Bàn chân bẹt ở trẻ là dị tật khá phổ biến ở các nước Châu Á và phương Tây. Bệnh lý này nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp, khả năng vận động của bàn chân và gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, nếu phát hiện và chữa trị sớm trong “độ tuổi vàng”, trẻ sẽ nhanh phục hồi và không gặp nhiều hạn chế trong các hoạt động thường ngày.
- 1. Bàn chân bẹt là gì?
- 2. Nhận biết dấu hiệu bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em
- 3. Nguyên nhân gây bệnh bàn chân bẹt
- 4. Bàn chân bẹt ở trẻ có nguy hiểm không?
- 5. Khi nào trẻ nên đi khám bàn chân bẹt?
- 6. Cách điều trị bàn chân bẹt ở trẻ em
- 7. Nên điều trị bàn chân bẹt cho trẻ ở đâu tốt?
- 8. Cha mẹ cần lưu ý những gì khi con mắc hội chứng bàn chân bẹt?
- 9. Các câu hỏi thường gặp về hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em
1. Bàn chân bẹt là gì?
Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân (vòm bàn chân) bằng phẳng, không có hõm cong tự nhiên khi đứng trên mặt sàn.
Vòm bàn chân có cấu tạo gồm các cơ và dây chằng nối xương ở phần giữa, trước và sau thắt chặt. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt (không có vòm bàn chân) do cấu trúc bàn chân của trẻ chủ yếu là các mô mềm. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi, vòm bàn chân sẽ bắt đầu phát triển hoàn thiện. Ở giai đoạn này, nếu hõm bàn chân của trẻ vẫn chưa phát triển thì trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.
Bàn chân bẹt là một dị tật phổ biến, có đặc điểm đặc trưng là mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không có vòm cong tự nhiên khi đứng trên sàn nhà. Bệnh bàn chân bẹt thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn,…
2. Nhận biết dấu hiệu bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em
Hội chứng bàn chân phẳng ở trẻ có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như:
- Lòng bàn chân của trẻ phẳng lì, có khuynh hướng áp cạnh trong (phần vòm) của bàn chân xuống đất khi đi đứng.
- Khi đứng quay mặt vào tường, góc cạnh mắt cá chân của trẻ cong khá nhiều, khớp gối có xu hướng chụm vào nhau.
- Cha mẹ có thể kiểm tra bằng cách làm ướt chân trẻ bằng nước màu, sau đó cho trẻ in bàn chân lên cát hoặc giấy trắng, nếu thấy dấu chân in hiện rõ toàn bộ bàn chân, không để lại hõm cong thì chứng tỏ trẻ có tật bàn chân bẹt.
- Trẻ bị tật bàn chân bẹt còn thường xuyên phàn nàn về các cơn đau ở bàn chân, mắt cá, đầu gối hoặc có những biểu hiện vụng về hay gặp khó khăn trong khi chơi thể thao.
>> Để kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ, bạn tham khảo CHI TIẾT TẠI ĐÂY
3. Nguyên nhân gây bệnh bàn chân bẹt
Bệnh lý bàn chân bẹt có thể do:
- Thói quen đi dép hoặc xăng-đan có đế lót phẳng từ nhỏ: Điều này khiến cho hệ thống dây chằng và cơ ở bàn chân không được phát triển tốt, dẫn đến sụp vòm bàn chân.
- Di truyền: Bàn chân bẹt có phải bẩm sinh không? Dị tật bàn chân bẹt bẩm sinh do di truyền nếu ba mẹ có tiền sử bị hội chứng bàn chân bẹt. Hoặc trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân cũng có thể phát triển thành bàn chân bẹt.
- Béo phì: Đây là yếu tố làm tăng áp lực lên bàn chân, khiến cho vòm bàn chân sụp xuống và biến dạng.
- Dây chằng lỏng lẻo: Dây chằng là một dải mô kết nối các xương với nhau, giữ vai trò quan trọng trong việc định hình vòm cong bàn chân. Khi dây chằng lỏng lẻo, các xương bàn chân không được cố định tốt, dẫn đến mất vòm cong bàn chân.
- Chênh lệch chiều dài của hai chân: Nếu 1 trong 2 chân dài hơn bên còn lại, bàn chân của bên chân dài hơn sẽ có vòm phẳng hơn nhằm tạo sự cân bằng. Mất cân bằng chiều dài chân có thể gây ra sự bất thường ở cột sống như vẹo cột sống.
- Một số nguyên nhân khác: Hội chứng Ehlers-Danlos, hội chứng tăng động khớp hoặc các bệnh ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh như bại não, nứt đốt sống, loạn dưỡng cơ có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng bàn chân bẹt.
4. Bàn chân bẹt ở trẻ có nguy hiểm không?
Tác hại của bàn chân bẹt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bệnh lý này không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Bởi lẽ, vòm bàn chân có vai trò rất quan trọng trong việc chịu lực, cân bằng, giúp đi đứng nhẹ nhàng và giảm phản lực từ mặt đất dội lên bàn chân. Với những trẻ mắc chứng bàn chân bẹt (không có vòm bàn chân) sẽ gây mất cân bằng cả cơ thể, khả năng vận động hạn chế, chạy nhảy dễ bị ngã do bàn chân không đủ linh động.
Ngoài ra, dị tật bàn chân bẹt ở trẻ em còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
Biến dạng bàn chân: Trẻ có bàn chân bẹt khi đi lại, phần cạnh trong của bàn chân sẽ áp sát xuống mặt đất, lâu dần sẽ khiến bàn chân bị biến dạng.
Viêm hoặc thoái hóa khớp gối: Cấu trúc bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi người bệnh đi lại và chạy nhảy, dẫn đến khớp gối cũng bị xoay lệch. Đây chính là căn nguyên gây viêm, thoái hóa khớp gối.
Ảnh hưởng đến lưng và cổ: Sự mất cân bằng cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến lưng và cổ, gây ra các cơn đau khó chịu tại khu vực này.
Có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý khác: Cong vẹo cột sống, ngón chân cái có cấu trúc bất thường, viêm bao hoạt dịch ngón cái, gãy xương, đau xương cẳng chân, viêm khớp bàn chân, gai gót chân, viêm cân gan chân…
Có thể bạn quan tâm: > Bàn chân bẹt và biến chứng vẹo cột sống > Trẻ bị bàn chân bẹt có chữa được không?
5. Khi nào trẻ nên đi khám bàn chân bẹt?
Bàn chân là nền tảng nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Việc chậm trễ trong chữa trị hội chứng bàn chân bẹt có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
Trẻ em nên được thăm khám bàn chân bẹt từ sớm sẽ giúp quá trình điều trị đơn giản và dễ dàng hơn, đặc biệt là trẻ từ 3 đến 7 tuổi. Đây được ví là “độ tuổi vàng” điều trị bàn chân bẹt ở trẻ, bởi nếu chữa trị đúng cách trẻ có thể có một cuộc sống bình thường, không hạn chế trong các hoạt động. Từ sau độ tuổi này đến khi trẻ đủ 12 tuổi, việc tạo vòm chân mang lại hiệu quả thấp và cần nhiều thời gian mang đế chỉnh hình hơn.
Vì vậy, khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bàn chân bẹt, bố mẹ nên đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt để tránh bỏ lỡ “độ tuổi vàng” chữa trị bàn chân bẹt.
6. Cách điều trị bàn chân bẹt ở trẻ em
6.1. Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân
Nếu được phát hiện sớm, sử dụng đế chỉnh hình bàn chân là phương pháp an toàn, hiệu quả để điều trị bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ.
Đế chỉnh hình là một dụng cụ hỗ trợ, được thiết kế đặc biệt theo kích thước bàn chân mỗi bé, đặt vào giày hoặc dép nhằm giúp tái tạo vòm bàn chân, nâng đỡ bàn chân và ngăn ngừa các biến chứng do bàn chân bẹt gây ra.
Với những trẻ từ 3 – 7 tuổi, thường xuyên mang đế chỉnh hình sẽ giúp tái tạo vòm chân hiệu quả, giúp cấu trúc bàn chân trở về vị trí cân bằng. Trẻ sau 7 tuổi đến đủ 12 tuổi, hiệu quả tạo vòm bàn chân sẽ thấp hơn và trẻ phải mang đế chỉnh hình trong thời gian dài.
Lưu ý: Phụ huynh không nên tự mua đế chỉnh hình bàn chân có sẵn trên thị trường. Bởi mỗi trẻ có độ bẹt bàn chân khác nhau, thậm chí là 2 chân cao thấp chênh nhau vài milimet. Vì thế, nếu sử dụng đế giày chỉnh hình không đúng kích thước hoặc không phù hợp có thể khiến lõm bàn chân của trẻ quá nông hoặc quá sâu. Từ đó dẫn đến việc điều trị chứng bàn chân bẹt không mang lại hiệu quả cao. Do đó, phụ huynh nên đưa trẻ đến các đơn vị chữa bàn chân bẹt uy tín để đo kích thước bàn chân và làm cho bé đế chỉnh hình y khoa phù hợp.
6.2. Phẫu thuật bàn chân bẹt – Khi nào cần thực hiện?
Phẫu thuật là một trong những cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ em. Sử dụng phương pháp phẫu thuật không được các bác sĩ khuyến khích để điều trị bàn chân bẹt cho trẻ dưới 8 tuổi hoặc gặp dị tật ít nghiêm trọng vì tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn, mất nhiều thời gian hồi phục.
Vậy bàn chân bẹt khi nào nên phẫu thuật? Phẫu thuật chỉ áp dụng trong trường hợp trẻ gặp vấn đề dị tật về chân quá nặng, cấu trúc xương biến dạng nghiêm trọng,… Đặc biệt, ba mẹ nên đưa trẻ đi tầm soát bàn chân bẹt sớm, để điều trị trong độ tuổi vàng, hiệu quả cao, giảm nguy cơ phải phẫu thuật.
Nhiều người không có vòm bàn chân thường có xu hướng lựa chọn phương pháp mổ bàn chân bẹt để điều trị. Tuy nhiên, họ không biết rằng thực tế giải pháp này không phải là lựa chọn tốt nhất cho mọi trường hợp. Bàn chân bẹt là một dạng…
6.3. Rèn luyện thể chất
Rèn luyện thể chất là một trong những cách hỗ trợ chữa bàn chân bẹt ở trẻ em. Cụ thể, một số bài tập đơn giản như co giãn gót chân, nâng vòm bàn chân, lăn chân với bóng tennis… có thể hỗ trợ điều trị chứng bàn cho bẹt. Tuy nhiên, biện pháp này không phát huy hiệu quả tốt nếu chỉ tiến hành đơn lẻ, nên kết hợp việc rèn luyện với sử dụng đế chỉnh hình bàn chân.
Bài viết liên quan:
- Mách nhỏ 7 bài tập hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt
- Trẻ bị bàn chân bẹt: Bố mẹ nên và không nên làm gì?
- Các cách trị đau gót chân dễ thực hiện tại nhà
7. Nên điều trị bàn chân bẹt cho trẻ ở đâu tốt?
Phòng khám ACC – Đơn vị chữa bàn chân bẹt và các bệnh lý cơ xương khớp uy tín, được tín nhiệm bởi hàng chục ngàn bệnh nhân đã được chữa khỏi.
Đưa trẻ đến đây thăm khám, phụ huynh hoàn toàn yên tâm bởi:
- Thiết kế đế chỉnh hình bàn chân cá nhân hóa: Các bác sĩ tại ACC sẽ kiểm tra chính xác độ bẹt bàn chân của mỗi trẻ nhờ sử dụng công nghệ định vị và đo độ dày bàn chân Cad-Cam hiện đại của Thụy Sỹ. Từ các chỉ số đo được, bác sĩ sẽ đánh giá độ cân bằng chân và mô phỏng hình 3 chiều của bàn chân để chỉ định làm đế chỉnh hình có kích thước, độ cứng phù hợp với mỗi trẻ, giúp nâng đỡ và tái tạo vòm bàn chân tốt nhất
- Bác sĩ giàu kinh nghiệm, lên kế hoạch điều trị chuẩn xác: ACC sở hữu đội ngũ bác sĩ nước ngoài (từ Mỹ, Pháp, Hàn Quốc và New Zealand) và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Nhờ đó chẩn đoán chuẩn xác, lên kế hoạch điều trị tối ưu, mang lại hiệu quả cao.
- Lịch thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng: Bệnh nhân điều trị tại phòng khám ACC có lịch thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng. Mỗi lần thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tiến triển của việc điều trị và điều chỉnh lại đế cho phù hợp với sự tăng trưởng của trẻ.
- Hướng dẫn các bài tập cho bàn chân bẹt cho trẻ giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị: Trẻ sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện các bài tập giúp thúc đẩy hình thành vòm bàn chân, tối ưu kết quả điều trị bàn chân bẹt.
- Trẻ được hướng dẫn dinh dưỡng và các bài tập vật lý trị liệu tại nhà phù hợp: Trong suốt giai đoạn điều trị chứng bàn chân bẹt, trẻ được hướng dẫn dinh dưỡng và các bài tập vật lý trị liệu tại nhà phù hợp giúp phát triển chiều cao và thể chất toàn diện.
Mời bạn cùng tham khảo bài tập dành cho trẻ bàn chân bẹt cùng ACC sau đây:
> Liên hệ với phòng khám ACC để được tư vấn chi tiết, điều trị hội chứng bàn chân bẹt cho trẻ đúng cách.
8. Cha mẹ cần lưu ý những gì khi con mắc hội chứng bàn chân bẹt?
Khi bé mắc hội chứng bàn chân bẹt, phụ huynh cần lưu ý:
- Không cho trẻ hình thành thói quen mang dép tông hay sandal trên bề mặt đất cứng. Bởi phần đế của những loại giày này không có khả năng hỗ trợ vòm bàn chân tốt.
- Chọn giày có kích thước phù hợp với bàn chân của trẻ, không quá rộng hay quá chật, tránh cho trẻ đi giày có đế quá dày hoặc quá mỏng.
- Cho trẻ tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe và linh hoạt cho các cơ và dây chằng ở bàn chân.
- Không sử dụng lại đế chỉnh hình cũ đã qua sử dụng vì thông số bàn chân của mỗi người là khác nhau.
9. Các câu hỏi thường gặp về hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em
Với băn khoăn thường gặp về bệnh lý bàn chân bẹt ở trẻ, chuyên gia ACC sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp như sau:
9.1. Trẻ bị bàn chân bẹt có nên chạy bộ không?
Có, nhưng nên sử dụng loại giày chuyên biệt và có lót đế chỉnh hình phù hợp với kích thước vòm bàn chân.
9.2. Loại giày nào tốt cho trẻ khi mang đế chỉnh hình? Xăng-đan có được không?
Chuyên gia ACC: Nhìn chung, giày thể thao là lựa chọn tốt nhất vì loại giày này vừa mang lại sự cân bằng, vững chãi, vừa cho phép chân vận động linh hoạt. Xăng-đan cũng là một phương án thay thế hợp lý nhưng phải là loại-xăng đan có quai hỗ trợ cổ chân và ngón chân thì mới mang lại hiệu quả.
>Xem thêm: Chọn giày dép cho trẻ bị bàn chân bẹt theo lời khuyên của chuyên gia
9.3. Trẻ mang đế chỉnh hình mà ít vận động thì có tác dụng không?
Chuyên gia ACC: Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, việc kết hợp các bài tập tăng cường cơ chân và vận động toàn bộ cơ thể là điều không thể thiếu. Nếu trẻ chỉ ngồi khi mang đế chỉnh hình trong giày thì không thể đạt được hiệu quả tối đa trong quá trình điều trị.
Theo bác sĩ Wade Brackenbury (phòng khám ACC): “Trẻ nên mang đế chỉnh hình bất cứ khi nào di chuyển, thậm chí khi đi lại trong nhà. Đi càng thường xuyên thì thời gian cải thiện bàn chân bẹt càng ngắn”.
9.4. Trẻ có cần tuân thủ chế độ ăn uống đặc biệt nào bên cạnh việc mang đế chỉnh hình không?
Chuyên gia ACC: Trẻ em trong quá trình mang đế chỉnh hình bàn chân bẹt nên tuân thủ một chế độ dinh dưỡng phong phú, bao gồm các dưỡng chất như vitamin D, canxi và magie. Các dưỡng chất này giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương. Trẻ cần được cung cấp đủ vitamin D (thông qua ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn thực phẩm như sữa, trứng, cá…), canxi (sữa, sữa chua, rau xanh lá…) và magie (các loại hạt, hạt chia, hạt điều…).
Điều trị bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ càng sớm, hiệu quả hồi phục càng cao. Vì vậy, bố mẹ nên chủ động kiểm tra bàn chân bẹt cho trẻ từ 3 – 7 tuổi. Khi phát hiện những bất thường, phụ huynh hãy đưa trẻ đến phòng khám ACC để “chữa đúng cách, lành cơn đau” và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm về sau.
Nguồn tham khảo:
Cha mẹ nên kiểm tra bàn chân bẹt cho trẻ trước 2 tuổi
https://suckhoedoisong.vn/cha-me-nen-kiem-tra-ban-chan-bet-cho-tre-truoc-2-tuoi-n113023.html
What’s to know about flat feet?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/168608