Triệu chứng cứng khớp như thế nào và cách điều trị hiệu quả

bác sĩ Tim Gallivan
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Timothy Gallivan
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Có đến 1.5% dân số thế giới mắc chứng cứng khớp dẫn đến những cơn đau nhức kéo dài và gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển hàng ngày. Vậy tình trạng này có triệu chứng như thế nào và cách điều trị ra sao để giúp bệnh nhân quay lại cuộc sống bình thường? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Cứng khớp là gì?

Cứng khớp là tình trạng các khớp khó cử động, giảm khả năng vận động, kém linh hoạt. Theo đó, cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng khi bệnh nhân mới ngủ dậy hoặc duy trì một tư thế trong thời gian dài. 

cứng khớp

Chứng co cứng khớp thường xảy ra ở một số vị trí trên cơ thể.

2. Các vị trí thường bị cứng khớp

Khớp bị cứng thường xảy ra ở một số vị trí như:

  • Đầu gối: Người bị cứng khớp đầu gối chủ yếu do chấn thương hoặc gặp hiện tượng thoái hóa, viêm màng hoạt dịch khớp gối
  • Ngón tay: Khớp ngón tay bị cứng là một trong những triệu chứng nhận biết bệnh lý viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp ở người lớn tuổi. Tình trạng này thường diễn ra vào buổi sáng và kéo dài hơn 45 phút (với bệnh viêm khớp dạng thấp) hoặc không quá 30 phút (với bệnh thoái hóa khớp).
  • Cổ tay: Cứng cổ tay thường xuất hiện do bó bột trong thời gian dài hoặc bị chấn thương nhiều ngày. Ngoài ra, đây còn là triệu chứng của một số bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm màng hoạt dịch khớp do gout, viêm khớp dạng thấp,…
  • Cổ chân: Cứng khớp cổ chân (còn gọi là giảm vận động khớp chân) thường gặp ở người trên 40 tuổi, nhất là độ tuổi sau 60.
  • Khuỷu tay: Khớp khuỷu tay bị cứng có thể do chấn thương hoặc là triệu chứng của các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.

3. Những đối tượng thường bị cứng khớp

Triệu chứng khớp bị cứng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào và ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, các đối tượng sau đây có nguy cơ cao dễ gặp tình trạng này:

  • Phụ nữ, có độ tuổi từ 30 -50 tuổi.
  • Người có sức đề kháng kém.
  • Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh con.
  • Người thừa cân.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia,…
cứng khớp có nguy hiểm không
Một số đối tượng có nguy cơ cao gặp tình trạng khớp khó cử động như phụ nữ từ 30-50 tuổi, người có sức đề kháng kém,…

4. Các triệu chứng cứng khớp 

Bệnh nhân bị cứng khớp thường có các triệu chứng như:

  • Đau nhức.
  • Khó cử động các khớp ở ngón tay, cổ tay, gối,… 
  • Cơn đau gia tăng khi vận động.
  • Khớp bị biến dạng.
  • Nghe âm thanh lục cục khi vận động.

Về lâu dài, tình trạng này có thể là dấu hiệu khớp bị tổn thương, dẫn đến giảm chức năng vận động của cơ thể, thậm chí gây tàn phế. 

Khớp gối kêu lục cục: Nguyên nhân và cách điều trị

Nghe thấy tiếng khớp gối kêu lục cục khi co duỗi, vận động là hiện tượng khá phổ biến đối với nhiều người. Tình trạng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi khi cũng có thể là cảnh báo về một số bệnh lý xương khớp, vì…

5. Nguyên nhân gây cứng khớp

Bệnh nhân gặp chứng khớp khó cử động có thể do các nguyên nhân sau đây:

5.1 Thoái hóa khớp

Khớp bị cứng có thể do thoái hóa khớp. Đây là dạng viêm khớp thoái hóa do khớp bị hao mòn. Thoái hóa khớp thường xuất hiện ở một số vị trí như khớp vai, khớp háng, khớp gối,…

5.2 Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một dạng rối loạn tự miễn dịch này khiến hệ miễn dịch tấn công vào hệ khớp khỏe mạnh. Khi gặp bệnh lý này, bạn cảm nhận các khớp cứng lại, giảm tính linh hoạt. 

Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp khác nhau ra sao?

Do sự tương đồng giữa các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp nên nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt hai bệnh trên. Sự nhầm lẫn tai hại này có thể ảnh hưởng đến lựa chọn điều trị, khiến kết quả cuối cùng…

5.3 Viêm bao hoạt dịch

Đây là tình trạng những bao hoạt dịch khớp bị viêm, màng hoạt dịch ngày càng dày lên. Viêm bao hoạt dịch có thể gây ra đau và cứng khớp. Bệnh lý này thường xuất hiện ở các khớp lớn như khớp gối, khớp vai, khớp háng,…

5.4 Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp có triệu chứng đặc trưng là hiện tượng vôi hóa giữa các đốt sống, dính khớp cùng chậu. Từ đó khiến cột sống bị đau nhức, giảm khả năng vận động vùng lưng dưới và hông.

5.5 Lupus ban đỏ

Lupus đỏ là một dạng bệnh miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào các cơ và khớp khỏe mạnh. Từ đó dẫn đến khớp bị cứng, sưng đau.

5.6 Chấn thương

Khi vận động thể thao quá mạnh, té ngã, gặp tai nạn giao thông,… có thể làm tổn thương sụn hoặc gây ra các chấn thương như gãy xương, trật khớp,… Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khớp bị cứng.

bị đau cứng khớp
Các chấn thương do té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông,… có thể gây ra chứng khớp bị co cứng.

5.7 Ung thư xương

Dù ung thư xương gây cứng các khớp thường hiếm gặp nhưng vẫn có tỷ lệ xảy ra. Đồng thời, người bệnh còn có các triệu chứng khác như đau xương khớp, giảm khả năng vận động của hệ khớp.

5.8 Gout

Đây là bệnh viêm khớp do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Bệnh nhân bị gout có các triệu chứng như khớp bị co cứng, đau, sưng đỏ,…

6. Những biến chứng nguy hiểm của tình trạng cứng khớp

Chứng khớp bị cứng nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

6.1 Không còn khả năng vận động

Nếu chứng khớp bị cứng xuất hiện thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân bị giảm dần khả năng vận động. Trường hợp bị cứng khớp nhiều năm hoặc người có bệnh nền viêm khớp dạng thấp thì có thể làm ảnh hưởng dài lâu đến khả năng lao động.

6.2 Cơ khớp bị biến dạng hoặc tàn phế

Vị trí khớp bị cứng lâu năm không cử động sẽ gây cản trở lưu thông máu, dẫn đến biến dạng khớp, teo cơ và dính khớp. Nếu bệnh nhân tiếp nhận điều trị muộn có thể làm tăng nguy cơ tàn phế.

6.3 Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

Chứng cứng khớp không chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Khi bệnh tiến triển nặng nhiều khả năng gây biến chứng hở van tim. Nhất là với người lớn tuổi, các biến chứng tim mạch do khớp bị co cứng có nguy cơ dẫn đến tử vong.

7. Phương pháp chẩn đoán và chữa trị bệnh cứng khớp

Với bệnh lý cứng khớp, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán và điều trị như sau:

7.1 Chẩn đoán

Ban đầu, bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng bên ngoài của tình trạng cứng khớp. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh (như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm,…) hoặc yêu cầu xét nghiệm, thực hiện chọc dịch khớp,… để xác định chính xác nguyên nhân khiến khớp bị cứng.

chẩn đoán đau cứng khớp
Sau khi thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây cứng khớp, bác sĩ sẽ có giải pháp điều trị phù hợp.

7.2 Điều trị

Sau khi tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng cứng khớp, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị như:

  • Dùng thuốc: Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc chống viêm Steroid (NSAID) giúp cơn đau khớp thuyên giảm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số thuốc trị viêm khớp như Arcoxia, Celebrex,… theo hướng dẫn của  bác sĩ.
  • Tập vật lý trị liệu: Đây là phương pháp giúp tăng cường khả năng vận động của khớp, từ đó giúp khớp cử động dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tập vật lý trị liệu cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia để tránh khiến tình trạng cứng khớp thêm trầm trọng.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Bệnh nhân dùng một túi đá đặt lên vị trí khớp bị cứng trong 15-20 phút và thực hiện nhiều lần trong ngày. Phương pháp này giúp giảm sưng đau, viêm, đồng thời hỗ trợ tăng vận động cho khớp. Ngoài ra, bạn có thể dùng chai đựng nước ấm, miếng đệm nóng chườm lên vùng khớp kém linh hoạt hoặc tắm nước ấm có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn cơ bắp.

8. Cách phòng ngừa bệnh cứng khớp

Để ngăn ngừa chứng cứng khớp, bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:

  • Thường xuyên vận động với các bộ môn thể thao như yoga, aerobic,… để tăng cường sức khỏe, độ dẻo dai của xương khớp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tập luyện đúng cách để phòng tránh chấn thương.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm có nhiều canxi, vitamin D, collagen, omega-3 như sữa, các chế phẩm từ sữa, dầu cá, hạt lanh,… có lợi cho xương khớp.
  • Uống đủ nước để tăng cường lưu thông máu qua các khớp.
  • Duy trì tư thế đúng khi đi đứng, ngồi làm việc, ngủ để xương khớp không bị đè nén.
  • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề về xương khớp.
  • Người lớn tuổi nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các khớp gối, lưng, ngón tay,… khi thời tiết chuyển mùa
phòng ngừa cứng khớp
Để phòng tránh chứng khớp co cứng, đau nhức, bạn duy trì tập thể dục đúng cách kết hợp chế độ ăn uống phù hợp.

Nhìn chung, chứng cứng khớp khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, tình trạng này có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế, bệnh nhân cần được thăm khám và chữa trị kịp thời ngay khi xuất hiện triệu chứng khớp khó cử động kèm theo cảm giác đau nhức hoặc khó khăn khi vận động.

Phòng khám ACC là địa chỉ tiên phong ứng dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) điều trị thành công trình trạng cứng khớp cùng nhiều bệnh lý cơ xương khớp thường gặp khác cho rất nhiều khách hàng. Với Trị liệu Thần kinh Cột sống, bác sĩ dùng tay thực hiện các thao tác nắn chỉnh đúng kỹ thuật để điều chỉnh các sai lệch về xương khớp. Qua đó giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, giảm đau nhức và phục hồi khả năng vận động linh hoạt cho các khớp. 

điều trị cứng khớp tại acc
Bác sĩ ACC tiến hành thực hiện phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống giúp bệnh nhân chấm dứt chứng khớp bị cứng, đau nhức.

Ngoài ra, bên cạnh Trị liệu Thần kinh Cột sống, ACC còn thêm vào liệu trình điều trị các bài tập Vật lý trị liệuPhục hồi chức năng giúp nâng cao hiệu quả giảm co cứng khớp và rút ngắn thời gian điều trị. Theo đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn tham gia các bài tập rèn luyện sức khỏe xương khớp được bác sĩ ACC thiết kế riêng cho từng bệnh nhân. Cùng với sự hỗ trợ của các máy móc hiện đại như sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV,… mang đến hiệu quả điều trị dứt điểm chứng cứng khớp.

Đồng thời, khi đến với ACC, khách hàng yên tâm vì được thăm khám, điều trị trực tiếp cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm. Tùy vào tình trạng của khách hàng, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị chuyên biệt để mang đến kết quả tối ưu và nhanh chóng. Thêm nữa, bác sĩ luôn đồng hành cùng bệnh nhân, tư vấn và hướng dẫn cách ăn uống, sinh hoạt phù hợp để tăng cường sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa tái phát co cứng khớp.

>> Nếu đang gặp tình trạng cứng khớp hoặc các vấn đề xương khớp khác, hãy liên hệ với ACC để được điều trị an toàn, hiệu quả cao giúp bạn nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

>>> Bài viết cùng chủ đề:

Câu hỏi thường gặp

Cứng khớp khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh nhân bị cứng khớp cần gặp bác sĩ khi thấy các dấu hiệu như: cơn đau dữ dội, khớp sưng đau, biến dạng, mất khả năng cử động khớp,…

Vì sao thường bị cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau khi thức dậy?

Cứng khớp buổi sáng khi ngủ dậy thường xảy ra ở người lớn tuổi bị lão hóa khớp. Ngoài ra, vấn đề này có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân bệnh lý (viêm khớp dạng thấp, ung thư xương,..), chấn thương,..

Bệnh cứng khớp có cần phẫu thuật không?

Dựa vào mức độ cứng khớp, nguyên nhân và tiên lượng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hoặc không. Tốt nhất, bệnh nhân nên thăm khám để có giải pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Có thể cải thiện tình trạng cứng co khớp tại nhà không?

Có thể. Để giảm đau, co cứng khớp, bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh, tập thể dục thường xuyên,… Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề này thì nên thăm khám để có giải pháp điều trị tối ưu.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục