Vì sao phụ nữ tiền mãn kinh dễ gặp các vấn đề cơ xương khớp?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Edouard Sabourdy

Tiền mãn kinh là giai đoạn cơ thể phụ nữ xảy ra nhiều thay đổi quan trọng. Những thay đổi này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, trong đó điển hình là các bệnh lý xương khớp. Bài viết này sẽ lý giải vì sao phụ nữ tiền mãn kinh dễ gặp các vấn đề cơ xương khớp và cách phòng ngừa, điều trị các bệnh lý này.

1. Dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ trung niên

Giai đoạn mãn kinh trong khoảng tuổi 50, thời kỳ tiền mãn kinh xảy ra trước tuổi mãn kinh từ 2-5 năm. Đây là giai đoạn hoạt động của não bộ – tuyến yên – buồng trứng bị suy giảm dẫn đến không sản xuất đủ bộ ba nội tiết tố nữ là estrogen, progesterone, và testosterone để đáp ứng tất cả hoạt động của cơ thể.

Ở giai đoạn này, chu kỳ kinh nguyệt không còn đều đặn như trước – đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết. Cảm giác bốc hỏa, nóng bừng từ ngực lên vai, cổ và mặt, thường kéo dài trong khoảng từ 2-3 phút. Ngoài ra, tính tình chị em phụ nữ cũng thay đổi, dễ nổi giận, nhạy cảm quá mức, hay lo âu, buồn phiền. Các triệu chứng đau lưng, nhức mỏi, tê tay cũng xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. Rối loạn giấc ngủ và trí nhớ bị suy giảm cũng không thể tránh khỏi.

Vì sao phụ nữ tiền mãn kinh dễ gặp các vấn đề cơ xương khớp?
Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh dễ nổi giận, nhạy cảm quá mức

2. Vì sao phụ nữ tiền mãn kinh dễ gặp các vấn đề cơ xương khớp?

Trước hết, hãy nói về estrogen, đây được xem như một chất bảo vệ xương tự nhiên. Estrogen là một thành phần quan trọng giúp điều hòa lượng chất lỏng trong cơ thể. Do đó, việc thiếu hụt estrogen khiến cơ thể giữ nước kém, gây tác động xấu đến khả năng bôi trơn các mô khớp, lâu dần gây ra tình trạng thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, khi cơ thể mất nước làm cho nồng độ axit uric trong cơ thể tăng lên, đồng thời khiến khả năng đào thải lượng axit uric dư thừa của thận giảm xuống, làm tăng nguy cơ hình thành bệnh viêm khớp dạng thấp.

Vì sao phụ nữ tiền mãn kinh dễ gặp các vấn đề cơ xương khớp?
Sự thiếu hụt estrogen gây ra bệnh viêm khớp ở phụ nữ tiền mãn kinh

Suy giảm hormone estrogen là điều không thể tránh khỏi trong giai đoạn tiền mãn kinh, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý xương khớp ở giai đoạn này.

Hơn nữa, estrogen còn tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose (đường) và lipid (chất béo) trong cơ thể. Suy giảm estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ, dẫn đến tăng cân mất kiểm soát. Theo đó, tăng cân làm tăng áp lực lên các khớp, nhất là vùng thắt lưng, hông và đầu gối, gây ra bệnh lý liên quan đến xương khớp, cột sống.

> Xem ngay: Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh xương khớp do tăng cân sau Tết

Ngoài ra, các yếu tố khác như tiền sử bệnh của gia đình, thói quen hút thuốc và uống rượu bia, tư thế sinh hoạt hằng ngày sai cách cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về cơ xương khớp ở mọi người nhất là phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.

> Xem thêm: Khi nào cần khám xương khớp cột sống? 5 dấu hiệu chớ coi thường

3. Điều trị đau xương khớp cho phụ nữ tiền mãn kinh

Đau xương khớp gây ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của chị em phụ nữ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh xương khớp có thể tiến triển nặng, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt thường ngày giảm sút đáng kể.

> Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc, bảo vệ xương khớp mỗi ngày

Điều trị bằng thuốc là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng để kiểm soát cơn đau. Tuy vậy, việc lựa chọn sử dụng thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh là một lựa chọn không tối ưu. Các loại thuốc giảm đau ngày nay ít nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn lên tim mạch, hệ tiêu hóa, thận, gan,…

Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân và người nhà lựa chọn phương pháp phẫu thuật với hy vọng có thể chữa dứt điểm cơn đau. Tuy nhiên, rủi ro trong quá trình phẫu thuật vẫn còn nhiều tiềm ẩn và quy trình chăm sóc hậu phẫu cũng có khó khăn. Bên cạnh đó, trường hợp tái phát đau sau mổ vẫn có thể xảy ra.

Ngày nay, phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là biện pháp điều trị bệnh cơ xương khớp được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi khả năng điều trị tận gốc không dùng thuốc hay phẫu thuật, không có tác dụng phụ, không gây ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp hay hệ tiêu hóa. Do đó, Chiropractic được đánh giá là phương pháp phù hợp điều trị cơ xương khớp cho phụ nữ tiền mãn kinh.

Phương pháp Chiropractic điều trị bệnh xương khớp không dùng thuốc hay phẫu thuật
Phương pháp Chiropractic điều trị bệnh xương khớp không dùng thuốc hay phẫu thuật

Với hơn 17 năm kinh nghiệm, ACC là phòng khám về Chiropractic đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép hoạt động. Đặc biệt hơn, tại ACC, liệu pháp Chiropractic được tối ưu khi kết hợp với Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, đẩy nhanh quá trình hồi phục, ngăn ngừa tái phát như Máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, Phục hồi chức năng Pneumex PneuBack, Tia laser thế hệ IV,…

> Xem thêm: Bệnh đau nhức xương khớp, vì sao chữa hoài không khỏi?

Vì sao phụ nữ tiền mãn kinh dễ gặp các vấn đề cơ xương khớp?

4. Phòng ngừa các bệnh lý cơ xương khớp ở phụ nữ tiền mãn kinh

Phòng ngừa các bệnh lý cơ xương khớp ở phụ nữ tiền mãn kinh bằng cách:

Bổ sung canxi và vitamin D: đây là hai dưỡng chất quan trọng nhất cho xương. Chị em phụ nữ cần đảm bảo tiêu thụ đủ canxi và vitamin D trong khẩu phần ăn hằng ngày. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định liều lượng phù hợp nhất cho bản thân.

Tích cực rèn luyện thể thao: hoạt động thể thao thường xuyên có tác dụng duy trì sự linh hoạt các khớp, xương chắc khỏe hơn. Các hoạt động thể thao thích hợp cho phụ nữ tiền mãn kinh là tập yoga, đi bộ,..

Kiểm tra xương khớp định kỳ: giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề về cơ xương khớp để kịp thời điều trị.

LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN NGAY để được sắp xếp thăm khám với các chuyên gia cơ xương khớp hàng đầu tại Việt Nam.

Bài viết xem nhiều:

>> Đau nhức xương khớp ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

>> Đau nhức xương khớp khi chuyển mùa có đáng lo ngại?

>> Đau nhức xương khớp ở người trẻ do đâu? Cảnh báo bệnh gì?

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục