.

Theo Th.S BS Lê Võ Minh Hương (Bệnh viện Từ Dũ), mặc dù triệu chứng đau xương chậu không gây nguy hiểm gì đến thai nhi, tuy nhiên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến người mẹ.

bị đau xương chậu khi mang thai
Đau xương chậu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của mẹ bầu

Thông thường, mức độ đau vùng chậu ở mỗi bà bầu sẽ khác nhau, từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Tuy vậy, mẹ bầu hãy yên tâm vì triệu chứng này hoàn toàn có thể chữa khỏi. Cần lưu ý rằng chứng đau xương chậu ở thai phụ càng điều trị sớm, hiệu quả điều trị càng cao.

4. Khi nào mẹ bầu bị đau xương chậu cần thăm khám bác sĩ?

Nếu cơn đau xương chậu dai dẳng và ngày càng nghiêm trọng hơn hoặc kèm theo các dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu nên đi thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt: 

  • Đau bụng từng cơn. 
  • Xuất hiện khí hư ở âm đạo, có màu hồng hoặc nâu,…

5. Một số mẹo giúp cải thiện chứng đau xương chậu cho thai phụ

Tình trạng đau xương chậu hoàn toàn có thể được cải thiện khi mẹ bầu thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Thường xuyên thay đổi tư thế: Đảm bảo rằng mẹ bầu không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu. Hãy đứng lên và đi lại mỗi 30 phút để giảm áp lực lên vùng xương chậu.
  • Dồn lực đều ở cả hai chân: Khi đứng, hãy phân bố trọng lượng đều lên cả hai chân, tránh đặt áp lực quá nhiều lên một chân.
  • Hoạt động nhẹ nhàng: Các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga cho bà bầu có thể giúp cải thiện tình trạng đau xương chậu.
đau xương chậu khi mang thai
Tập yoga giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau vùng xương chậu

>> Xem thêm: 5 bài tập yoga giúp giảm đau vai gáy

  • Ngủ với tư thế thoải mái: Lựa chọn tư thế ngủ thoải mái nhất có thể và sử dụng gối ôm chuyên dụng cho bà bầu để hỗ trợ vùng xương chậu, hạn chế nằm ngửa.
  • Tránh ngồi xổm: Ngồi xổm gây ra áp lực lớn lên vùng xương chậu, bà bầu hãy tránh tư thế này.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Đây là yếu quan trọng để duy trì sức khỏe xương khớp. Để cải thiện cơn đau xương chậu khi mang thai, mẹ bầu hãy ăn đủ chất dinh dưỡng và bổ sung canxi vào bữa ăn hằng ngày.
  • Sử dụng đai hỗ trợ: Mẹ bầu có thể dùng đai hỗ trợ để nâng phần bụng và giảm tình trạng đau xương chậu. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp với tuổi thai, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi và không làm tình trạng đau xương chậu trầm trọng hơn.
  • Massage vị trí bị đau: Mẹ nên thường xuyên massage nhẹ nhàng ở vùng xương chậu bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm ấm lên vị trí này để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Đi giày bệt: Mẹ bầu bị đau xương chậu nên chọn các loại giày bệt để di chuyển dễ dàng hơn.
  • Hạn chế một số hoạt động: Mẹ nên hạn chế đứng bằng một chân hoặc bắt chéo chân, nâng hoặc đẩy vật nặng, khom lưng, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài,…

>> Xem thêm: Mẹ bầu bị đau lưng có nên dùng thuốc giảm đau?

6. Phương pháp điều trị đau xương chậu thích hợp cho bà bầu

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp điều trị đau xương chậu không dùng thuốc, không phẫu thuật, được các chuyên gia đánh giá hoàn toàn lành tính, thích hợp điều trị cho các mẹ bầu.

Đâu là nguyên nhân khiến mẹ bầu thường bị đau xương chậu trong thai kỳ?
Chiropractic là phương pháp điều trị bệnh xương khớp an toàn, thích hợp cho cả bà bầu

Bằng thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ sẽ tác động trực tiếp vào vùng cột sống bị đau của bệnh nhân, đưa đốt sống bị sai lệch trở về vị trí đúng, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, giúp bệnh nhân giảm triệu chứng đau hiệu quả mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.

Với hơn 17 năm hoạt động tại Việt Nam, phòng khám Trị liệu thần kinh cột sống ACC là phòng khám đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép sử dụng liệu trình Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng để điều trị các vấn đề về xương khớp. Cùng với đội ngũ 100% các bác sĩ nước ngoài, ACC đã chữa khỏi bệnh cho hàng ngàn bệnh nhân mắc các vấn đề cơ xương khớp.

Đâu là nguyên nhân khiến mẹ bầu thường bị đau xương chậu trong thai kỳ?
Bác sĩ ACC kiểm tra sự linh hoạt của các khớp xương cho mẹ bầu

Ngoài ra, ACC được trang bị các loại máy móc Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng hiện đại, chuẩn quốc tế như Sóng xung kích Shockwave, Tia laser cường độ cao thế hệ IV, Máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, Trị liệu vận động ATM2, Chương trình Phục hồi chức năng Pneumex PneuBack cho những bệnh nhân mức độ nặng,…

Nhìn chung, đau xương chậu là vấn đề thường gặp ở mẹ bầu vào những tháng cuối thai kỳ và tình trạng này không gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy vậy, cơn đau vùng chậu sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hằng ngày và tâm lý của mẹ bầu nên cần được điều trị sớm.

Cần tư vấn về liệu trình Chiropractic, hãy LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN NGAY với phòng khám ACC!

Bài viết liên quan:

>> Cảnh báo nguy hiểm đau bàn chân và đầu gối khi mang thai

>> Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm hay không?

>> Đau lưng dưới là bệnh gì, chữa trị được không?

Câu hỏi thường gặp

Vì sao mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa?

Mẹ bầu bị đau xương chậu trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ có thể do các nguyên nhân như:

  • Thai nhi đang lớn dần gây áp lực lên vùng xương chậu.
  • Mắc các bệnh lý về xương khớp trước khi mang thai.
  • Đi đứng nhiều.
  • Đi giày cao gót.
  • Bổ sung thiếu Canxi.

Đau xương chậu trong thai kỳ có hại cho thai nhi không?

Đau xương chậu khi mang thai dù khiến mẹ cảm thấy khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt nhưng không gây hại cho thai nhi.

Mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng cuối có sao không?

Thông thường, mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ có thể gặp tình trạng đau xương chậu và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Đau xương chậu có phải sắp sinh không?

Nếu mẹ bầu bị đau xương chậu kèm theo triệu chứng như các cơn co thắt tử cung tăng dần, khó ngủ, dịch âm đạo thay đổi, có sự thay đổi ở vị trí bụng,… thì nhiều khả năng là sắp sinh.

Tình trạng đau xương chậu có cải thiện sau khi sinh không?

Có thể. Tuy nhiên, có khoảng 1/10 phụ nữ vẫn gặp tình trạng đau xương chậu sau sinh.

điều trị đau xương chậu khi mang thai
Nếu tình trạng đau xương chậu vẫn tiếp diễn sau sinh, bạn nên thăm khám bác sĩ để có giải pháp điều trị hiệu quả.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục