“Thưa bác sĩ, tập phục hồi sau phẫu thuật dây chằng chéo trước có khó không? Khi nào tôi có thể bắt đầu tập luyện được?” Đây là thắc mắc của một bệnh nhân gửi về cho phòng khám ACC. Việc tập phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước cũng được rất nhiều người quan tâm, nên ACC sẽ tổng hợp và giải thích rõ qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vì sao cần tập phục hồi chức năng sau mổ dây chằng gối?
Bởi vì việc tập luyện rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị. Cụ thể, các bài tập có tác dụng:
- Hỗ trợ giảm đau và sưng viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi những mô mềm vùng gối, hỗ trợ lưu thông máu và ngăn ngừa hình thành huyết khối sau phẫu thuật.
- Tăng khả năng vận động khớp, gia tăng sức mạnh các nhóm cơ, từ đó hạn chế tình trạng cứng khớp (thường xảy ra ở bệnh nhân phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước và rách sụn chêm).
Một số người lựa chọn mổ dây chằng chéo trước khi có chấn thương xảy ra vì nghĩ rằng đây là cách chữa lành thương tổn ở dải mô mềm này nhanh chóng. Tuy nhiên, đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không? Chi phí bao nhiêu và có…
2. Khi nào có thể tập phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước?
Tập ngay sau mổ và kéo dài vài tháng (hoặc chia theo từng giai đoạn) theo sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn:
- Khi nằm viện, chương trình phục hồi chức năng thường bắt đầu vào ngày sau phẫu thuật và tiếp tục hàng ngày cho đến khi xuất viện. Tuy nhiên ở giai đoạn này, bệnh nhân cần thực hiện sinh hoạt và luyện tập với nẹp gối, tập đi lại và lên xuống cầu thang để bảo vệ dây chằng mới, tránh chấn thương.
- Sau khi xuất viện, người bệnh cần tích cực tập luyện theo sự hướng dẫn của người có chuyên môn, có thể tập tại nhà hoặc đến trung tâm vật lý trị liệu để được theo dõi sát sao và tăng hiệu quả tập luyện.
3. Hướng dẫn tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước
Chuyên viên Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng ACC hướng dẫn các bài tập sau mổ dây chằng chéo trước:
3.1. Bài tập 1: Gập – duỗi ngón chân
– Gập và duỗi ngón chân lên xuống, thực hiện 2 – 3 hiệp, 10 lần/hiệp.
– Lợi ích: Gia tăng tuần hoàn máu, giảm sưng đau, giảm viêm đáng kể.
3.2. Bài tập 2: Gập – duỗi và xoay cổ chân
– Gập bàn chân lên xuống nhẹ nhàng, thực hiện 2 – 3 hiệp, 10 lần/hiệp.
– Xoay cổ chân theo chiều kim đồng hồ, kết hợp hít thở đều, thực hiện 2 – 3 hiệp, 10 lần/hiệp.
– Lợi ích: Gia tăng tuần hoàn máu cho khớp.
3.3. Bài tập 3: Gập – duỗi cổ chân với dây tập đàn hồi
– Tư thế ngồi, co 1 chân khỏe để giữ thăng bằng, chân phẫu thuật để thẳng.
– Buộc dây vòng xuống lòng bàn chân phẫu thuật và dùng tay nắm giữ dây.
– Gập duỗi bàn chân lên xuống, thực hiện 2 – 3 hiệp, 10 lần/hiệp.
– Lợi ích: Giúp tăng cường sức mạnh cơ bàn chân.
3.4. Bài tập 4: Nâng thẳng chân trên giường
– Nằm ngửa, co 1 bên chân khỏe, nâng thẳng chân phẫu thuật lên khỏi giường ngang bằng đầu gối chân co.
– Giữ thẳng chân phẫu thuật và nâng lên khỏi giường, lặp lại 2 – 3 hiệp, 10 lần/hiệp.
– Lợi ích: Giúp gia tăng sức mạnh các nhóm cơ chân.
3.5. Bài tập 5: Cử động gập khớp gối
– Co nhẹ chân phẫu thuật lên, sau đó từ từ hạ xuống, lặp lại 2 – 3 hiệp, 10 lần/hiệp.
– Lợi ích: Gia tăng sức mạnh và tăng tầm vận động khớp gối, hạn chế cứng khớp.
– Lưu ý: Bài tập này bỏ nẹp gối, cần được sự tham vấn của bác sĩ.
4. Bệnh nhân sau mổ dây chằng lưu ý gì khi tập luyện?
Để việc tập luyện đạt hiệu quả và an toàn tối đa, người bệnh cần ghi nhớ:
– Tập luyện sau mổ dây chằng chéo trước không khó nhưng cần có sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu.
– Không nên tự ý bỏ nẹp gối khi tập luyện nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ, đặc biệt là trong 4 tuần đầu. Bạn chỉ có thể bỏ nẹp khi nghỉ ngơi.
– Không tập luyện quá sức.
– Không cố gắng co gối quá mức vượt hơn 120 độ.
– Kết hợp bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung Glucosamine trong quá trình tập luyện nhằm tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, đồng thời tạo dịch khớp để khớp linh hoạt hơn, ngăn ngừa khô khớp.
Nếu tập luyện tại phòng khám ACC, bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu giỏi hướng dẫn tận tình, giám sát và theo dõi tiến triển bệnh nghiêm ngặt; đồng thời còn tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng bệnh nhân.
Chưa kể, liệu trình tập luyện sau mổ dây chằng chéo trước còn có sự hỗ trợ của máy móc và thiết bị hiện đại giúp bệnh nhân đạt được hiệu quả tốt nhất trong thời gian ngắn nhất, sớm quay lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Bạn có thể đặt hẹn TẠI ĐÂY để được hỗ trợ thời gian thăm khám sớm nhất.
Bài viết liên quan: > Đứt dây chằng chéo trước: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị > Mổ dây chằng đầu gối bao lâu có thể đi lại được?