Đau cơ mông do đâu? Cách điều trị hiệu quả & 4 điều nên biết

bác sĩ Eric Balderree
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Eric Balderree
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Những cơn đau cơ mông âm ỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ngồi xuống hoặc bước đi. Ban đầu những cơn đau mỏi vùng mông biểu hiện nhẹ, nhưng nếu không được chú ý, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên, từ đó tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả, ngăn ngừa vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. 

1. Tình trạng đau cơ mông là gì?

Mông được cấu tạo từ các nhóm cơ và mô mỡ, nơi tập trung nhiều dây thần kinh từ chậu hông đi ra mặt sau của đùi. Bộ phận này giúp bao bọc khung xương chậu và khớp chậu đùi giữ vai trò quan trọng gồm: hỗ trợ nâng đỡ thân dưới, xương đùi và xương cụt; giúp ổn định phần thân dưới; cơ mông bé và cơ mông nhỡ ổn định khớp hông và khớp gối; cơ mông lớn hỗ trợ duỗi thẳng khớp hông; gánh đỡ áp lực cho lưng dưới.

Vậy đau cơ mông là gì? Đau cơ vùng mông là tình trạng đau hoặc tê ở mông, hông và đùi sau. Một số trường hợp, bị đau cơ mông có thể xuất phát từ các rễ thần kinh, thường do chèn ép dây thần kinh tọa.

đau cơ mông
Đau cơ có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào ở vùng mông như mông phải, mông trái hoặc cả hai.

2. Nguyên nhân gây đau cơ vùng mông

Đau cơ mông thường có các triệu chứng như đau nhói, nóng rát, tê, ngứa ran hoặc đau nhức ở vùng mông. Nguyên nhân của tình trạng này bao gồm: 

2.1 Đau cơ mông do chấn thương

Nếu mông xuất hiện các vết bầm tím, đau nhức thì nguyên nhân có thể do các tác động vật lý gây tổn thương mao mạch. Một số trường hợp cử động đột ngột như thay đổi phương hướng khi chạy, vận động liên tục,… có thể làm tổn thương, gây đau cơ mông.  

2.2 Đau mông do căng cơ

Khi bị kéo căng quá mức, ba nhóm cơ mông (cơ nhỏ, cơ nhỡ, cơ lớn) có thể bị tổn thương, gây nên tình trạng đau nhức, sưng tấy, vận động khó khăn. Tình trạng này thường xuất hiện ở những vận động viên, người chơi môn thể thao mạnh,…

Tình trạng đau căng cơ là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau căng cơ là một dạng đau khá phổ biến mà mọi người thường gặp. Đặc biệt đây là tình trạng bệnh có thể dễ gây nhầm lẫn với nhiều hội chứng đau phổ biến khác. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu sẽ gây ảnh…

2.3 Viêm gân cơ mông

Gân được biết đến là các mô liên kết cơ với xương. Khi hoạt động vùng thân dưới quá mức, các gân mông ở mặt đùi sau hoặc gân kheo bám vào củ ngồi xương chậu có thể bị viêm, từ đó xuất hiện các cơn đau nhức, khó chịu.

cách trị đau cơ mông
Khi hoạt động vùng thân dưới quá mức như chạy bộ, bơi lội,… gân có thể bị tổn thương, dẫn đến tình trạng đau cơ mông.

2.4 Zona thần kinh

Zona thần kinh do virus Varicella – Zoster (VZV) sống ẩn trong hạch thần kinh gây ra. Khi gặp điều kiện thuận lợi như người bệnh bị căng thẳng quá mức, suy giảm miễn dịch, suy nhược thần kinh,… virus sẽ tấn công gây tình trạng nóng, sốt, phát ban,…

Mông là nơi tập trung hệ thống thần kinh từ xương chậu hông xuống mặt sau đùi. Khi bị zona thần kinh, người bệnh sẽ cảm giác nóng rát, ngứa đau cơ mông phải hoặc trái dọc theo dây thần kinh. Sau đó xuất hiện từng chùm mụn nước tại vùng mông bị tổn thương gây đau nhức dữ dội. 

2.5 Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là kết quả của việc rặn khi đi ngoài do táo bón, tiêu chảy mãn tính hoặc áp lực khi mang thai. Từ đó khiến các mạch máu quanh trực tràng bị sưng, viêm gây đau, nóng rát và có thể chảy máu hậu môn khi đi ngoài. Và khi hậu môn bị tổn thương, các cơn đau có thể lan rộng ra các cơ mông xung quanh, ảnh hưởng đến việc ngồi, đi đứng của người bệnh.

2.6 Đau cơ mông do bệnh lý xương khớp

Cơ mông liên kết chặt chẽ với hệ thống thần kinh của nhiều cơ quan, đóng vai trò hỗ trợ chức năng vận động, đặc biệt là vùng xương chậu, khớp hông. Do vậy, các bệnh lý về xương khớp cũng có thể là nguyên nhân làm xuất hiện triệu chứng đau mỏi cơ mông. Cụ thể một số bệnh lý là:  

  • Đau dây thần kinh tọa: Để chỉ tình trạng dây thần kinh tọa (từ cột sống thắt lưng kéo đến mặt sau của chân) bị chèn ép, từ đó gây đau, ngứa ran và tê ở mông, mặt sau đùi hoặc dưới đầu gối. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa là do chấn thương, căng cơ, thoát vị đĩa đệm,…
  • Viêm xương khớp hông: Là tình trạng sụn khớp hông bị hao mòn do quá trình lão hóa hoặc sau chấn thương. Viêm khớp hông có thể gây ra các cơn đau âm ỉ, nhức nhối ở phần háng, bên hông hoặc sau mông, ảnh hưởng đến việc đi lại.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm là những miếng đệm nhỏ giống như thạch, tách và đệm các đốt sống ở cột sống. Khi bị thoát vị khiến lớp đệm bên ngoài bị rách khiến dịch bên trong bị rò rỉ ra ngoài gây nên tình trạng đau, tê ở vùng đĩa đệm. Nếu tình trạng này kéo dài, cơn đau thoát vị đĩa đệm có thể lan đến vùng mông, đùi và chân.
  • Viêm bao dịch khớp háng: Bao dịch khớp là những túi nhỏ chứa chất lỏng nằm giữa gân và xương để giảm ma sát khi khớp háng vận động. Khi vận động khớp háng quá mức, túi hoạt dịch có thể bị viêm và kích ứng. Từ đó dẫn đến các cơn đau, sưng ở vùng háng và có thể lan rộng đến cơ mông nếu không điều trị kịp thời.
  • Hội chứng khớp cùng chậu: Khi sụn khớp hông, đĩa đệm,… gần mông bị hao mòn và tổn thương, nếu người bệnh tiếp tục vận động có thể làm gia tăng áp lực lên vùng tổn thương. Từ đó có thể làm xuất hiện các cơn đau nhức từ vùng lưng xuống mông.
bị đau cơ mông
Bệnh lý về xương khớp như đau dây thần kinh tọa, viêm xương khớp hông, thoát bị đĩa đệm,… có thể gây ra các cơn đau lan xuống vùng mông.

3. Khi nào đau cơ mông nên gặp bác sĩ?

Khi triệu chứng đau cơ mông không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên chủ động gặp bác sĩ để điều trị. Đặc biệt, người bệnh nên thăm khám khi đau cơ mông kèm theo biểu hiện dưới đây: 

  • Hai chân bị tê yếu, suy giảm sức mạnh, xuất hiện cảm giác ngứa ran hoặc tê kéo dài xuống mặt sau của chân. 
  • Tần suất đau cơ mông trái, phải tăng dần, ngay cả khi nghỉ ngơi. 
  • Khó kiểm soát tiểu tiện.

CTA cột sống

4. Chẩn đoán tình trạng đau cơ mông

Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng, tần suất xuất hiện cơn đau cơ, tiền sử bệnh xương khớp/chấn thương,… Bên cạnh đó, bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm hình ảnh để xác định độ chính xác của chẩn đoán:

  • Chụp X-quang: Hỗ trợ bác sĩ xác định được những bất thường ở phần khung xương chậu, xương khớp hông như viêm khớp, gãy xương, u hạch,…
  • Chụp MRI: Có thể hiển thị cả xương và mô mềm xung quanh vùng mông. Nhờ đó xác định những tổn thương, viêm ở sụn, gân, cơ, dây chằng, mô mềm, xương khớp,… mà chụp X-quang khó phát hiện.
  • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân và sinh hóa máu: Giúp bác sĩ loại trừ được các trường hợp như zona thần kinh, viêm khớp do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng,…
cách chữa đau cơ mông
Để chẩn đoán tình trạng đau mông chính xác, bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng, sau đó dựa trên kết quả của chụp X-quang, MRI,… để xác định nguyên nhân.

5. Cách trị đau cơ mông như thế nào hiệu quả?

Đau cơ mông phải hoặc trái do căng cơ, chấn thương nhẹ hoặc tác động vật lý dẫn đến bầm tím có thể tự hồi phục nếu được chăm sóc đúng cách. Do vậy, trước khi gặp bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sơ cấp cứu và xoa dịu cơn đau tại nhà, chẳng hạn như:

  • Tạm ngưng các hoạt động rèn luyện thể chất, đặc biệt là vận động liên quan đến cơ vùng mông.
  • Áp dụng phương pháp R.I.C.E bao gồm các bước: Rest – Dừng lại các hoạt động gây đau mỏi cơ mông; Ice – chườm đá vị trí đau để giảm đau và sưng; Compression – băng bó vùng bị thương lại (không băng quá chật) giúp giảm sưng tấy; Elevation – nâng cao vùng mông bị thương ngang bằng hoặc cao hơn tim giảm sưng. 
  • Xoa bóp nhóm cơ mông đang bị đau để thư giãn cơ, giảm đau.

Nếu tình trạng đau nhức cơ mông xảy ra thường xuyên và có dấu hiệu nghiệm trọng, bạn nên gặp bác sĩ để điều trị. Tại đây, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc như thuốc giảm đau (Acetaminophen, Naproxen, Ibuprofen,…), thuốc giãn cơ (Tizanidine, Baclofen, Cyclobenzaprine, Carisoprodol,…), thuốc giảm đau thần kinh (Paracetamol, thuốc chống viêm không chứa Steroid, thuốc Opioid,…) tuỳ vào tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, phương pháp điều trị nội khoa với thuốc chỉ giúp người bệnh cảm thấy giảm đau tạm thời, không thể xử lý dứt điểm. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài còn có thể gây hại đến thận, gan và dạ dày. Do vậy, để điều trị đau cơ mông hiệu quả, lâu dài và an toàn, bạn nên tìm đến chuyên gia tại cơ sở chuyên khoa cơ xương khớp đáng tin cậy.

mỏi cơ mông
Điều trị nội khoa có thể giúp bạn giảm các cơn đau mông, tuy nhiên nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Phòng khám ACC (thành viên của tập đoàn FV) tiên phong và dẫn đầu trong lĩnh vực Chiropractic kết hợp với các thiết bị hiện đại hỗ trợ phục hồi chức năng và Vật lý trị liệu. Với hơn 18 năm kinh nghiệm, đã giúp hàng nghìn khách hàng chữa lành những cơn đau xương khớp hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm thuộc chuyên khoa Thần kinh cột sống, Vật lý trị liệu và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ trực tiếp thăm khám và kiểm tra. Khi tiến hành điều trị, bác sĩ tại ACC thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng, hỏi bệnh nhân chi tiết về: tiền sử bệnh, triệu chứng, thói quen sinh hoạt,… Sau đó tiến hành chụp phim để xem xét các tổn thương ở vùng mông, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp, đạt hiệu quả tốt nhất.

đau cơ mông phải
Bác sĩ Eric Balderree đang thực hiện phương pháp Chiropractic cho bệnh nhân gặp tình trạng đau cơ mông

Quy trình chữa trị đau cơ mông tại ACC bao gồm các bước cơ bản sau:

  • Phương pháp Trị liệu Thần kinh cột sống – Chiropractic dựa trên nguyên lý điều chỉnh những sai lệch trong cấu trúc xương khớp – cột sống để đưa chúng về đúng vị trí. Từ đó giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh gây đau cơ mông. Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ trực tiếp sử dụng lực tay phù hợp để nắn chỉnh vùng khớp xương bị sai lệch.
  • Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu là phương pháp tác động sâu vào mô cơ nhờ kết hợp trị liệu bằng tay với các dụng cụ vật lý trị liệu hiện đại. Phương pháp này giúp giảm đau nhức, căng cơ hiệu quả, đồng thời tăng tuần hoàn máu, cải thiện các chấn thương ở vùng cơ mông.
  • Trường hợp gân, cơ mông đã xuất hiện vết rách, bác sĩ ACC có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm liệu trình điều trị bằng sóng xung kích Shockwavetia laser cường độ cao thế hệ IV. Hai loại sóng này đều có khả năng tác động sâu vào các mô, cơ, xương vùng mông bị tổn thương, giúp tái tạo tế bào, thúc đẩy nhanh quá trình lành các vết rách. 
  • Để hạn chế mỏi cơ mông và đẩy nhanh quá trình phục hồi chấn thương, bác sĩ có thể sử dụng thêm băng dán cơ RockTape. Đặc biệt, băng dán cơ được làm từ vật liệu thể thao, co giãn tốt, hỗ trợ bệnh nhân giảm sưng đau, bầm tím, tạo sự ổn định cơ bắp, nhờ đó giảm nguy cơ chấn thương trong quá trình vận động.

>> Liên hệ ACC qua Hotline/Zalo 0946 740 066 để được hỗ trợ tư vấn hoặc đặt hẹn ngay hôm nay. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và phương pháp điều trị tiên tiến, ACC cam kết đồng hành cùng bệnh nhân, mang đến giải pháp chăm sóc sức khỏe xương khớp an toàn và hiệu quả!

Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt các biện pháp điều trị bảo tồn kể trên, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật sửa chữa phần đĩa đệm bị tổn thương hoặc thay khớp bị thoái hóa. Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm, viêm bao dịch khớp háng,… bác sĩ có thể thực hiện dẫn lưu để đưa dịch trong ổ khớp ra, giúp giảm tình trạng đau cơ mông cho bệnh nhân.

6. Cách phòng ngừa cơn đau cơ mông hiệu quả

Để phòng ngừa đau cơ mông và giảm thiểu tình trạng tái phát sau một thời gian điều trị, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây: 

  • Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe toàn thân, săn chắc cơ bắp và giảm nguy cơ chấn thương.
  • Khởi động trước khi tập luyện để hạn chế căng cơ.
  • Kết hợp giữa nghỉ ngơi và tập luyện điều độ, hạn chế áp lực lên vùng cơ mông.
  • Luôn cố gắng kiểm soát tâm trạng và sự căng thẳng, giúp giảm cảm giác đau cơ mông.
  • Tránh ngồi làm việc nhiều giờ liền, bạn nên thường xuyên đứng lên đi lại để hạn chế nguy cơ bị đau mỏi cơ mông.
  • Khi hoạt động hạn chế các áp lực lên hông giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc hội chứng cơ mông sâu.
Top 9 bài tập chữa đau hông đơn giản và hiệu quả

Rèn luyện thể chất với các bài tập chữa đau hông đang là một trong những biện pháp được nhiều người lựa chọn để xoa dịu cơn đau tại khu vực này. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc luyện tập này không phải lúc nào cũng có thể đem…

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi đau cơ mông do đâu và các phương pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho nhiều kiến thức hữu ích, giúp bạn phát hiện sớm các bất thường ở vùng mông, điều trị kịp thời. 

>>> Bài viết liên quan:
Nguyên nhân và các triệu chứng của tình trạng đau lưng dưới gần mông
Đau xương cụt là gì? Cách khắc phục hiệu quả
Triệu chứng đau hông báo hiệu điều gì ở sức khỏe của bạn?

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục