Trẻ em rất hay chạy nhảy và vận động nên dễ bị đau do va chạm, đặc biệt là ở khu vực cổ. Tuy nhiên, đau cổ ở trẻ em còn có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân nguy hiểm khác như thoái hóa đốt sống cổ, viêm màng não, ung thư,… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những cơn đau sẽ ngày càng trầm trọng hơn, từ đó khiến bé đối mặt nguy cơ bị suy giảm chức năng vận động ở cổ.
1. Biểu hiện cho thấy trẻ đang bị đau cổ
Khác với những trẻ lớn, khi bị đau cổ hoặc khó chịu thì những trẻ nhỏ rất khó diễn đạt cho bố mẹ hiểu. Do đó, bố mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện bất thường của trẻ như:
- Bé khó chịu khi vận động ở cổ.
- Vùng quanh cổ hơi sưng và trẻ khó chịu khi bố mẹ chạm vào.
- Vùng vai của bé cũng bắt đầu đau nhưng giảm nhẹ khi được bố mẹ xoa bóp, massage.
- Bé thường nghiêng đầu về một bên.
Trong mỗi chúng ta, hầu như ai cũng có lúc bị đau cổ ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, có một số người chỉ gặp cơn đau cổ bên trái, trong khi vùng cổ phía bên phải vẫn bình thường. Triệu chứng đau một bên như vậy dù…
2. Những nguyên nhân gây ra đau cổ ở trẻ em
Căng cơ do dùng thiết bị điện tử lâu: Ngày nay, trẻ em thường dành nhiều thời gian để sử dụng những thiết bị điện tử như laptop, Ipad, di động,… Do các bé tập trung quá lâu vào màn hình thiết bị cũng như có tư thế ngồi không đúng, phần cơ ở cổ rất dễ bị căng và dẫn đến đau. Về lâu dài, không chỉ phần cổ các em có khả năng bị thoái hóa mà những bệnh lý khác liên quan đến mắt và cột sống cũng rất dễ xảy ra.
> Xem ngay: Những nguyên nhân gây căng cơ ở cổ thường gặp
Sưng hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết nằm rải rác ở nhiều nơi trên cơ thể, bao gồm cả phần cổ. Khi hạch bạch huyết ở cổ bị sưng, lúc này bé sẽ cảm thấy xuất hiện những cơn co thắt và đau ở cổ. Mặc dù sưng hạch bạch huyết rất thường gặp ở trẻ em, thế nhưng đây cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nghiêm trọng như ung thư cổ, lupus ban đỏ, thủy đậu,…
Di chứng do chấn thương cổ: Những chấn thương bình thường ở cổ như té do chạy nhảy thường khiến bố mẹ dễ bỏ qua. Với những chấn thương nhẹ, những cơn đau ở cổ có thể xuất hiện liên tục vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Tuy nhiên với những chấn thương nặng, cơn đau có thể trầm trọng hơn và khiến bé gặp khó khăn khi vận động.
Chấn thương lớn ở cổ: Nếu bé gặp chấn thương mạnh và cảm thấy cơn đau dữ dội ở phần cổ thì có thể bé đã bị tổn thương cột sống hoặc tủy sống. Tình trạng này rất nguy hiểm, vì thế bố mẹ cần đưa bé đi kiểm tra ngay lập tức.
Đau cổ do bệnh lý:
- Viêm màng não: Vi khuẩn viêm màng não có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến não và tủy sống, đồng thời đe dọa tính mạng của người bệnh. Khi bị viêm màng não, bên cạnh đau cổ, trẻ còn xuất hiện các biểu hiện khác như sốt, ớn lạnh, nhạy cảm với ánh sáng,…
- Lyme: Lyme là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Borrelia Burgdorferi gây ra. Bé có thể mắc bệnh lý này thông qua vết đốt của các loại ve. Những biểu hiện rõ ràng của bệnh Lyme chỉ xuất hiện sau khoảng từ 3 đến 30 ngày kể từ lúc bé bị ve đốt. Nếu bị ve đốt ở cổ, sau một thời gian, bé sẽ cảm thấy vô cùng đau nhức ở khu vực này. Đồng thời, bé cũng sẽ bị phát ban xung quanh vết đốt, đau đầu dữ dội, tê bì tay,…
- Thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ vẫn có thể gặp ở trẻ em nếu bé có lối thiếu lành mạnh như ít vận động, ngồi lâu, đeo vật nặng thường xuyên,… Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, những cơn đau ở cổ sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Những biểu hiện khác của bệnh lý này bao gồm chóng mặt, khó vận động tay, đau đầu,…
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau cổ ở trẻ em. Tuy nhiên để biết chính xác nguyên nhân nhằm điều trị dứt điểm, bạn nên đưa bé đến những bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để kiểm tra sớm.
Những nguyên nhân gây đau cổ khác: > Đau cổ khi chơi thể thao > Đau cổ do thiếu vitamin > Đau cổ do ngồi sai tư thế
3. Hướng dẫn khắc phục đau cổ cho bé tại nhà
Để giảm đau cổ cho bé tại nhà, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau:
- Sử dụng gối hoặc khăn mềm để đỡ phần cổ của bé khi ngủ.
- Tích cực nghỉ ngơi và hạn chế vận động.
- Bố mẹ có thể xoa bóp hoặc massage nhẹ nhàng để làm giảm sự xuất hiện của các cơn đau.
- Dùng túi chườm nóng từ 10 đến 15 phút nhiều lần mỗi ngày để xoa dịu cơn đau cổ.
Nhiều người sau khi thức dậy vào buổi sáng thường có cảm giác đau lan từ vùng cổ xuống vai gáy. Theo bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng GĐ Phòng khám ACC, nếu cơn đau không xuất phát từ bệnh lý, rất có thể bạn đã ngủ sai tư thế.…
4. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Đau cổ có 3 mức độ chính, bao gồm từ những cơn đau nhẹ, vừa phải cho đến vô cùng dữ dội. Bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất khi bé bị đau cổ dữ dội và kèm theo các triệu chứng:
- Sốt cao.
- Cảm thấy buồn nôn và nôn.
- Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn ngay cả sau khi dùng thuốc giảm đau.
- Bé bắt đầu bị tê cổ và những khu vực xung quanh.
- Đã qua nhiều tuần nhưng triệu chứng đau cổ không hề thuyên giảm.
5. Phương pháp điều trị đau cổ không dùng thuốc, không phẫu thuật
Thông thường nếu đau cổ ở trẻ gây ra bởi các chấn thương nhẹ thì cơn đau có thể tự biến mất sau vài tuần. Trong trường hợp nếu nguyên nhân làm xuất hiện đau cổ là các bệnh lý hoặc các chấn thương nghiêm trọng thì cơn đau chỉ khỏi hẳn khi điều trị được dứt điểm nguyên nhân gây đau.
Tại Phòng Khám ACC, các bé sẽ được kiểm tra kỹ càng để tìm ra những nguyên nhân gây đau cổ. Từ đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất với thể trạng hiện tại của trẻ.
Bên cạnh áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, các bé còn được hướng dẫn thực hiện các bài tập cổ, nhờ đó giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục cũng như tăng độ dẻo dai cho phần cổ.
Hãy để chúng tôi tư vấn và điều trị cho con bạn!
6. Cách phòng tránh đau cổ ở trẻ em
Để hạn chế sự xuất hiện của những cơn đau cổ, bố mẹ có thể hướng dẫn cho bé một số cách phòng tránh sau đây:
Hạn chế mang nhiều vật nặng: Mang nhiều vật nặng thường xuyên không chỉ khiến phần cổ bị đau mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến toàn bộ cột sống của trẻ. Do đó, bố mẹ không nên cho trẻ mang quá nhiều vật nặng (bao gồm cả cặp đi học) thường xuyên. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn những loại cặp sở có thiết kế khoa học, phân bổ đều trọng lượng lên 2 vai.
Không ngồi sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu: Ngồi sử dụng thiết bị điện tử quá lâu, sai tư thế, hoàn toàn không tốt cho bé. Theo đó, thời gian sử dụng các thiết bị điện tử chỉ nên từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày. Thời gian còn lại, bố mẹ nên cho bé chơi những môn thể thao vận động để tăng cường sức khỏe cơ thể.
Thực hiện các bài tập cổ đều đặn: Những bài tập cổ sẽ giúp phần cổ của bé được thoải mái hơn sau một ngày học tập mệt mỏi. Đồng thời, thực hiện các bài tập cổ đều đặn còn giúp phòng ngừa hiệu quả thoái hóa cột sống cổ về sau. Tuy nhiên để tránh bé tập sai cách, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
> Tham khảo: Bài tập chữa thoái hóa đột sống cổ đơn giản, hiệu quả
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Canxi, Omega -3, Glucosamine, Vitamin E,… đều là những dưỡng chất có lợi cho xương khớp. Bố mẹ có thể dùng những nguyên liệu tự nhiên như thịt, cá, rau chân vịt,… để chế biến thành những bữa ăn vừa thơm ngon, vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất có lợi.
Sắp xếp vị trí ngủ khoa học: Những cơn đau cổ ở trẻ em và người lớn có thể xuất phát từ tư thế ngủ không tốt. Theo các chuyên gia, khi ngủ chúng ta có thể kê thêm một chiếc gối mềm nhỏ dưới cổ. Điều này sẽ giúp bố mẹ và bé không còn bị cứng hoặc đau cổ sau khi ngủ dậy.
Đau cổ ở trẻ em thường gây ra bởi các chấn thương nhẹ trong cuộc sống hàng ngày như té ngã, va chạm khi chơi đùa, ngồi chơi điện tử quá lâu,… Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, có khả năng gây suy giảm chức năng vận động cổ ở trẻ. Do đó khi thấy bất kỳ dấu hiệu nghi vấn nào, bố mẹ nên đưa trẻ đến chuyên khoa xương khớp uy tín để kiểm tra và khắc phục kịp thời.