Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Cách đi bộ an toàn

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Erik W. Waardenburg
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là băn khoăn của nhiều người do đặc thù của bệnh lý thường gây đau nhức khi vận động. Không chỉ vậy, nếu đi bộ không đúng cách cũng có thể làm bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Bài viết dưới đây chia sẻ một số thông tin giúp bệnh nhân giải đáp thắc mắc này. Cùng tìm hiểu ngay.

1. Tìm hiểu về thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng sụn khớp bị mài mòn, trở nên xù xì và mỏng, giảm tính đàn hồi và không bảo vệ được đầu xương. Khi khớp gối bị thoái hóa, xương của khớp gối bị cọ xát mạnh vào nhau dẫn đến cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội; khớp sưng tấy, cứng và giảm khả năng vận động.

Nguyên nhân phổ biến nhất của thoái hóa khớp gối là do tuổi tác. Vì khả năng tự chữa lành của sụn giảm dần theo thời gian nên đa số mọi người khi lớn tuổi đều gặp tình trạng thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, một số yếu tố khiến khớp gối ở độ tuổi sớm hơn là do:

  • Chấn thương khớp gối do luyện tập thể thao quá độ, tai nạn,…
  • Thừa cân gây áp lực lên khớp gối dẫn đến tổn thương và thoái hóa.
  • Sử dụng khớp quá độ, lặp đi lặp lại một động tác sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa sụn khớp.
  • Sinh hoạt sai tư thế như ngồi, nằm hay cúi gập người sai cách, khuân vác vật nặng thường xuyên,…
  • Chế độ ăn uống chưa khoa học, không bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, glucosamine, chondroitin.
  • Bệnh nhân mắc một số bệnh lý như loãng xương, nhiễm trùng khớp, viêm khớp dạng thấp,…
  • Bàn chân bẹt gây căng thẳng cho các dây chằng bên đầu gối. Điều này làm khớp gối dễ bị lệch và tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
thoái hoas khớp gối có nên đi bộ
Thoái hóa khớp gối gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, khiến bệnh nhân di chuyển khó khăn.

2. [Giải đáp] Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Câu trả lời là CÓ THỂ. Đi bộ là một hoạt động tương đối nhẹ, ít tác động đến đầu gối nên người bệnh thoái hóa khớp gối có thể tập luyện. Hơn nữa, nếu đi bộ đúng cách còn giúp cải thiện tích cực các triệu chứng đau nhức, cứng, cử động khó khăn,… do thoái hóa khớp gối gây ra.

Tuy nhiên, người bệnh cần đi bộ trong thời gian phù hợp theo tình trạng bệnh (mức độ tổn thương khớp và các triệu chứng). Không nên gắng sức vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khớp gối bị thoái hóa. Nếu cảm thấy lo lắng về việc đi bộ, người bệnh có thể tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.

Những trường hợp không nên đi bộ hoặc cần hạn chế:

  • Đau nhức khớp gối nghiêm trọng, sưng viêm nặng.
  • Thoái hóa khớp gối giai đoạn cuối với biến dạng khớp.
  • Có chấn thương hoặc viêm khớp cấp tính kèm theo.
Người bị thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ?

Người bị thoái hoá khớp gối vẫn có thể chạy bộ, miễn là bạn vận động phù hợp với sức khỏe xương khớp của mình. Bởi theo một số nghiên cứu, chạy bộ không gây tác động xấu đến sức khỏe của người bị thoái hóa khớp gối. Ngược lại, chạy bộ có thời gian tiếp xúc với mặt đất ngắn, chiều dài sải chân dài. Điều này giúp giảm tải trọng lên khớp gối, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoái hóa ở khu vực này hiệu quả.

3. Lợi ích của việc đi bộ đối với tình trạng thoái hóa khớp gối

Đi bộ là hình thức vận động không chỉ hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể. Cụ thể:

  • Đi bộ thường xuyên giúp mạch máu giãn nở, từ đó tăng cường tuần hoàn máu để cung cấp oxy và dưỡng chất đến các mô. Điều này giúp giảm viêm và sưng tấy ở đầu gối.
  • Duy trì thói quen đi bộ giúp kéo căng vùng cơ, hệ dây chằng ở chân. Nhờ vậy giúp khớp gối bị thoái hóa phục hồi thuận lợi và hoạt động linh hoạt hơn.
  • Đi bộ đúng cách giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp chân xung quanh khớp gối. Khi đó, các bó cơ có thể gánh bớt trọng lượng của cơ thể. Điều này giúp giảm áp lực đè nặng lên đầu gối, từ đó cải thiện cơn đau nhức do thoái hóa gây ra.
  • Đi bộ thường xuyên giúp kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng dư thừa cân làm tăng áp lực lên khớp gối.
  • Ngoài ra, việc đi bộ đúng cách còn giúp bệnh nhân thoái hóa khớp gối ngủ ngon hơn; cải thiện khả năng giữ thăng bằng; giảm căng thẳng, lo âu; hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng tim mạch.
thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không
Đi bộ hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh thoái hóa khớp gối mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể.

4. Người bị thoái hóa khớp nên đi bộ như thế nào để an toàn?

Trước tiên, người bị thoái hóa khớp nên kiểm tra sức khỏe với bác sĩ để xác định liệu tình trạng khớp có phù hợp với việc đi bộ hay không. Nếu được khuyến khích vận động, hãy thực hiện các bước sau để đi bộ an toàn và hiệu quả:

4.1 Lựa chọn giày phù hợp, quần áo thoải mái

Người bệnh nên lựa chọn giày đi bộ chuyên dụng, có kích cỡ phù hợp, thoải mái, đế giày mềm dẻo với bề mặt có nhiều rãnh nhỏ để tăng độ bám đường. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên chọn mặc quần áo thoải mái, co giãn tốt để dễ dàng vận động hơn.

4.2 Chọn địa hình đi bộ phù hợp

Khi đi bộ, bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên chọn tuyến đường có địa hình bằng phẳng, không gồ ghề, thông thoáng và ít phương tiện giao thông qua. Đồng thời, môi trường đi bộ cần có không khí trong lành và nhiệt độ dễ chịu. Một số khu vực bệnh nhân có thể chọn để đi bộ như công viên, vỉa hè,…

bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ

4.3 Thời gian và cường độ đi bộ hợp lý

Để thuyên giảm cơn đau và cường độ đau, bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên đi bộ vào sáng sớm hoặc buổi tối. Bên cạnh đó, để tránh gây áp lực lên khớp gối người bệnh nên đi bộ 30 – 60 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu bệnh nhân chỉ nên đi bộ 5 phút/ngày. Sau khi đã quen với việc luyện tập, người bệnh có thể cố gắng đi lâu hơn và xa hơn lộ trình ban đầu.

4.4 Khởi động trước khi đi bộ

Trước khi đi bộ, người bệnh cần khởi động nhẹ nhàng bằng các động tác gập duỗi, căng cơ trong khoảng 5 – 10 phút. Điều này giúp làm nóng cơ bắp và các khớp, từ đó giảm nguy cơ chấn thương hoặc cảm giác đau đầu gối đột ngột.

4.5 Kết hợp nghỉ ngơi hợp lý

Khi đi bộ, nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu bạn nên nghỉ ngơi, không ép cơ thể vận động quá sức. Bên cạnh đó, nếu cảm thấy các triệu chứng bất thường như đau gối nhiều, đầu gối sưng tấy,… thì nên tạm dừng việc đi bộ và tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.

5. Một số lưu ý khi đi bộ người bệnh thoái hóa khớp gối nên biết

Bên cạnh tìm hiểu người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không, bệnh nhân cần nắm một số lưu ý sau:

  • Hãy đếm số bước đi bộ: Bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên đếm số bước chân trong mỗi lần luyện tập. Số bước chân mục tiêu là khoảng 6000 bước/ngày. Tuy nhiên, giai đoạn đầu bệnh nhân nên đi bộ với mục tiêu nhỏ hơn và tăng dần theo khả năng của bản thân.
  • Điều chỉnh tốc độ đi bộ bằng cách theo dõi nhịp tim: Để điều chỉnh tốc độ đi bộ phù hợp, bệnh nhân nên duy trì nhịp tim dao động trong khoảng 50 – 70% nhịp tim tối đa. Giá trị của nhịp tim tối đa có thể tính theo công thức: 220 – số tuổi của người tập luyện.

Ví dụ: Bệnh nhân 40 tuổi thì nhịp tim tối đa là 220 – 40 = 180. Theo đó, để có tốc độ đi bộ đúng bệnh nhân duy trì nhịp tim dao động trong khoảng 50 – 70% nhịp tim tối đa, nghĩa là ở khoảng 90 – 126.

  • Thăm khám định kỳ: Bệnh nhân cần thăm khám định kỳ với bác sĩ để kiểm tra tình trạng khớp gối. Đồng thời, bác sĩ còn đưa ra lời khuyên về việc luyện tập, chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp hỗ trợ cải thiện bệnh lý hiệu quả.
điều trị thoái hoóa khớp gối
Bệnh nhân nên thăm khám sức khỏe xương khớp định kịp để phát hiện sớm các triệu chứng thoái hóa để điều trị kịp thời

6. Bị thoái hóa khớp gối nên điều trị như thế nào để hiệu quả, an toàn?

Mục tiêu của y học hiện đại là điều trị bảo tồn, tập trung xử lý nguyên nhân gây bệnh và phòng ngừa tái phát hiệu quả. Chính vì vậy, để điều trị thoái hóa khớp gối, bác sĩ tại phòng khám ACC luôn ưu tiên các liệu trình KHÔNG DÙNG THUỐC – KHÔNG PHẪU THUẬT đảm bảo chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, bao gồm:

  • Trị liệu thần kinh cột sống: Đây là phương pháp chính trong điều trị các bệnh lý xương khớp tại phòng khám ACC. Theo đánh giá của chuyên gia y tế hàng đầu thế giới, trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương khớp) mang lại hiệu quả điều trị cao, an toàn. Theo đó, bác sĩ chuyên môn giỏi tại ACC sẽ dùng tay để thực hiện nắn chỉnh cấu trúc sai lệch ở khớp gối, giải phóng áp lực và khôi phục cân bằng cơ thể. Đồng thời, quá trình nắn chỉnh còn kích thích cơ chế tự làm lành của cơ thể giúp xoa dịu cơn đau một cách tự nhiên.
  • Hướng dẫn bài tập vật lý trị liệu tại nhà: Chuyên gia vật lý trị liệu tại ACC thiết kế các bài tập thể dục riêng cho từng bệnh nhân. Các bài tập này sẽ giúp phục hồi cơ bắp bị co cứng, khôi phục sự linh hoạt, dẻo dai của khớp gối. Chuyên viên ACC sẽ luôn đồng hành cùng bệnh nhân để đảm bảo thực hiện động tác thể dục đúng chuẩn. Từ đó đạt kết quả điều trị tối ưu và hạn chế các chấn thương không đáng có.
  • Điều chỉnh hình dạng bàn chân: Đây là giải pháp quan trọng trong điều trị bàn chân bẹt – yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối. Phương pháp giúp định hình lại cấu trúc bàn chân, đồng thời tạo cân bằng ở khớp gối. Nhờ đó giảm áp lực lên khớp gối, hỗ trợ cải thiện cơn đau nhức cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
  • Công nghệ sóng xung kích Shockwavetia laser thế hệ IV: Hai thiết bị vật lý trị liệu tác động vào những điểm đau với tần suất phù hợp, thúc đẩy quá trình tái tạo các mô và tế bào bị tổn thương. Qua đó góp phần giảm đau và phục hồi khả năng vận động của khớp gối.
thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ
Tia laser thế hệ IV có khả năng thâm nhập sâu tới các mô bị tổn thương giúp chữa đau thoái khóa khớp gối hiệu quả.

Bên cạnh xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ ACC còn tư vấn tận tình chế độ dinh dưỡng phù hợp, thói quen sinh hoạt tốt. Nhờ vậy giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe xương khớp, từ đó an tâm tận hưởng cuộc sống.

>> Khi nhận thấy các triệu chứng thoái hóa khớp gối, bệnh nhân hãy LIÊN HỆ phòng khám ACC để loại bỏ cơn đau hiệu quả – an toàn nhé.

Qua bài viết này, chắc hẳn bệnh nhân đã có câu trả lời cho thắc mắc bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không. Nhìn chung, đi bộ đúng cách với tần suất phù hợp sẽ hỗ trợ bệnh nhân thoái hóa khớp gối giảm đau nhức hiệu quả. Nhưng song song với đi bộ, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Qua đó tăng khả năng chữa trị cho bệnh nhân lên mức tối ưu.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục