Nhiều người có thói quen bẻ khớp ngón tay vì tiếng kêu rắc rắc thú vị và cảm giác thoải mái khi các khớp xương được thả lỏng. Tuy nhiên, liệu bẻ khớp ngón tay có hại không? Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này, hãy tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây. Tìm hiểu ngay!
1. Vì sao bẻ khớp ngón tay kêu rắc rắc?
Bẻ khớp ngón tay là việc sử dụng một lực bẻ, nắn hoặc vặn ngón tay, có thể tạo ra các tiếng kêu rắc rắc. Một số người thực hiện động tác này khi cảm thấy khớp nhức mỏi hoặc co cứng. Khi bẻ khớp ngón tay, bạn thường nghe thấy âm thanh rắc rắc, đây là do cử động bẻ khớp làm vỡ bong bóng nitơ trong dịch khớp.
Vì sao mọi người có thói quen bẻ khớp ngón tay? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Thích nghe âm thanh bẻ khớp: Những âm thanh rắc rắc khi bẻ khớp tay khiến mọi người cảm thấy thích thú.
- Thư giãn các khớp: Một số người nghĩ rằng việc bẻ khớp ngón tay giúp tạo ra nhiều không gian hơn trong khớp, nhờ đó giúp thư giãn khớp, cử động linh hoạt hơn.
- Giải tỏa căng thẳng, lo lắng: Một số người có thói quen thể hiện giảm căng thẳng, lo lắng thông qua việc bẻ khớp ngón tay. Bởi họ có thể nghĩ rằng nó không gây hại và âm thanh vui tai.
Việc bẻ khớp ngón tay khiến nhiều người cảm thấy thích thú bởi âm thanh, khớp tay được thư giãn hoặc chỉ là thói quen khi căng thẳng.
2. Bác sĩ giải đáp bẻ khớp ngón tay có hại không?
Bẻ khớp ngón tay có hại đến xương khớp. Mặc dù sau khi thực hiện, bạn có thể cảm thấy cơ xung quanh khớp tay được thư giãn, khớp linh hoạt hơn. Nhưng nếu bạn thường xuyên bẻ khớp và thực hiện sai cách thì sẽ khiến các mô nang liên kết xung quanh khớp ngón tay bị tổn thương dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như:
- Viêm khớp: Việc bẻ ngón tay thời gian dài sẽ làm mòn đi lớp tế bào sụn, gai xương chìa ra dẫn đến thoái hóa, tăng nguy cơ viêm khớp ngón tay.
- Trật khớp ngón tay: Bẻ khớp ngón tay sai cách, sử dụng lực quá mạnh có thể khiến ngón tay trật khỏi khớp, gâu đau nhức, biến dạng phần khớp bị tổn thương.
- Bong gân giãn dây chằng khớp ngón tay: Bẻ ngón tay có hại không? Được biết, khi bẻ ngón tay có thể làm tổn thương các dây chằng xung quanh khớp. Bởi lúc này, các cơ bị kéo căng quá mức, bị tác động lực lớn của việc bẻ khớp.
- Hao mòn mặt khớp: Việc bẻ ngón tay trong thời gian dài và liên tục có thể làm tăng sự cọ xát lên mặt khớp, từ đó làm hao mòn mặt khớp ngón tay. Lâu dần sẽ dẫn đến hao hụt chất sụn do tổn thương trước đó, ảnh hưởng đến chức năng của khớp.
- Ảnh hưởng sức khỏe khi về già: Khi lớp sụn khớp mất đi do bẻ ngón tay khiến gai xương mọc ra ảnh hưởng đến các mô xung quanh gây đau nhức, viêm sưng. Và tình trạng này càng diễn biến nghiêm trọng khi lớn tuổi, khi các khớp đang trong quá trình thoái hóa.
3. Một số điều cần lưu ý khi bẻ khớp ngón tay
Dưới đây là một số lưu ý mà bạn nên chú ý khi thực hiện bẻ khớp ngón tay:
- Không bẻ khớp ngón tay thường xuyên: Thực hiện bẻ khớp ngón tay chỉ khi thực sự cần thiết như cơ ngón tay mỏi và nên thực hiện đúng phương pháp.
- Cử động khớp ngón tay nhẹ nhàng: Nhằm tránh tình trạng các cơ nhức mỏi, đồng thời tăng lưu lượng máu đến các mô, tránh tình trạng dính khớp.
- Không cố gắng bẻ khớp ngón tay nghe rắc rắc: Bởi tiếng kêu rắc rắc phản ánh xương khớp chạm vào vật thể nào đó, có thể ảnh hưởng đến hình dạng ngón tay hoặc sụn khớp.
Ngoài việc bẻ khớp ngón tay, bạn có thể giảm nhức mỏi bằng cách thả lỏng tay và massage nhẹ nhàng.
4. Làm thế nào để ngừng bẻ khớp ngón tay?
Bạn có bắt đầu thay đổi thói quen hoặc nhờ người thân, bạn bè hỗ trợ bạn loại bỏ thói quen có hại này. Cụ thể cách thực hiện như sau:
4.1 Thay đổi thói quen
Thay vì thực hiện bẻ khớp ngón tay để giải tỏa căng thẳng, bạn có thể giải tỏa tâm trạng của mình bằng cách hít thở sâu, tập thể dục, thiền định, nghe nhạc,… Nếu các cơ hoặc khớp ngón tay bị mỏi, đau nhức thì bạn có thể thực hiện bóp quả bóng, massage ngón tay để giảm triệu chứng.
4.2 Nhờ bạn bè, người thân hỗ trợ
Bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của người thân, bạn bè để thay đổi thói quen bẻ ngón tay. Họ sẽ nhắc nhở mỗi khi bạn có ý định bẻ khớp ngón tay, ngoài ra và cùng bạn tham gia các hoạt động thể dục để ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp.
5. Người bẻ khớp ngón tay khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị ngay nếu sau khi bẻ khớp ngón tay, bạn gặp phải các dấu hiệu như sưng, đau hoặc thay đổi hình dạng khớp như cong, sai lệch,….
Trên đây là thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc bẻ khớp ngón tay có hại không cùng một số điểm cần lưu ý. Mặc dù việc bẻ ngón tay giúp bạn thoải mái dễ chịu mỗi khi khớp co cứng, tê mỏi nhưng tốt nhất không nên thực hiện hành động này. Vì về lâu dài, nó sẽ gây tác hại đến bề mặt sụn, làm phá hủy khớp. Thay vào đó, khi nhận thấy có những dấu hiệu khớp ngón tay co cứng, đau nhức liên tục kéo dài, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Tại ACC, bệnh nhân được kiểm tra, chụp phim cẩn thận để xác định nguyên nhân gây cứng khớp, tê mỏi ngón tay. Dựa vào kết quả đó, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả mà không sử dụng thuốc hay phẫu thuật, mục tiêu giúp bệnh nhân hồi phục khả năng vận động linh hoạt của ngón tay, hạn chế biến chứng về sau.
Bệnh nhân bị cứng khớp ngón tay sẽ được bác sĩ ACC tư vấn liệu trình điều trị gồm:
- Kết hợp liệu pháp sóng xung kích Shockwave và chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV với mục đích đẩy nhanh tiến độ phục hồi, giảm tình trạng đau nhức, mỏi khớp ngón tay.
- Với các trường hợp sai lệch cấu trúc xương khớp dẫn đến cứng khớp ngón tay, bác sĩ có thể kết hợp phương pháp Chiropractic – Trị liệu Thần kinh Cột sống, nhằm tác động đến các khớp sai lệch gây chèn ép lên dây thần kinh. Nhờ đó, người bệnh có thể thoát khỏi cơn đau hiệu quả.
Khi điều trị nhức mỏi, căng cứng khớp ngón tay tại ACC, bạn có thể an tâm bởi đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn giỏi, được đào tạo bài bản sẽ trực tiếp thăm khám, điều trị.
- Bác sĩ còn hướng dẫn bệnh nhân bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tái tạo sụn, duy trì dịch nhờn cho sụn khớp, đồng thời chỉ dẫn một số bài tập tay nhẹ nhàng tại nhà. Điều này không chỉ giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe xương khớp ở ngón tay mà còn giảm thiểu nguy cơ thoái hóa và viêm khớp theo thời gian.
>> Đặt lịch hẹn thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ACC, giúp giải quyết tình trạng cứng, đau mỏi khớp ngón tay hiệu quả.
>>> Xem thêm: Cứng khớp ngón tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa Đau khớp ngón tay cái do đâu và cách điều trị hiệu quả Bẻ khớp lưng nhiều có hại không và thực hiện như thế nào mới an toàn?