Đau khớp vai khi chơi cầu lông hoàn toàn có thể xảy ra ở người mới bắt đầu hoặc ngay cả với vận động viên chuyên nghiệp. Vì vậy, chuẩn bị kiến thức để xử trí chấn thương vai đúng cách là vô cùng cần thiết, từ đó, giúp người chơi hạn chế cơn đau nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài đến khả năng vận động.
1. Nguyên nhân khiến bạn đánh cầu lông đau bả vai
Vai là bộ phận có phạm vi chuyển động lớn nhất so với tất cả các khớp trên cơ thể. Song, điều này đồng nghĩa khớp vai có nguy cơ bị mất ổn định và gặp phải chấn thương rất cao, nhất là khi chơi cầu lông – bộ môn đòi hỏi khả năng chuyển động linh hoạt của vai, cổ tay và cánh tay. Sau đây là 5 nguyên nhân chính gây đau khớp vai khi chơi cầu lông:
1.1. Tập luyện sai tư thế
Ở những người bắt đầu chơi cầu lông hoặc tự luyện tập tại nhà, đa phần đều mắc lỗi kỹ thuật như xoay và trở cánh tay liên tục, đưa hai tay lên xuống thường xuyên vô thức, khiến bả vai bị tổn thương, hình thành cơn đau cấp hoặc mãn tính. Cùng với đó, nếu không khởi động hay giãn cơ trước và sau khi chơi cầu lông thì nguy cơ đau khớp vai trong tương lai rất cao.
1.2. Cường độ luyện tập quá sức
Ở vận động viên chuyên nghiệp có tần suất luyện tập và thi đấu thường xuyên, cường độ vận động lặp đi lặp lại trong thời gian dài là nguyên nhân khiến cơ chóp xoay vai, gân, dây chằng và ổ khớp bị tổn thương, gây ra đau nhức, khó chịu.
1.3. Sử dụng vợt không phù hợp
Nhiều trường hợp đánh cầu lông bị đau vai là do sử dụng vợt không phù hợp. Cụ thể, nếu vận động viên chọn vợt quá đầu, điều này gây ra hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai và có thể dẫn đến rách gân chóp xoay. Biểu hiện thường gặp là xuất hiện cơn đau vào ban đêm, đau từ vai đến cổ, mặt ngoài cánh tay và khi nằm nghiêng, bả vai dễ bị nhức, buốt.
>> Tham khảo: Đau vai gáy do chèn ép dây thần kinh: Làm sao để khắc phục hiệu quả?
1.4. Té ngã, va đập
Đau vai khi chơi cầu lông còn có nguyên nhân đến từ chấn thương, té ngã khi chạy hoặc va chạm với đồng đội, làm cho vùng vai bị tác động vật lý mạnh, dẫn đến tình trạng đau nhức.
1.5. Ảnh hưởng của bệnh lý
Vận động viên khi mắc phải bệnh lý cơ xương khớp như thoái hóa khớp, viêm quanh khớp vai thì nguy cơ đau bả vai khi đánh cầu lông rất cao. Ngoài ra, nếu người bệnh có tiền sử chấn thương trong quá khứ thì chơi lại cầu lông khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng.
2. Biểu hiện đau vai ở nhiều người có giống nhau?
Tình trạng đau khớp vai đến từ các loại chấn thương khác nhau nên triệu chứng mỗi người gặp phải có thể không giống nhau, cụ thể:
2.1 Giãn hoặc rách dây chằng và bao khớp vai
Dùng lực quá nhiều khi chơi cầu lông khiến dây chằng và bao khớp vai bị rách, khớp lỏng lẻo, dẫn đến cơn đau dữ dội.
2.2. Viêm, rách gân cơ xoay
Tình trạng viêm, rách gân cơ chóp xoay khiến người bệnh bị đau vai cấp và mãn tính, cản trở cử động của khớp vai. Nếu không điều trị kịp thời, điều này tăng nguy cơ yếu, mất chức năng vận động vùng vai và cánh tay.
>> Xem thêm: Viêm gân cơ chóp xoay vai: Dấu hiệu và cách điều trị
2.3. Rách gân
Đây là một trong những chấn thương vai phổ biến khi chơi cầu lông, thường gặp ở vận động viên chuyên nghiệp hoặc người đã có tuổi do lão hóa.
Triệu chứng ban đầu của rách gân là người bệnh cảm thấy đau vai âm ỉ. Sau đó, đau nhiều hơn khi nằm nghiêng, đồng thời cơn đau lan đến cổ hoặc xuống cánh tay. Khi rách gân trở nên nghiêm trọng, người bệnh khó thực hiện động tác như chải đầu, mặc áo hoặc đưa hai tay ra sau đầu.
Đau vai gáy lan xuống cánh tay để lại nhiều biến chứng nguy hiểm về xương khớp nếu người bệnh chủ quan, không tìm ra nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị kịp thời. 1. Đau vai gáy là bệnh gì? Đau vai gáy là bệnh lý cột sống…
2.4. Tổn thương cơ chóp xoay
Chóp xoay là tập hợp 4 cơ quan trọng của khớp, bao gồm cơ dưới vai, cơ trên gai, cơ dưới gai và cơ tròn bé. Trong đó, chức năng chính của cơ chóp xoay là kết nối các xương khớp vai với nhau, tạo điều kiện cho khớp vai hoạt động dễ dàng và tránh bị trật khớp. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tổn thương cơ chóp xoay, điều này khiến dây chằng hoặc bao hoạt dịch bị viêm, dẫn đến người bệnh cảm thấy đau, khó khăn di chuyển tay hoặc nhấc tay lên xuống.
3. Sau chơi cầu lông, cơn đau khớp vai có nguy hiểm không?
Khớp vai có nhiều dây thần kinh và mạch máu chi phối nên mỗi khi cơn đau xuất hiện, điều này khiến bệnh nhân cực kỳ khó chịu. Lúc đầu, triệu chứng đau diễn ra âm thầm, mức độ nhẹ và không ảnh hưởng đến vận động nhưng về lâu dài, nếu không có biện pháp khắc phục thì cơn đau trở nên nghiêm trọng, để lại biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Thế nên, trường hợp đau khớp vai tiếp tục kéo dài trong 1 – 2 tuần không thuyên giảm thì người bệnh phải đi khám bác sĩ ngay, để được chẩn đoán, tư vấn cách điều trị kịp thời, giúp bạn nhanh chóng hồi phục.
4. Cách điều trị chấn thương vai khi chơi cầu lông
Để xử trí đau bả vai khi đánh cầu lông, vận động viên nên tham khảo 6 phương pháp hữu ích dưới đây:
4.1. Chườm nóng và chườm lạnh
Nếu bị đau vai sau khi đánh cầu lông, bạn nên chườm lạnh cho vùng vai để giảm viêm sưng. Cần lưu ý, không cho da tiếp xúc với nước đá trực tiếp vì điều này tăng nguy cơ bỏng lạnh. Thay vào đó, hãy bọc đá trong khăn mềm và chườm vào khu vực đau khoảng 20 phút, thực hiện 3 – 4 lần/ngày, góp phần giảm độ truyền dẫn xung động trên dây thần kinh, giảm kích thích cơ, giảm phản xạ cơ và xoa dịu cơn đau hiệu quả.
Ngoài chườm lạnh, bạn có thể xen kẽ chườm nóng cho bả vai. Đây là liệu pháp có tác dụng thư giãn cơ và dây chằng, thúc đẩy lưu thông máu, giảm đau nhức hữu hiệu. Theo đó, bệnh nhân sử dụng túi chườm nóng áp lên vai hoặc tắm vòi hoa sen nước nóng mỗi ngày để cải thiện đau vai khi chơi cầu lông.
Chườm nóng và chườm lạnh đều là phương pháp nhiệt trị liệu có tác dụng rất tốt trong điều trị chấn thương và viêm khớp. Tuy nhiên khi nào thì nên chườm nóng hay lạnh? Cụ thể lúc sưng khớp hoặc đau căng cơ thì nên chữa trị thế nào?…
4.2. Nghỉ ngơi
Nhiều trường hợp đánh cầu lông bị đau vai là do người chơi vận động quá sức. Do đó, hãy dành ra thời gian nghỉ ngơi, tạm ngưng luyện tập để cân bằng cơ thể và giúp cơn đau được thuyên giảm nhanh chóng.
4.3. Dùng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), thuốc tiêm vào khớp hoặc phần mềm quanh khớp, có tác dụng giảm đau vai tạm thời. Nhưng, quá trình sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ chuyên môn, uống đúng liều, đúng thời gian điều trị, để ngăn ngừa tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, khô miệng, đau dạ dày, tổn thương gan và thận.
4.4. Thực hiện bài tập nhẹ nhàng
Để cải thiện đau khớp vai, bệnh nhân nên dành ra 30 phút để thực hiện một số bài tập giãn cơ nhẹ nhàng, điển hình như:
Bài tập nâng cánh tay
Đây là bài tập khởi động làm nóng khớp vai, giảm căng và đau vai khi chơi cầu lông.
- Đứng thẳng sao cho hai chân rộng bằng vai.
- Nâng cao cánh tay và mở rộng sang hai bên, tạo hình chữ T với cơ thể.
- Nâng, hạ và xoay vòng hai tay theo góc khoảng 30 độ.
- Lặp lại bài tập trong 10 – 15 giây, sau đó chuyển hướng xoay.
Bài tập xoay vai ngoài
Đây là bài tập cải thiện sức bền và tăng cường độ dẻo dai cho cơ chóp xoay vai. Đặc biệt, người bệnh có thể sử dụng dây kháng lực để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Giữ nhẹ dây kháng lực bằng hai tay.
- Giữ hai tay sát cơ thể và gập ngay khuỷu tay.
- Giữ yên một tay, xoay tay còn lại xa người, sao cho vẫn duy trì góc 90 độ của khuỷu tay.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 giây.
- Từ từ đưa tay về lại cơ thể.
- Lặp lại bài tập trong 2 hiệp, mỗi hiệp 12 – 15 lần và áp dụng 3 – 4 lần/tuần.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chấn thương khớp vai như vận động, chơi các môn thể thao quá mức (cầu lông, bơi lội,...), thường xuyên mang vác các vật nặng hay tai nạn giao thông làm khớp vai bị va đập mạnh dẫn đến chấn thương. Sau…
4.5. Phẫu thuật
Nhiều bệnh nhân có xu hướng đi khám để phẫu thuật vì cho rằng đây là cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, phẫu thuật là phương pháp phức tạp, yêu cầu phải xem xét rất nhiều yếu tố (mức độ bệnh lý, thời điểm, tay nghề bác sĩ và phối hợp từ bệnh nhân). Đặc biệt là quá trình hậu phẫu tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, tổn thương thần kinh – mạch máu hoặc nguy cơ tái phát cao. Vì vậy, người bệnh phải cân nhắc, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đưa ra quyết định phẫu thuật khớp vai.
Xem thêm: Phục hồi chức năng sau phẫu thuật
4.6. Áp dụng biện pháp vật lý trị liệu
Theo y học hiện đại, để điều trị dứt điểm đau khớp vai khi chơi cầu lông thì đòi hỏi phải kết hợp rất nhiều phương pháp. Tại phòng khám ACC, đầu tiên Bác sĩ áp dụng Trị liệu Thần Kinh Cột Sống (Chiropractic), để nắn chỉnh cấu trúc sai lệch về đúng vị trí, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, kích thích cơ chế tự phục hồi, từ đó chữa lành cơn đau tự nhiên, giúp khớp vai của người bệnh được nâng tầm vận động.
Tiếp theo, Bác sĩ kết hợp tia Laser cường độ cao thế hệ IV và sóng xung kích Shockwave, để giảm co thắt cơ, giảm viêm, tăng lưu lượng máu và dinh dưỡng đến khu vực điều trị. Điều này hỗ trợ giảm đau hiệu quả, thúc đẩy tốc độ phục hồi khớp vai.
Đặc biệt là bệnh nhân cũng được chỉ định phương pháp Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu (*) để loại bỏ tình trạng cứng hay co thắt cơ vùng khớp. Cuối cùng, bác sĩ ACC hướng dẫn động tác phục hồi chức năng cho khớp vai, để không chỉ khắc phục bệnh dứt điểm, mà còn ngăn ngừa cơn đau vai tái phát.
* Trị liệu đau mỏi cơ là phương pháp tác động trực tiếp vào mô cơ, thông qua trị liệu bằng tay kết hợp với dụng cụ vật lý trị liệu hiện đại, giúp người bệnh giảm đau nhức, cứng cơ, tăng cường miễn dịch, giải tỏa căng thẳng và cải thiện giấc ngủ ngon.
5. Cách phòng ngừa đánh cầu lông đau bả vai
Để hạn chế đau khớp vai khi chơi cầu lông, vận động viên nên tuân thủ 7 nguyên tắc “vàng” dưới đây:
- Khởi động thật kỹ trước khi chơi cầu lông, dù cho đang luyện tập hay thi đấu.
- Không vận động quá sức, liên tục trong thời gian dài, để khớp vai ít gặp phải áp lực và chấn thương.
- Khi xuất hiện cơn đau, bạn nên dừng lại, nghỉ ngơi và thả lỏng khớp vai, để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng.
- Tránh tập luyện sai kỹ thuật, tốt nhất là có người theo dõi và điều chỉnh động tác đối với người mới tham gia.
- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ giảm lực trên vai như băng dán cơ Rocktape, có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ, bảo vệ vùng khớp vai, cũng như giảm nguy cơ chấn thương khi luyện tập và thi đấu.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, bổ sung thực phẩm giàu protein (trứng, ức gà, sữa chua, thịt), canxi (hải sản có vỏ, đậu phụ, cải xoăn, rau có xanh lá) và vitamin D (cá hồi, nấm, lòng đỏ trứng, tôm) để duy trì cơ, xương, khớp và dây chằng khỏe mạnh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát dấu hiệu bất thường và điều trị bệnh kịp thời (nếu có).
Như vậy, khi đánh cầu lông bị đau bả vai, bệnh nhân nên chủ động đi khám để được chẩn đoán và có giải pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, hãy lưu ý tuân theo chỉ định của Bác sĩ về việc thay đổi thói quen luyện tập – sinh hoạt – ăn uống, để cải thiện cơn đau dứt điểm, khôi phục chức năng khớp vai và ngăn ngừa tình trạng tái phát.
Bài viết liên quan: > Nguyên nhân đau cổ tay khi chơi cầu lông và cách khắc phục > Các chấn thương thường gặp khi chơi cầu lông