Viêm khớp cùng chậu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

bác sĩ Tim Gallivan
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Timothy Gallivan
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý xương khớp thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh khiến người bệnh đau nhức ở nhiều vị trí như đau thắt lưng, đau lưng dưới, mông, háng,… Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng viêm sẽ tiến triển nặng và tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm xương cùng chậu như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài sau.

1. Tìm hiểu viêm khớp cùng chậu là gì?

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng một hoặc cả hai khớp cùng chậu bị viêm. Khớp cùng chậu (phần cuối hình tam giác của cột sống) là đoạn nối liền giữa xương cánh chậu ở vùng hông và xương cùng cụt dưới cột sống thắt lưng.

Thông thường, khớp cùng chậu bị viêm được chia thành hai dạng gồm:

  • Viêm khớp xương cùng chậu đơn phương: Hiện tượng viêm tiến triển ở một trong hai khớp cùng chậu.
  • Viêm khớp xương cùng chậu song phương: Tình trạng viêm xuất hiện ở cả hai khớp cùng chậu cùng một lúc.

viêm khớp cùng chậu

Viêm ở khớp cùng chậu là tình trạng khớp nối xương cánh chậu và xương cụt bị viêm.

2. Nhận biết sớm triệu chứng viêm khớp cùng chậu

Khi khớp cùng chậu bị viêm, bệnh nhân thường xuất hiện cơn đau ở vùng cột sống thắt lưng, lưng dưới và mông. Trong một số trường hợp, người bệnh bị đau nhức ở háng, cẳng chân và bàn chân. Ngoài ra, tùy vào mức độ và giai đoạn viêm mà bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội khi đứng trong thời gian dài, khi bước dài, leo cầu thang, dồn trọng lực sang một bên chân hay xoay hông.
  • Tê chân khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
  • Người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện một số động tác gập duỗi, co, khoanh chân,…
  • Do bị đau nhức nên bệnh nhân di chuyển khó khăn làm thay đổi dáng đi.
  • Tại vùng khớp bị viêm có hiện tượng sưng bóng, đỏ và đau buốt.
  • Trường hợp phụ nữ mang thai bị viêm ở khớp cùng chậu, cơn đau có thể xuất hiện ở mọi tư thế, mức độ đau cũng nghiêm trọng hơn so với người bình thường.
  • Một số bệnh nhân bị sốt nhẹ khi khớp cùng chậu bị viêm.

3. Nguyên nhân gây viêm xương cùng chậu

Viêm ở khớp cùng chậu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:

3.1 Chấn thương

Tình trạng khớp cùng chậu bị viêm có thể xuất phát từ tai nạn giao thông, tai nạn khi sinh hoạt hay chơi thể thao. Những chấn thương này có thể tác động lên khớp cùng chậu và dây chằng hỗ trợ xung quanh dẫn đến viêm.

3.2 Thoái hóa khớp cùng chậu

Đa số trường hợp người lớn tuổi bị viêm khớp cùng chậu 2 bên hoặc 1 bên là do tình trạng thoái hóa của cơ thể. Cụ thể, khi khớp cùng chậu bị thoái hóa sẽ gây ra tình trạng nứt vỡ, bào mòn sụn khớp. Từ đó hình thành gai xương và khiến khớp cùng chậu bị sưng viêm và đau nhức.

3.3 Viêm khớp

Các bệnh viêm khớp như viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng,… có thể làm đứt dây chằng, bào mòn và tổn thương hệ thống khớp cột sống, trong đó có khớp cùng chậu. Điều này khiến khớp cùng chậu xuất hiện tình trạng viêm, đau nhức, đặc biệt là vận động.

viêm xương cùng chậu

Viêm khớp khiến khớp cùng chậu bị sưng viêm làm người bệnh đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội vùng lưng dưới.

3.4 Mang thai

Tác động của hormone Relaxin trong thai kỳ khiến các cơ, dây chằng của xương chậu giãn ra. Điều này dẫn đến việc dây chằng ở khớp cùng chậu bị rối loạn gây sưng viêm. Ngoài ra, trọng lượng thai nhi lớn cũng gây áp lực lên khớp cùng chậu, từ đó nhanh mòn và dễ viêm hơn.

3.5 Nhiễm trùng

Khớp cùng chậu bị viêm có thể xảy ra do tình trạng nhiễm khuẩn của cơ thể. Cụ thể, một số loại nhiễm trùng có thể khiến khớp cùng chậu bị viêm như:

  • Nhiễm khuẩn dây chằng hoặc các mô mềm quanh khớp cùng chậu.
  • Viêm túi thừa sinh mủ do khuẩn Staphylococcus aureus.
  • Viêm đại tràng.
  • Viêm vùng kín ở phụ nữ.

Ngoài ra, viêm khớp cùng chậu còn xuất hiện ở khi bệnh nhân bị bệnh Gout, Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Behcet,…

4. Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?

Viêm ở khớp cùng chậu không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời thì bệnh có thể tiến triển nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy giảm khả năng vận động: Nếu khớp cùng chậu bị viêm lâu năm thì tổn thương có thể lan rộng, ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Điều này tăng nguy cơ teo cơ và giảm khả năng vận động của người bệnh.
  • Liệt chi: Trường hợp bệnh gây tổn thương nghiêm trọng đến các khớp và dây thần kinh quan trọng có thể làm dính khớp, biến dạng khớp. Khi đó, người bệnh có cảm giác tê cứng chi, không thể xoay người, khum lưng hay ngồi lâu,… lâu dần dẫn đến liệt chi.
  • Ảnh hưởng khả năng sinh sản: Nếu phụ nữ bị viêm ở khớp cùng chậu thì có nguy cơ gặp biến chứng như viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung,.. Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, làm tăng tỷ lệ vô sinh, mang thai ngoài tử cung,…
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Các cơn đau ở khớp cùng chậu bị viêm kéo dài nhiều năm khiến bệnh nhân luôn khó chịu, đau đớn, đi lại khó khăn,… từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, người bệnh còn phải chi trả chi phí điều trị lâu dài.

Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ khớp cùng chậu bị viêm người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

5. Phương pháp chẩn đoán viêm khớp cùng chậu

Để chẩn đoán mức độ và nguyên nhân gây viêm ở khớp cùng chậu, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp chẩn đoán sau:

5.1 Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ quan sát vị trí đau để đánh giá mức độ sưng viêm. Đồng thời, bác sĩ trao đổi với người bệnh về tính chất cơn đau, tần suất đau, xu hướng đau lan sang vị trí khác, khả năng vận động khi đau,… Bên cạnh đó, bác sĩ thực hiện các nghiệm pháp thăm khám như giãn khung chậu, đẩy đùi, nghiệm pháp Faber, ép khung chậu,… để bước đầu xác định nguyên nhân và mức độ bệnh.

đau xương cùng chậu

Bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng để xác định nguyên nhân và mức độ viêm của khớp cùng chậu.

5.2 Chẩn đoán cận lâm sàng

Với tình trạng khớp cùng chậu bị viêm, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng sau:

  • Chụp X-quang và CT: Phương pháp có thể cho thấy tình trạng khe khớp cùng chậu rộng, xơ cứng trên bề mặt khớp, dính một phần hoặc hoàn toàn khớp cùng chậu, bào mòn khớp,… Dựa vào kết quả, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tình trạng viêm của khớp cùng chậu ở giai đoạn trung bình hoặc nghiêm trọng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kết quả chụp MRI cho thấy mức độ tổn thương của khớp cùng chậu, cơ, phần mềm quanh khớp, dây chằng, vết nứt gãy nhỏ tại khớp. Với xét nghiệm này, bác sĩ có thể chẩn đoán mức độ viêm của khớp cùng chậu từ giai đoạn khởi phát (chụp X-quang và CT không phát hiện được).

5.3 Chẩn đoán phân biệt

Các triệu chứng viêm ở khớp cùng chậu có thể nhầm lẫn với các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,… Chính vì vậy, bác sĩ cần xem xét kỹ các dấu hiệu, tổn thương đi kèm để chẩn đoán phân biệt. Từ đó loại trừ trường hợp bệnh nhân bị hai bệnh lý trên.

6. Viêm khớp cùng chậu có điều trị được không?

Tình trạng khớp cùng chậu bị viêm có thể cải thiện tốt bằng phương pháp bảo tồn. Nhưng nếu điều trị bảo tồn không đạt hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Lưu ý rằng điều trị càng sớm, hiệu quả phục hồi càng cao. Do đó, ngay khi có biểu hiện viêm khớp xương cùng chậu bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.

7. Cách chữa viêm khớp xương chậu

Một số cách cải thiện tình trạng viêm ở khớp cùng chậu có thể kể đến như:

7.1 Chườm nóng, chườm lạnh

Chườm nóng và chườm lạnh là phương pháp điều trị nhiệt có tác dụng làm dịu cơn đau, giảm sưng viêm giúp khớp cùng chậu thoải mái hơn. Bệnh nhân thực hiện như sau:

  • Chườm nóng: Sử dụng khăn bông mềm ngân nước có nhiệt độ 40 – 50 độ, vắt khô và chườm lên khu vực khớp cùng chậu bị đau. Sau khoảng 5 phút thay khăn một lần và mỗi lần chườm khoảng 15 – 20 phút.
  • Chườm lạnh: Đặt túi gel lạnh chuyên dụng, túi nước đá, khăn ấm (để trong tủ lạnh khoảng 15 phút) lên vùng khớp bị viêm trong 20 phút. Sau 4 – 6 giờ thì bệnh nhân lặp lại phương pháp và duy trì thực hiện trong 2 – 3 ngày.

7.2 Sử dụng thuốc

Một số trường hợp viêm nhẹ, bệnh nhân có thể dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị viêm khớp cùng chậu. Một số loại thuốc có thể hỗ trợ khớp cùng chậu giảm sưng đau như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen.
  • Thuốc giãn cơ.
  • Thuốc giảm đau.

Trong một số trường hợp, người bệnh cũng được bác sĩ kê toa thuốc ức chế TNF alpha như infliximab, Certolizumab, Adalimumab,… Cách này sẽ giúp kiểm soát tình trạng viêm khớp, hạn chế nguy cơ bị viêm cột sống dính khớp.

viêm khớp cùng chậu 2 bên

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng đau nhức ở cột sống thắt lưng, lưng dưới hoặc mông.

Lưu ý:

  • Bệnh nhân không tự ý mua thuốc hoặc lạm dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú thì bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ và thận trọng khi dùng thuốc để tránh ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé.

7.3 Tiêm corticosteroids

Tiêm corticosteroid trực tiếp vào khớp cùng chậu là cách giúp bệnh nhân tạm thời thoát khỏi cảm giác đau nhức và sưng viêm. Tuy nhiên, phương pháp này cần được tiến hành bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo tiêm đúng liều, đúng kỹ thuật. Qua đó hạn chế tổn thương khớp hay tác dụng phụ như tăng đường huyết, mất ngủ, nhiễm trùng, loãng xương,…

Thuốc tiêm khớp là gì? Có gây hại gì khi sử dụng không?

Thuốc tiêm khớp có tác dụng giảm đau nhanh cho những người bệnh xương khớp. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro nếu sử dụng không đúng cách.  1. Thuốc tiêm khớp là gì? Thuốc tiêm khớp là phương pháp khắc phục tình trạng đau, viêm khớp…

7.4 Vật lý trị liệu

Với viêm khớp cùng chậu, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu dưới đây để cải thiện bệnh:

  • Bài tập tăng độ linh hoạt khớp cùng chậu: Các bài tập vật lý trị liệu giúp khớp thư giãn, tăng phạm vi chuyển động. Từ đó, khả năng vận động của người bệnh được cải thiện đáng kể.
  • Kích thích điện: Với trường hợp sưng đau xương cùng chậu nghiêm trọng, bạc sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều trị với kích thích điện. Phương pháp này sử dụng dòng điện cao, cường độ tăng dần giúp khớp cùng chậu giảm đau, thư giãn và giảm hiện tượng co cơ không tự chủ.
  • Sóng xung kích: Phương pháp sử dụng nguồn sóng xung kích Shockwave mang năng lượng cao để tác động vào các đầu mút dây thần kinh cảm giác ở khớp cùng chậu. Qua đó thúc đẩy quá trình tái tạo xương và các mô mềm, giảm đau nhức,… ở khớp này.

7.5 Trị liệu Thần kinh Cột sống

Hiện nay, phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống được đánh giá cao bởi lành tính, giúp kích thích quá trình chữa lành cơn đau và cải thiện khả năng vận động khớp xương chậu hiệu quả. Cụ thể, bác sĩ ứng dụng kỹ thuật nắn chỉnh đưa khớp bị sai lệch về đúng vị trí tự nhiên ban đầu để giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép – nguyên nhân gây đau nhức. Qua đó cấu trúc khớp cùng chậu phục hồi, tình trạng sưng đau thuyên giảm và biến mất một cách tự nhiên.

cách chữa viêm khớp cùng chậu

Bác sĩ Timothy Gallivan đang thực hiện Trị liệu Thần kinh Cột sống để giải phóng dây thần kinh bị chèn ép ở khớp cùng chậu, từ đó giảm đau nhức.

Hơn 18 năm qua phòng khám ACC đã giúp nhiều khách hàng loại bỏ thành công đau nhức do viêm khớp cùng chậu bằng liệu trình Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu. Nhờ đó, khách hàng hồi phục sức khỏe, đi lại linh hoạt mà không cần phẫu thuật hay uống thuốc.

Điều trị viêm xương cùng chậu tại ACC, người bệnh hoàn toàn an tâm bởi:

  • Đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống được đào tạo bài bản, có đầy đủ bằng cấp – chứng chỉ và dày dặn kinh nghiệm. Đảm bảo chẩn đoán đúng nguyên nhân, xây dựng liệu trình điều trị tối ưu, chữa lành cơn đau do viêm khớp xương chậu hiệu quả.
  • Mỗi khách hàng sẽ có liệu trình điều trị chuyên biệt theo tình trạng viêm khớp và các vấn đề sức khỏe khác. Điều này giúp tác động đúng nguyên nhân gây bệnh ngay từ đầu, rút ngắn thời gian điều trị. Nhờ vậy người bệnh nhanh khôi phục sức khỏe, cải thiện khả năng vận động.
  • Liệu trình vật lý trị liệu hiện đại, kết hợp giữa bài tập cùng các thiết bị tân tiến như tia laser cường độ cao thể hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave,… giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe cho người bệnh.
  • Trong suốt hành trình điều trị viêm xương cùng chậu tại ACC luôn có bác sĩ và chuyên viên đồng hành và hướng dẫn cặn kẽ khi tập luyện, chế độ ăn uống, sinh hoạt,… Điều này không chỉ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh mà còn có trải nghiệm điều trị thoải mái, hài lòng.
  • Khi đến ACC, bệnh nhân được tư vấn kế hoạch cũng như chi phí điều trị rõ ràng trước khi quyết định điều trị. Qua đó, bệnh nhân có thể chủ động chuẩn bị tài chính, giúp quá trình chữa trị bệnh thuận lợi hơn.

>> Nếu đang chịu đựng cơn đau nhức, sưng viêm khớp cùng chậu thì hãy liên hệ ACC ngay để thăm khám và điều trị bệnh đúng hướng, an toàn ngay từ đầu!

7.7 Phẫu thuật

Nếu sau khoảng 3 tháng áp dụng các phương pháp nội khoa trên mà mà tình trạng viêm ở khớp cùng chậu không thuyên giảm thì bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật có thể kể đến như phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, mở đóng ổ khớp.

8. Biện pháp phòng ngừa đau xương cùng chậu

Hiện nay chưa có biện pháp để ngăn ngừa viêm khớp xương chậu. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xương cùng chậu bằng cách:

  • Thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai.
  • Mang đồ bảo hộ khi chơi thể thao, đi xe máy, ô tô để hạn chế chấn thương.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, hạn chế sử dụng các chất kích thích, bia rượu và thuốc lá.
  • Điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ, giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý như viêm đại tràng, viêm vùng kín ở phụ nữ,… để tránh việc vi khuẩn lan ra khớp cùng chậu gây sưng viêm.
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề xương khớp nói chung và viêm xương khớp cùng chậu nói riêng.

viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng khớp cùng chậu bị viêm nếu có.

9. Câu hỏi thường gặp về viêm khớp xương chậu

Bạn hãy tham khảo các câu hỏi và giải đáp dưới đây để hiểu hơn về tình trạng sưng viêm ở khớp cùng chậu:

9.1 Viêm khớp cùng chậu có nên đi bộ không?

Đi bộ giúp xoa dịu cơn đau ở khớp và lưng của bệnh nhân bị viêm ở khớp cùng chậu. Để thực hiện phương pháp giảm đau này, đầu tiên bệnh nhân hãy đi bộ tốc độ chậm trong khoảng 20 phút. Khi cơ thể quen dần và không cảm thấy đau thì có thể tăng tốc và kéo dài thời gian đi bộ. Lưu ý, bệnh nhân nên chuẩn bị một đôi giày đi bộ thoải mái và nghỉ ngơi khi cảm thấy đau.

Đau thần kinh tọa có nên đi bộ và tập thể dục?

Bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ và tập thể dục hay không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế, mặc dù hoạt động thể dục thể thao điều độ có thể góp phần thuyên giảm cơn đau nhưng để tình trạng đau thần…

9.2 Viêm khớp xương chậu có tái phát không?

Câu trả lời là Có. Bệnh viêm xương khớp cùng chậu có thể tái phát nếu bệnh nhân không tuân thủ chỉ dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bệnh nhân không thay đổi lối sống (thức khuya, ăn uống thiếu chất, vận động quá mức,…) cũng khiến khớp cùng chậu tái phát cơn đau.

9.3 Viêm xương cùng chậu khi nào nên gặp bác sĩ?

Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ khi cơn đau vùng khớp vùng chậu nặng, diễn ra thường xuyên. Hơn nữa, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ nếu cơn đau tiến triển nặng hoặc các phương pháp điều trị viêm khớp không đạt hiệu quả như mong muốn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh lý viêm khớp cùng chậu, từ nguyên nhân, triệu chứng cho đến cách điều trị và phòng ngừa. Nếu khu vực khớp cùng chậu bị có triệu chứng viêm người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất.

>>> Xem thêm:
Nguyên nhân gây đau khớp háng và cách điều trị hiệu quả
Vì sao đau xương cụt và cách khắc phục hiệu quả
Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục