Một số câu hỏi thường gặp về chứng đau nhức xương khớp trong thai kỳ

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Aubrey C. Gail

Đau nhức xương khớp trong thai kỳ là tình trạng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Trong bài viết này, Phòng khám ACC sẽ tổng hợp một số câu hỏi thường gặp xoay quanh chứng đau nhức xương khớp ở bà bầu và giải đáp từ các chuyên gia.

1. Đau xương khớp khi mang thai gây nguy hiểm gì cho mẹ bầu và em bé?

Theo các chuyên gia, tình trạng đau nhức xương khớp trong thai kỳ thường không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Nhìn chung, nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi hormone và sự tăng cân quá nhanh của mẹ bầu, làm tăng áp lực lên các khớp và cơ bắp.

>> Khám phá nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng ở mẹ bầu

KHÁM PHÁ NGUYÊN NHÂN ĐAU LƯNG CỦA MẸ BẦU CÙNG ACC

Tuy nhiên, nếu các cơn đau kéo dài và trở nên nghiêm trọng, cần lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị thích hợp.

2. Đau nhức xương khớp ở bà bầu khi nào cần đi gặp bác sĩ để thăm khám?

Mặc dù đau nhức xương khớp ở bà bầu khá phổ biến, tuy nhiên không nên xem nhẹ tình trạng này. Nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ:

  • Đau nhức xương khớp kéo dài và thường xuyên
  • Khả năng vận động bị hạn chế, đi đứng gặp nhiều khó khăn
  • Các khớp, đốt sống bị cứng, kém linh hoạt
  • Các triệu chứng kèm theo như sốt, sụt cân bất thường, mệt mỏi

Khi có các triệu chứng đau nghiêm trọng, thai phụ cần được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong thực tế, nhiều thai phụ gặp vấn đề xương khớp đã chủ động tới khám tại Phòng khám ACC và được các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ra các cơn đau kéo dài, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Chẳng hạn, trường hợp chị H. đang ở tháng thứ 8 của thai kỳ, gặp triệu chứng đau thắt lưng dai dẳng, đi đứng bất tiện. Kết quả chẩn đoán cho thấy chị H. bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn 2, nếu không được điều trị sớm có thể khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.

>> Xem ngay: Bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không

Hay như một trường hợp khác là chị N.V.T (sinh năm 1980) đã mang thai được 7 tháng. Chị chia sẻ thường xuyên bị chuột rút, các khớp co cứng lại vào ban đêm, rất khó chịu và đau đớn. Đến khám tại ACC, các bác sĩ đã kết luận chị bị viêm khớp dạng thấp, cần được điều trị kịp thời.

Một số câu hỏi thường gặp về chứng đau nhức xương khớp trong thai kỳ
Mẹ bầu do ảnh hưởng từ việc tăng cân quá mức dẫn đến tăng áp lực các khớp, gây ra triệu chứng đau

Bên cạnh đó, người nhà cần đặc biệt quan tâm đến tâm lý của mẹ bầu. Đau xương khớp có thể làm cho họ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và lo lắng. Hãy thường xuyên hỏi thăm, trò chuyện với mẹ bầu về sức khỏe tinh thần của họ!

>> Xem thêm: Vì sao mẹ bầu bị đau mỏi cổ vai gáy?

3. Liệu có chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện vấn đề đau xương khớp cho bà bầu?

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần nhiều vi chất quan trọng, trong đó có canxi và vitamin D để giúp hình thành xương cho trẻ, vì vậy nếu không cung cấp đủ chất này, cơ thể sẽ tự “rút” từ cơ thể của mẹ. Điều này có thể khiến cho các thai phụ thiếu canxi và vitamin D, ảnh hưởng không nhỏ tới hệ xương khớp.

Để cải thiện vấn đề đau xương khớp, mẹ bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất sau:

  • Một số loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sữa, sữa chua, sữa đậu nành, đậu phụ… có tác dụng giúp mẹ bầu ngăn ngừa loãng xương đồng thời giúp thai nhi gia tăng mật độ các khoáng chất trong xương.
  • Các loại rau củ quả màu xanh đậm như súp lơ,… giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả.
  • Một số câu hỏi thường gặp về chứng đau nhức xương khớp trong thai kỳ
    Các vitamin và chất xơ trong rau củ quả có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả
    • Các loại ngũ cốc như gạo lứt, lúa mạch đen,… giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình oxy hóa và quá trình lão hóa xương.
    • Bổ sung các loại nấm như nấm rơm,… giúp hạn chế quá trình thoái hóavà loãng xương ở mẹ bầu.
    • Trà xanh ngoài công dụng phòng ngừa ung thư, còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp và loãng xương hiệu quả, thúc đẩy lưu thông máu và cải thiện hệ tiêu hóa cho các mẹ bầu.
    • Giá đỗ giúp hạn chế quá trình loãng xương, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả, ngoài ra còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ sảy thai nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
    • Một số loại gia vị như gừng, hạt tiêu, nghệ, và hành cũng góp phần hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp.

     

    Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất, cải thiện vấn đề đau xương khớp, mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng về liều lượng phù hợp với mình trong thời kỳ mang thai.

    >> Xem thêm: Vì sao bà bầu hay đau lưng khi mang thai và cách khắc phục hiệu quả

    4. Đâu là giải pháp an toàn cho bà bầu bị đau nhức xương khớp?

    Theo Báo Sức khỏe & Đời sống (Bộ Y tế), đau nhức xương khớp trong quá trình mang thai ảnh hưởng không tốt cho sinh hoạt hằng ngày và tâm lý của mẹ bầu. Mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp sau để làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp:

    • Chỉnh sửa tư thế khi ngủ: mẹ bầu nếu bị đau thắt lưnghãy thử nằm nghiêng khi ngủ hoặc kê một chiếc gối ở giữa hai chân, cơn đau sẽ được cải thiện nhanh chóng.
    • Sử dụng băng quấn bụng: thai phụ nên đeo băng quấn bụng từ giữa đến cuối thai kỳ để hỗ trợ vùng bụng, giúp giảm áp lực nên các đốt sống, dây chằng.
Một số câu hỏi thường gặp về chứng đau nhức xương khớp trong thai kỳ
Sử dụng băng quấn bụng giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau thắt lưng, căng cơ
  • Tập thể dục đều đặn: tập yoga, pilates, bơi lội vừa giúp mẹ bầu duy trì vóc dáng thon gọn, vừa giúp các khớp được linh hoạt, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.
  • Chườm nóng: tắm nước ấm giúp bà bầu được thư giãn các cơ bị căng. Ngoài ra có thể sử dụng đệm nóng đặt lên hông, đầu gối hoặc lưng dưới. Tuyệt đối không được chườm nóng trực tiếp vào bụng của thai phụ.

Một khi các biện pháp trên không có tác dụng cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp, mẹ bầu có thể tìm hiểu đến phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic). Đây là liệu pháp giúp cải thiện tình trạng đau cơ xương khớp hiệu quả, không dùng thuốc hay phẫu thuật.

5. Điều trị chứng đau nhức xương khớp ở bà bầu bằng Chiropractic như thế nào?

Bằng thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ sẽ tác động trực tiếp vào phần đốt sống bị sai lệch và đẩy chúng về vị trí đúng, giải phóng chèn ép dây thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu, giúp bệnh nhân giảm triệu chứng đau hiệu quả, an toàn. Phương pháp Chiropractic được đánh giá là hoàn toàn lành tính, không xâm lấn, đặc biệt phù hợp cho các mẹ bầu đang bị đau nhức xương khớp.

>> Xem thêm: Vì sao cần chăm sóc sức khỏe thai phụ bằng Chiropractic?

Một số câu hỏi thường gặp về chứng đau nhức xương khớp trong thai kỳ
Phương pháp Chiropractic giúp mẹ bầu cải thiện vấn đề đau nhức xương khớp hiệu quả, an toàn

Với hơn 17 năm kinh nghiệm, Phòng khám ACC là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép hoạt động. ACC luôn luôn duy trì phương châm “Chăm sóc sức khỏe cột sống và chữa đau tận gốc các bệnh cơ xương khớp không dùng thuốc hay phẫu thuật”, đã chữa khỏi bệnh cho hàng ngàn bệnh nhân.

Tại phòng khám ACC, liệu trình Chiropractic được tối ưu khi kết hợp chương trình Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng bao gồm Trị liệu DTS, Sóng xung kích Shockwave, Tia laser cường độ cao thế hệ IV,… giúp cải thiện triệu chứng đau xương khớp hiệu quả, ngăn ngừa tái phát, để mẹ bầu có một thai kỳ êm ả.

>>Xem thêm: ACC và hành trình 17 năm xây dựng trung tâm Chiropractic chuẩn quốc tế tại Việt Nam

LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN NGAY với phòng khám ACC nếu người thân bạn đang gặp các vấn đề cơ xương khớp và mong muốn tìm kiếm một phương pháp chữa trị không dùng thuốc, không phẫu thuật.

Bài viết liên quan:

>> Bí quyết hết đau thần kinh tọa trong thai kỳ đừng bỏ lỡ

>> Mẹ bầu bị đau lưng có nên dùng thuốc giảm đau?

>> 15 sự thật thú vị về cột sống con người có thể bạn chưa biết

Nguồn tham khảo:

https://suckhoedoisong.vn/dau-khop-khi-mang-thai-va-cach-giam-dau-169220111204442833.htm

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục