Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp, có thể khiến người khỏe mạnh tàn phế suốt đời. Nếu như trước đây, người cao tuổi là nhóm đối tượng hàng đầu dễ mắc phải thì hiện nay bệnh lại đang có xu hướng trẻ hóa đến mức đáng báo động.
1. Người trẻ có bị thoát vị đĩa đệm không?
Tuy vẫn còn đang ở độ tuổi rất trẻ 25 – 30 nhưng có rất nhiều người trẻ tuổi thường xuyên bị đau lưng và nghĩ đó chỉ là triệu chứng thông thường. Chính tâm lý chủ quan đã khiến họ sống chung với cơn đau trong một thời gian dài mà không lường trước được các biến chứng.
Theo quan sát tại phòng khám ACC, hơn 50% bệnh nhân ở độ tuổi này có dấu hiệu đau lưng là do thoát vị đĩa đệm gây ra. Đây là bệnh lý khá phức tạp, nếu không phát hiện kịp thời và điều trị thoát vị đĩa đệm đúng cách có thể dẫn đến teo cơ, tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.
2. Đối tượng nào dễ bị thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân keo của đĩa đệm thoát khỏi màng bao xơ chèn ép vào tủy sống thần kinh, gây nên những cơn đau vùng cột sống.
Không chỉ phổ biến ở những người trẻ tuổi làm việc văn phòng, mà triệu chứng thoát vị đĩa đệm đã xuất hiện ở những sinh viên vẫn còn ngồi trên giảng đường đại học. Giới trẻ nên lưu ý những đối tượng sau đây có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm rất cao:
- Người trong nhóm lao động phổ thông, làm việc vất vả phải khuân vác nặng nhọc lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc do sai tư thế lao động.
- Người làm công việc đặc thù đứng hoặc ngồi nhiều trong một tư thế quá lâu như: sinh viên ngồi học nhiều sai tư thế và có lối sống thụ động, lễ tân, tài xế, thợ may, giáo viên, kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán… Đặc biệt là giới văn phòng thường xuyên ngồi làm việc hàng giờ bên máy tính nên hạn chế vận động. Không chỉ thế mà khi về nhà họ cũng lười vận động, lười tập thể dục cùng chế độ ăn uống không khoa học.
- Những người có thói quen sinh hoạt không khoa học như gối đầu quá cao trong khi ngủ, đeo túi nặng lệch ở một bên trong thời gian dài. Vận động viên thể thao, diễn viên múa với đặc thù nghề nghiệp chuyển đổi tư thế đột ngột và liên tục…
- Người mắc các bệnh lý bẩm sinh như gù vẹo, gai cột sống… Ngoài ra, các chấn thương va đập do tai nạn hoặc trong lúc chơi thể thao nhưng không chữa trị triệt để có thể gây ra các tổn thương lâu dài ở cấu trúc đĩa đệm cột sống.
- Đối tượng thừa cân, béo phì khiến cột sống thắt lưng bị quá tải dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nguyên nhân là khi trọng lượng càng tăng càng khiến cột sống phải chịu đựng nhiều áp lực, đĩa đệm nhanh bị thoái hóa và tổn thương.
Chấn thương trong thể thao là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả vận động viên chuyên nghiệp. Tùy vào mức độ va đập, các chấn thương có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên đều gây đau đớn và khó chịu, nếu…
3. Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?
Vì cậy sức trẻ nên nhiều người đã lờ đi với những triệu chứng đau dọc vùng gáy hoặc thắt lưng. Chính sự chủ quan đó về lâu dài dẫn đến nhiều bệnh lý khó điều trị mà phổ biến là thoát vị đĩa đệm và các biến chứng nguy hiểm.
Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh gây nên hiện tượng đau hoặc tê. Nếu đĩa đệm chèn ép tủy cổ, người bệnh có thể bị tàn phế do bị liệt. Trường hợp bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng dễ dẫn đến rối loạn cơ tròn khiến người bệnh không thể tự chủ trong việc đại tiểu tiện. Nguy cơ teo cơ, mất khả năng lao động và vận động là rất cao.
Do đó, người bệnh cần được chẩn đoán sớm đúng tình trạng của mình để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, cần tránh nhưng bài tập khiến bệnh nặng hơn.
Xem thêm “Bài tập cần tránh cho người bị thoát vị đĩa đệm ở lưng“.
4. Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc tại Phòng Khám ACC
Khi bệnh mới khởi phát, nếu điều trị đúng hướng thì cơ hội phục hồi cao. Ngược lại, nếu chậm trễ hoặc tiếp cận sai phương pháp, tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn. Để tránh những biến chứng khó lường, tốt nhất những người trẻ bị thoát vị đĩa đệm hoặc đang gặp phải những dấu hiệu nghi ngờ cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau hoặc kháng viêm vì chúng chỉ có tác dụng “khóa bệnh” tạm thời.
Phòng khám ACC được biết đến là cơ sở y tế chuyên khoa đầu tiên về trị liệu thần kinh cột sống được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép. Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp chữa lành tự nhiên các vấn đề về xương khớp phổ biến trên thế giới.
Bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ ACC chỉnh sửa đốt sống người bệnh về đúng vị trí ban đầu, giảm áp lực lên đĩa đệm, giải phóng các chèn ép lên dây thần kinh. Từ đó, cơ thể sẽ phục hồi theo cơ chế tự nhiên, chấm dứt triệt để cơn đau mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.
Bạn nên nhớ rằng cơ thể con người không được tạo ra để phẫu thuật can thiệp vào, một khi đã tiến hành phẫu thuật thì cơ thể chúng ta không bao giờ có lại sức khỏe như trước đây nữa.
Ngoài ra để tăng khả năng phục hồi của cột sống và rút ngắn thời gian điều trị, các bác sĩ sẽ kết hợp cho bệnh nhân điều trị với các thiết bị giảm áp và phục hồi chức năng như máy vận động trị liệu tích cực ATM2, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, tia Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave…
Đặc biệt với liệu trình trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack được xem là cách chữa bệnh bảo tồn, không dùng thuốc, không phẫu thuật nhưng vẫn mang lại hiệu quả lâu dài cho các trường bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vùng lưng nặng đang mất dần khả năng vận động.
Nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm trong và ngoài nước sau khi điều trị tại ACC đã có những chuyển biến tích cực, sớm khôi phục chức năng vận động. Đặc biệt đối với những người trẻ, khi xương khớp chưa bị tổn thương nhiều họ có cơ hội phục hồi cao nếu điều trị sớm.
Cùng xem thêm trường hợp của anh Lee Hyunmin, 29 tuổi, bị thoát vị đĩa đệm và đã khỏi hoàn toàn sau 12 buổi điều trị tại Phòng khám ACC tại đây.
5. Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
- Chú ý thay đổi tư thế trong quá trình làm việc, không giữ mãi một tư thế trong nhiều giờ liền. Ngồi làm việc đúng tư thế để tránh các bệnh cột sống.
- Vận động đúng cách, khi vác vật nặng không vặn cột sống, chỉ nên gập gối, thẳng lưng và bê vật gần người nhất.
- Thường xuyên tập thể dục rèn luyện để cột sống vững chắc, cơ thể dẻo dai.
- Ăn uống khoa học, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega 3… giúp nâng cao độ chắc khỏe của đĩa đệm cũng như xương khớp.
- Duy trì cân nặng bình thường, tránh để tăng cân quá mức.
Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, người bệnh cần theo dõi và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân, điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển thành các biến chứng nghiêm trọng. Với tỷ lệ thành công hơn 95%, phòng khám ACC cam kết mang lại liệu trình tối ưu, hiệu quả và an toàn, xứng đáng là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm: