Bước vào tuổi trung niên, hệ xương khớp của chúng ta dần yếu đi, và kém linh hoạt. Trong đó, tỷ lệ mắc các bệnh lý cơ xương khớp ở phụ nữ cao hơn nam giới, nguyên nhân đến từ việc mang thai và thay đổi hormone vào thời kỳ tiền mãn kinh. Cùng nhận biết 5 bệnh lý xương khớp bắt đầu xuất hiện ở phụ nữ sau 40 tuổi.
1. Vì sao phụ nữ sau 40 tuổi dễ mắc bệnh xương khớp?
Bước sang tuổi 40, mật độ xương của phụ nữ giảm từ 0,25 – 1% mỗi năm. Hơn nữa, quá trình mang thai, sinh con, và giai đoạn tiền mãn kinh cũng làm thay đổi lượng estrogen và testosterone trong cơ thể nữ giới. Một số nghiên cứu cho thấy sự mất cân bằng hai loại hormone này trong cơ thể cũng góp phần vào việc khởi phát bệnh xương khớp.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như tuổi tác, mật độ xương ban đầu, cấu trúc cơ thể, tiền sử loãng xương trong gia đình, thói quen hút thuốc, uống rượu, và chỉ số BMI thấp cũng có thể ảnh hưởng đến mật độ xương ở phụ nữ giai đoạn sau tuổi 40.
2. Đâu là 5 bệnh lý xương khớp khởi phát ở phụ nữ sau 40 tuổi?
2.1 Loãng xương
Xương người được hình thành từ các khoáng chất, chủ yếu là canxi, chúng liên kết bởi các sợi collagen. Cấu tạo bên ngoài của xương là lớp vỏ dày và cứng, bên trong có hệ thống mạng lưới xốp, mềm, tương tự như tổ ong.
Loãng xương xảy ra khi mật độ các khoáng chất trong xương trở nên rỗng hơn, làm tăng nguy cơ bị gãy xương. Nữ giới có tỷ lệ mắc loãng xương cao hơn nam giới do cấu tạo xương nhỏ và mỏng. Theo WebMD, phụ nữ trên 40 tuổi là đối tượng dễ bị loãng xương nhất. Tình trạng này xảy ra ở nữ cao gấp 4 lần so với nam giới.
Hầu như mọi người đều không nhận ra mình bị loãng xương cho đến khi họ bị gãy xương. Do vậy, các chuyên gia khuyến khích mọi người kể cả nữ giới hay nam giới, hãy kiểm tra mật độ xương định kỳ bắt đầu sau 40 tuổi.
2.2 Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống và các rễ dây thần kinh gây đau.
Phụ nữ sau 40 tuổi có nguy cơ cao mắc các vấn đề về cột sống như thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân do sự ảnh hưởng của thai kỳ và quá trình mang thai. Khi phụ nữ mang thai, cơ tử cung và các mô xung quanh phải chịu áp lực lớn do sự phát triển của thai nhi. Điều này có thể dẫn đến sự nới lỏng, làm thay đổi cấu trúc của các đốt sống xung quanh như xương cùng, xương chậu. Sự thay đổi này có thể làm tăng khả năng thoát vị đĩa đệm trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh con.
> Xem thêm: Người bị thoát vị đĩa đệm nên và không nên tập môn thể thao nào
2.3 Viêm khớp dạng thấp
Thông tin từ trang y học Medscape cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ giới bị viêm khớp dạng thấp hiện đang cao gấp 3 lần so với nam giới. Theo các chuyên gia, ở phụ nữ lứa tuổi trung niên, sự thay đổi nội tiết tố nữ, giảm hormone estrogen sau sinh là nguyên nhân chính gây ra suy yếu mô sụn và tăng nguy cơ bệnh lý viêm khớp. Bên cạnh đó, công việc chăm con vất vả, ít thời gian tập thể dục và béo phì cũng là những tác nhân khiến phụ nữ trung niên có nguy cơ cao hơn mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
2.4 Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương mô sụn ở khớp. Khi bị tác động tiêu cực, mô sụn này bị mài mòn và bong tróc, dẫn đến bề mặt xù xì, khiến cho hai đầu xương ma sát trực tiếp vào nhau gây ra cảm giác đau đớn.
Nữ giới thường có hệ thống dây chằng xung quanh khớp gối yếu hơn nam giới, dẫn đến nguy cơ tổn thương khi thực hiện các hoạt động vận động. Ngoài ra, cấu trúc xương chậu của phụ nữ thường rộng, đáp ứng chức năng mang thai và sinh con.
Theo Báo Sức khỏe & Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế), nữ giới ở độ tuổi tiền mãn kinh có nguy mắc bệnh thoái hóa khớp cao gấp 1,5 – 2 lần so với nam giới. Theo đó, mỗi lần trải qua quá trình sinh nở, phụ nữ lại càng tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp, đặc biệt là ở khớp gối và khớp háng.
> Xem thêm: Đau cứng cơ khi ngủ dậy, cẩn thận thoái hóa khớp
2.5 Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là tình trạng các khớp, dây chằng, đĩa đệm ở cột sống bị mài mòn, ma sát trực tiếp với nhau gây đau. Theo một thống kê của Báo Tuổi Trẻ, cứ 10 người Việt Nam trên 40 tuổi (ở TP.HCM) thì có 6 người bị thoái hóa cột sống, trong đó nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam (nữ 62%, nam 55%).
Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, song các bệnh lý xương khớp như loãng xương, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp và thoái hóa cột sống lại gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, việc phòng ngừa các bệnh lý xương khớp sau tuổi 40, là rất cần thiết.
3. Cần làm gì để phòng ngừa bệnh lý xương khớp ở phụ nữ sau tuổi 40?
Để phòng ngừa bệnh lý xương khớp sau tuổi 40, chị em phụ nữ có thể lựa chọn tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao như đạp xe, đi bộ, hoặc thực hiện các bài tập dưỡng sinh để duy trì sự linh hoạt cho xương khớp. Đây là biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa tình trạng đau xương khớp xảy ra sớm. Trong lúc tập luyện, chị em cũng nên chú ý thực hiện động tác đúng cách, tránh gặp sự cố không mong muốn.
Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng giày cao gót để giảm bớt áp lực lên các khớp. Chế độ ăn uống hằng ngày cũng đóng một vai trò quan trọng, hãy bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp như cá hồi, cá thu, cá trích, rau củ, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt… đặc biệt, nên duy trì cân nặng ở mức lý tưởng (BMI từ 18.5 đến 22.9).
Cuối cùng, đừng bỏ qua việc kiểm tra sức khỏe xương khớp thường xuyên. Ngay khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng đau bất thường nào, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và tư vấn, điều này giúp phát hiện và điều trị sớm, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
> Xem thêm: Làm thế nào để tạm biệt đau xương khớp ở người già
4. Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh lý cơ xương khớp cho phụ nữ
Trong thời đại nền y học phát triển như hiện nay, điều trị các bệnh lý cơ xương khớp không còn quá khó khăn. Một phương pháp điển hình là sử dụng thuốc có chứa chất giảm đau, kháng viêm, tuy vậy người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, khi được chỉ định phẫu thuật, bệnh nhân hãy bình tĩnh, cân nhắc việc điều trị bằng một phương pháp bảo tồn để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
Ngày nay, Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp điều trị không xâm lấn được các quốc gia Tây Âu đánh giá cao và sử dụng rộng rãi. Bằng các thao tác tay nhẹ nhàng, bác sĩ sẽ tác động trực tiếp vào đốt sống hoặc các khớp bị sai lệch, từ từ đưa chúng trở về vị trí đúng, giúp giảm đau, sưng, viêm một cách hiệu quả mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.
>Xem thêm: Chiropractic là gì? 7 điều có thể bạn chưa biết
Là phòng khám Chiropractic đầu tiên ở Việt Nam, ACC đã có hơn 17 năm hoạt động, đã điều trị khỏi cho hàng ngàn ca bệnh. Đặc biệt, tại phòng khám ACC, tùy vào mỗi trường hợp của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ kết hợp chương trình Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng để đạt hiệu quả lâu dài. Ngoài ra, các bác sĩ ACC còn khuyến khích bệnh nhân thay đổi lối sống, sinh hoạt để hạn chế việc tái phát bệnh.
> Xem thêm: Vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa có hiệu quả không
Vừa qua, phòng khám ACC tiếp nhận điều trị cho bệnh nữ tên Oanh, 53 tuổi với tình trạng đau lưng kéo dài suốt 20 năm qua. Tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ khi bàn chân của cô đã bị biến dạng, ngón chân cái sưng to và đẩy lệch về phía các ngón chân khác, gây khó khăn trong việc đi lại. Cô đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhiều nơi, nhưng chỉ nhận được thuốc uống và vẫn không hết đau. Cuối cùng, bệnh viện đã đề xuất phẫu thuật, nhưng cô rất lo lắng và chần chừ.
Tình cờ, cô Oanh may mắn được giới thiệu đến phòng khám ACC. Bác sĩ Erik W. Waardenburg là người điều trị trực tiếp cho cô Oanh, nhận thấy cô có triệu chứng đau nặng tại bàn chân, thắt lưng, và đầu gối.
Phác đồ điều trị được chỉ định cho cô Oanh bao gồm Chiropractic kết hợp máy kéo giãn giảm áp DTS, chiếu tia Laser cường độ cao thế hệ IV và các bài tập Phục hồi chức năng chuyên biệt. Ngoài ra, cô Oanh cần phải sử dụng đế chỉnh hình y khoa để khắc phục vấn đề bàn chân của mình. Cấu trúc bàn chân bị biến dạng là tác nhân gây ảnh hưởng đến khớp gối và khớp hông, dẫn đến mất cân bằng và cong vẹo cột sống.
Sau 15 buổi điều trị, tình trạng của cô Oanh đã được cải thiện đáng kể, bàn chân của cô đã không còn đau, có thể di chuyển bình thường. Cô rất hài lòng và tin tưởng vào phương pháp điều trị tại ACC.
>Xem ngay hành trình thoát khỏi căn bệnh đau xương khớp sau 20 năm của cô Oanh (53 tuổi):
Nếu bạn hay người nhà đang ở giai đoạn tuổi trung niên, hãy đi tầm soát xương khớp để kịp thời phát hiện các vấn đề cần giải quyết. LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN NGAY!
Bài viết tham khảo:
> Những sai lầm trong điều trị thoát vị đĩa đệm người bệnh cần tránh