Chuột rút: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Erik W. Waardenburg
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Chuột rút là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường có xu hướng gia tăng khi tuổi ngày càng cao. Thông thường, tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người, nhưng trong một số trường hợp có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ACC tìm hiểu chuột rút là gì, nguyên nhân, dấu hiệu thế nào để có cách xử lý và phòng ngừa tối ưu.

1. Tìm hiểu chuột rút là gì?

Chuột rút hay còn được gọi là vọp bẻ, được biết đến là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt và làm cho người bệnh không có khả năng cử động cơ đó trong vài giây hoặc vài phút. Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều nhóm cơ trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở các cơ bắp lớn như chân, cơ đùi, cơ cánh tay, bàn chân, cơ bụng, cơ liên sườn.

Vậy ai là đối tượng dễ bị chuột rút? Thông thường, chuột rút thường gặp ở các vận động viên, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi hoặc những bệnh nhân bị đái tháo đường, tuyến giáp,… Tình trạng này hay xuất hiện khi người bệnh đang ngủ vào ban đêm, vừa mới thức dậy, khi cơ bắp đang hoạt động liên tục trong thời gian dài hoặc thời tiết quá nóng/quá lạnh.  

Vọp bẻ

Chuột rút là tình trạng không hiếm gặp, có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. 

2. Dấu hiệu bị chuột rút

Nhiều người chia sẻ biểu hiện khi bị chuột rút nếu sờ vào sẽ thấy cơ bị co cứng thành một khối, đồng thời các cơ bị co giật, co thắt đột ngột gây nên đau đớn, hạn chế vận động trong thời gian ngắn. Sau đó, các triệu chứng tê đau sẽ tự hết, người bệnh có thể di chuyển lại bình thường.

3. Nguyên nhân gây chuột rút do đâu?

Nguyên nhân chuột rút chân tay được phân thành 2 nhóm chính là do yếu tố sinh lý và bệnh lý. Cụ thể là: 

3.1 Nguyên nhân sinh lý

Dưới đây là một số nguyên nhân về sinh lý gây nên tình trạng chuột rút: 

  • Vận động quá sức: Khi đó, cơ thể phải tiêu hao lượng đường ở gan, mất nhiều nước, chất điện giải mà không kịp bổ sung dẫn đến việc bị chuột rút. Ngoài ra, nếu bạn vận động với tần suất lớn hoặc đứng quá lâu trên nền cứng sẽ khiến cơ bắp bị mỏi, điều này làm gia tăng tỷ lệ bị chuột rút vào ban đêm. 
  • Hệ thần kinh cơ bắp hoạt động quá mức: Một số trường do quỳ lâu, ngủ cong chân, mang giày cao gót, bơi lội, chạy bộ, đá bóng,… sẽ gây sức ép lên các cơ bắp và mạch máu. Lúc này, việc cử động nhẹ hoặc duỗi chân nhẹ có thể dẫn đến chuột rút. 
  • Thiếu hụt dưỡng chất: Khi chế độ ăn của bạn không bổ sung đầy đủ Kali, Magie, Canxi, Natri,… có thể gây chuột rút. Ngoài ra, cơ thể không được bổ sung đủ muối làm giảm nồng độ K, Mg, Na, Ca trong máu làm tăng nguy cơ chuột rút. 
  • Phụ nữ đang mang thai: Đặc biệt là đối với các phụ nữ có thai bị nghén nhiều, kéo dài khiến họ không thể ăn uống, từ đó dẫn đến thiếu chất. Không những thế, phụ nữ mang thai ở tháng cuối, em bé càng lớn các cơ của chi dưới phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể gây chèn ép mạch máu. Những điều này khiến phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng vọp bẻ.
  • Lão hóa ở người già: Do quá trình lão hóa, số lượng cơ bắp của người già giảm sút. Khi đó các cơ không thể hoạt động hiệu quả, khó duỗi gập khiến các cơ dễ bị căng gây nên chuột rút. 
  • Mất cân bằng điện giải: Đặc biệt là với những người vừa mới bị sốt, vận động nhiều, đổ nhiều mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy,… không được bù các chất điện giải kịp thời (Na, K, Mg,…) có thể gây ra tình trạng yếu cơ, co thắt hoặc chuột rút. 
  • Căng thẳng kéo dài: Tâm trạng của bạn bị căng thẳng quá mức, có thể khiến hoóc môn trong cơ thể mát cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, kéo theo đó là huyết áp tăng hoặc có thể tăng nguy cơ chuột rút vào ban đêm. 

>> Xem ngay: Tổng hợp những thực phẩm giàu canxi cho người lớn tuổi không nên bỏ qua!

3.2 Bị chuột rút do bệnh lý

Chuột rút có thể một trong những dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng. Vậy bị chuột rút là bệnh gì? Nhiều thống kê cho biết, có hơn 70% trường hợp chuột rút vào ban đêm là do bệnh suy giảm hệ tĩnh mạch ở chân. Điều này là do hệ thống tĩnh mạch bị suy giảm, khiến các mạch máu bị tắc nghẽn dẫn đến chuột rút.

Ngoài ra, triệu chứng chuột rút còn xuất hiện ở một số người mắc bệnh tiểu đường, thiếu máu, parkinson, tuyến giáp, xơ gan, suy thận, hạ Kali trong máu, đau gót chân Achilles,… Do đó, khi phát hiện tình trạng chuột rút xảy ra liên tục, có dấu hiệu đau và kéo dài hơn thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

bị chuột rút là bệnh gì

Những người bị suy giảm tĩnh mạch ở chân thường có nguy cơ bị chuột rút cao hơn. 

4. Chuột rút có nguy hiểm không?

Nhiều người thắc mắc rằng chuột rút bao lâu thì hết? Thông thường, tình trạng này kéo dài từ vài giây đến vài phút nhưng có những trường hợp có thể kéo dài trên 10 phút. 

Có thể nói, trong trường hợp bình thường chuột rút không gây đau đớn kéo dài và nguy hiểm đến người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái phát nhiều lần, xảy ra khi đang lái xe, bơi dưới nước có thể gây tai nạn, đuối nước. Mặc khác, nếu chuột rút thường xuyên đi kèm với các triệu chứng khác như uống nhiều tiểu nhiều, sợ lạnh, tăng cân, da xanh xao, nhợt nhạt, đau chân khi đi bộ đoạn ngắn, mệt mỏi,… có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó.

Các dấu hiệu chuột rút nên đi khám ngay

Khi bạn bị chuột rút gây đau đớn liên tục và kéo dài, kèm theo đó là một số triệu chứng dưới đây, thì nên đến bác sĩ thăm khám ngay: 

  • Bị sưng chân, tấy đỏ hoặc thay đổi da.
  • Đi kèm với tình trạng yếu cơ.
  • Có những thay đổi ở phần da thường xuyên bị chuột rút.
  • Chuột rút thường xuyên vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

5. Bị chuột rút nên làm gì? Cách xử lý nhanh khi bị chuột rút

Dưới đây là một số cách sơ cứu nhanh cho người bị chuột rút, giúp giảm các cơn đau nhanh chóng: 

5.1 Chuột rút ở bàn tay

Đây là tình trạng thường ít gặp phải, thường xuất hiện ở những người hoạt động bàn tay liên tục như nghệ sĩ chơi piano, nhân viên văn phòng,… Khi gặp chuột rút ở tay, bạn hãy kéo nhẹ các đầu ngón tay, rồi xoa bóp bàn tay, cánh tay để giảm các cơn đau.

5.2 Chuột rút ở cơ bắp chân

Thực hiện động tác duỗi thẳng chân ra, nhẹ nhàng gập bán chân về phía đầu gối, sau đó ép mạnh vào gót chân. Lúc mới áp dụng phương pháp này, cơn đau có thể gia tăng, sau đó sẽ giảm xuống do các cơ co thắt, máu lưu thông trở lại.

5.3 Chuột rút ở bắp đùi

Bạn nhờ người kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. Cuối cùng, sau khi cơn đau giảm đi thì bạn tiếp tục xoa bóp phần bắp đùi giúp máu huyết lưu thông.

5.4 Chuột rút cơ xương sườn

Khi gặp tình trạng này, bạn hít thở thật sâu giúp thư giãn các cơ hoành, đồng thời xoa bóp lồng ngực. Sau đó bạn có thể bổ sung nước trà đường nóng, nước chanh, nước cam,…

Khi đã hết hiện tượng chuột rút, các cơ thường cảm giác tê, mỏi, khó hoạt động. Lúc này bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng tại vùng cơ bắp vừa bị co cứng, sau đó chườm nóng/chườm lạnh để giúp máu huyết lưu thông, giảm đau và tê chân hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa tình trạng chuột rút tái phát.

Trong trường hợp đã thực hiện các hướng dẫn kể trên mà chuột rút vẫn xảy ra thì bạn cần đi thăm khám để chẩn đoán và xác định đúng nguyên nhân. Nhiều trường hợp bị chuột rút, đau mỏi ở bắp chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý xương khớp (viêm gân gót chân Achilles, đau thần kinh tọa…) khiến người bệnh gặp khó chịu trong vận động, sinh hoạt hằng ngày.

chuột rút là gì

Sơ cứu chuột rút ở chân, bạn duỗi thẳng chân ra, gập bàn chân lại và dùng tay giữ để giúp các cơ giãn ra.

6. Chẩn đoán chuột rút bằng cách nào?

Để chẩn đoán được tình trạng chuột rút xuất phát từ nguyên nhân nào giúp điều trị hiệu quả, các bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra vị trí bị chuột rút và trao đổi với người bệnh chuột rút xảy ra như thế nào, kéo dài bao lâu,…
  • Khám cận lâm sàng: Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm định kỳ (như lấy mẫu máu và nước tiểu) để kiểm tra nguyên nhân chuột rút có liên quan đến bệnh lý nào hay không.

7. Cách chữa chuột rút hiệu quả

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn có thể giải quyết tình trạng vọp bẻ hiệu quả:

7.1 Dùng thuốc giảm đau

Người bệnh có thể sử dụng thuốc như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau do chuột rút. Nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ càng trước khi sử dụng, không tự ý hoặc lạm dụng thuốc để tránh gặp phải tác dụng phụ.

7.2 Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng

Trường hợp chuột rút khởi phát do bệnh lý cơ xương khớp gây sai lệch cấu trúc cột sống, thì Trị liệu Thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu là giải pháp điều trị tối ưu. Đây là 2 phương pháp điều trị bảo tồn, kích thích làm lành cơn đau một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Minh chứng cho điều này là có rất nhiều trường hợp khỏi các triệu chứng khó chịu do chuột rút liên quan bệnh xương khớp, nhờ ứng dụng liệu trình điều trị kết hợp Nắn chỉnh cột sống với Vật lý trị liệuPhục hồi chức năng tại Phòng khám ACC – đơn vị chuyên khoa thần kinh cột sống đầu tiên tại Việt Nam:

  • Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic): 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Chiropractic chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thăm khám và lập phác đồ phù hợp với tình trạng. Người bệnh an tâm bác sĩ sẽ thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng trên cột sống, nhằm điều chỉnh các sai lệch, từ đó giải phóng các dây thần kinh giúp các triệu chứng đau cơ, chuột rút giảm dần.
  • Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng: Sử dụng vận động cơ học, ánh sáng, nhiệt, sóng âm… nhằm tác động sâu đến các mô tổn thương, kích thích tái tạo mô, từ đó chữa lành cơn đau và cải thiện khả năng vận động của người bệnh. Đặc biệt hơn, quá trình vật lý trị liệu tại ACC có sự hỗ trợ bởi trang thiết bị hiện đại như tia laser cường độ cao thế hệ IV, công nghệ sóng xung kích Shockwave,… giúp gia tăng hiệu quả trong điều trị, rút ngắn thời gian hồi phục và cải thiện khả năng vận động cho các cơ suy yếu do chuột rút, đặc biệt là phần chi dưới.

Hơn hết, ACC còn có quy trình quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên chu đáo, mang đến cho bệnh nhân trải nghiệm điều trị thoải mái, hài lòng. Sau điều trị, bác sĩ còn hướng dẫn bệnh nhân cách ăn uống, tập luyện tại nhà giúp phòng ngừa chuột rút để thoải mái vận động và sinh hoạt hàng ngày.

chuột rút

Bác sĩ ACC thực hiện nắn chỉnh và đưa cấu trúc xương, khớp về đúng vị trí tự nhiên ban đầu, giải phóng các chèn ép dây thần kinh gây đau nhức cơ bắp.

7.3 Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu

Bên cạnh liệu trình điều trị kết hợp ưu việt kể trên, để đáp ứng được nhu cầu điều trị các bệnh lý liên quan đến cơ, dây chằng,… trong đó có chuột rút, hiện nay phòng khám ACC còn mang đến phương pháp Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu. Phương pháp trị liệu bằng tay được thực hiện bởi chuyên viên giàu kinh nghiệm, kết hợp cùng các dụng cụ vật lý trị liệu, tác động chính xác vào các mô cơ giúp người bệnh đẩy lùi cơn đau nhức và tăng tuần hoàn máu, nhờ đó ngăn ngừa tình trạng chuột rút.

>> Đừng chần chừ, đặt lịch khám để được tư vấn điều trị tình trạng chuột rút tại phòng khám ACC ngay hôm nay!

8. Các biện pháp phòng ngừa chuột rút

Ngoài tìm hiểu cách xử lý khi bị chuột rút, để ngăn ngừa tình trạng này diễn ra bạn cần chú ý:

8.1 Vận động nhẹ nhàng

Bạn có thể tập các bài tập thư giãn cơ bắp thông qua đi bộ, đạp xe nhẹ nhàng, xoa bóp cơ bắp, xoa duỗi tay chân,… Điều này giúp các cơ được thư giãn, hoạt động, đồng thời máu huyết lưu thông hiệu quả. 

8.2 Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Trong chế độ ăn uống bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất. Một số loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung để ngăn ngừa chuột rút như thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, chuối, lê, xoài, sầu riêng, lựu,…

8.3 Hạn chế dùng chất kích thích

Như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… bởi những loại thức uống này có tác dụng lợi niệu khiến cơ thể dễ mất nước, từ đó dễ dẫn đến bị chuột rút. 

8.4 Uống nước đầy đủ

Cần uống đủ nước trong cả ngày, tối thiểu 1,5 lít nước/ngày giúp cơ thể không bị mất nước, chất điện giải. 

8.5 Khởi động kỹ trước khi tập luyện

Đối với các vận động viên, đặc biệt là bơi lội, điền kinh,… cần khởi động, giãn cơ bắp trước và sau mỗi lần tập luyện giúp hạn chế tình trạng co cơ, chuột rút gây chấn thương. 

8.6 Không tắm nước quá lạnh

Nhất là tắm vào thời điểm mùa đông, tắm bơi ở hồ, sông, bể bơi ngoài trời,… Bởi nước lạnh khiến các cơ co lại, dễ bị chuột rút hơn. 

8.7 Phụ nữ mang thai vận động nhẹ nhàng

Để hạn chế chuột rút ở thai phụ, bạn nên đi bộ mỗi ngày khoảng 15 – 20 phút. Đồng thời nên bổ sung sắt, canxi, magie, axit folic,… theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa chuột rút. 

>> Xem thêm: Vì sao phụ nữ thường đau nhức xương khớp sau sinh?

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi chuột rút là gì và có nguy hiểm hay không. Nếu bạn gặp phải tình trạng chuột rút thường xuyên, kéo dài, kèm theo là các triệu chứng khác như mệt mỏi, da xanh xao, tiểu nhiều,… thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục