Viêm gân mỏm trâm quay cổ tay: Nguyên nhân và cách điều trị

bác sĩ Hoisang Gong
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Hoisang Gong
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Viêm gân mỏm trâm quay cổ tay là nguyên nhân gây ra tình trạng sưng, đau gần vị trí gốc ngón tay cái. Bệnh lý này cần được điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng vận động. Vậy nguyên nhân khiến mỏm trâm quay cổ tay là gì? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay là gì?

Viêm mỏm trâm quay ở cổ tay hay còn gọi là viêm mỏm trâm trụ, trâm quay hoặc hội chứng De Quervain. Đây là bệnh lý viêm bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ở phía ngón cái của cổ tay bệnh nhân.

Cụ thể, trong tình trạng bình thường cơ dạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái trượt trong đường hầm được bao bọc bởi bao hoạt dịch gân – giúp làm trơn để hai gân trượt được dễ dàng. Khi bao gân này bị viêm sẽ sưng lên gây ra hiện tượng chèn ép làm hạn chế vận động của gân trong đường hầm. Hiện tượng này còn gọi là viêm mỏm trâm quay cổ tay.

viêm mõm trâm trụ

Viêm mỏm trâm quay (hội chứng De Quervain) là tình trạng viêm gây đau nhức ở bao gân cơ ở phía ngón cái của cổ tay.

2. Triệu chứng của viêm gân mỏm trâm quay cổ tay

Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gân khu vực mỏm trâm quay cổ tay:

  • Bệnh nhân bị đau, sưng gần vị trí gốc ngón tay cái, sau đó lan ra cổ tay, ngón tay hoặc cẳng tay.
  • Bao gân phía ngoài mỏm trâm quay dầy lên, nóng đỏ và đau khi dùng tay ấn nhẹ.
  • Khó khăn khi cử động ngón tay cái và cổ tay khi đang cầm nắm đồ vật.
  • Cảm giác cổ tay kêu rắc rắc hoặc lục cục khi bệnh nhân cử động ngón tay cái.
  • Tê ngón tay cái hoặc cổ tay.

3. Nguyên nhân gây viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Việc lặp lại nhiều lần các động tác như cầm, nắm, xoay, vặn cổ tay và ngón tay là nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng De Quervain. Bên cạnh đó, tình trạng viêm gân này còn xuất hiện do các nguyên nhân khác như:

  • Viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.
  • Chấn thương trực tiếp khu vực cổ tay hoặc gân có thể gây ra mô sẹo làm hạn chế chuyển động của gân.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ dưới đây cũng có thể gây hội chứng De Quervain:

  • Người từ 30 đến 50 có nguy cơ mắc viêm gân De Quervain cao hơn những người ở các nhóm tuổi khác.
  • Hội chứng viêm mỏm trâm quay cổ tay xảy ra phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là giai đoạn mang thai và cho con bú.
  • Người thường xuyên dùng chuột máy tính, nâng trẻ nhỏ liên tục, chơi golf, chơi cầu lông, chơi bóng bàn,… cũng có nguy cơ bị viêm mỏm trâm quay cao.

CTA cột sống

4. Viêm gân mỏm trâm quay cổ tay nguy hiểm không?

Nếu phát hiện và điều trị sớm, các triệu chứng đau nhức do gân mỏm trâm quay cổ tay bị viêm sẽ cải thiện trong vòng 4 – 6 tuần. Trường hợp viêm bao gân trong khi mang thai, các triệu chứng có thể kết thúc vào cuối thai kỳ hoặc khi cho con bú.

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì cơn đau ở gốc ngón tay cái có thể lan rộng ra cả ngón tay cái, cẳng tay hoặc cánh cay. Đồng thời, cảm giác đau khiến các cử động cầm, nắm,… của ngón tay cái và cổ tay bị hạn chế. Không chỉ vậy, nếu người bệnh tạo quá nhiều áp lực lên gân ngón tay cái bị viêm thì bao gân có thể bị đứt hoặc rách.

viêm gân mỏm trâm quay

Nếu viêm mỏm trâm quay cổ tay không điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

5. Chẩn đoán viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Thông thường, để chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân viêm gân ở mỏm trâm quay bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp sau:

5.1 Khám lâm sàng

Bác sĩ trao đổi với bệnh nhân tiền sử nghề nghiệp, chấn thương, bệnh lý đang mắc phải,… Đồng thời, bác sĩ tiến hành kiểm tra cổ tay để đánh giá mức độ sưng viêm gân.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng thực hiện phương pháp Finkelstein – gấp ngón tay cái vào trong lòng bàn tay và trùm các ngón tay lên ngón tay cái của người bệnh bệnh. Tiếp theo, bệnh nhân bẻ cong cổ tay về phía ngón tay út. Lúc này, nếu cảm thấy đau ở gốc ngón cái thì có khả năng bệnh nhân bị viêm mỏm trâm trụ, trâm quay cổ tay.

5.2 Cận lâm sàng

Sau quá trình khám lâm sàng, bệnh nhân cũng được chỉ định làm các xét nghiệm như:

  • Siêu âm: Phương pháp giúp xác định tình trạng gân dạng dài và duỗi ngắn có dày lên không; bao gân dày có dịch quanh gân không.
  • Chụp X-quang: Thông qua hình ảnh chụp X-quang, bác sĩ có thể kiểm tra khớp cổ tay có bị các bệnh khác (như viêm xương khớp) hay không.
  • Doppler xung (PW Doppler): Phương pháp giúp bác sĩ dễ dàng kiểm tra tình trạng tăng sinh mạch trong gân hoặc bao gân vùng mỏm trâm quay cổ tay.

5.3 Chẩn đoán phân biệt

Bác sĩ tiến hành phân biệt bệnh với các bệnh khác có đặc điểm lâm sàng tương tự như viêm màng hoạt dịch khớp cổ tay, viêm bao hoạt dịch gân cơ duỗi cổ tay quay ngắn và dài, thoái hóa khớp gốc ngón tay cái, chèn ép nhánh nông thần kinh quay,… Từ đó xác định đúng bệnh và đưa ra hướng xử lý phù hợp.

Đâu là cách chữa thoái hóa khớp tay hiệu quả?

Tương tự các tình trạng thoái hóa ở các khớp khác, thoái hóa khớp tay cũng sẽ cần được kiểm soát, điều trị hiệu quả ngay từ đầu nhằm hạn chế biến chứng, tránh gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.  Thoái hóa khớp tay là thuật…

6. Các phương pháp điều trị viêm gân mỏm trâm quay cổ tay

Để cải thiện hội chứng De Quervain, người bệnh có thể áp dụng các cách sau:

6.1 Ngưng vận động, thả lỏng thư giãn tay

Khi bị đau ở khu vực gốc ngón tay cái, bệnh nhân nên ngưng chơi thể thao hoặc cử động lặp đi lặp lại các động tác cầm, nắm,… để cổ tay được thả lỏng, từ đó giảm đau nhức. Cách điều trị này phù hợp với trường hợp bị viêm mỏm trâm quay cổ tay nhẹ, cơn đau không quá nghiêm trọng.

6.2 Chườm đá cổ tay

Nhiệt độ lạnh có thể làm dịu cơn đau và sưng viêm của các mô gân mỏm trâm quay cổ tay. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng túi gel lạnh hoặc cho đá vào một khăn mềm, bọc lại và chườm lên khu vực gốc ngón tay cái bị đau nhức trong 20 phút (khoảng 3 – 4 lần/ngày). Phương pháp này giúp thuyên giảm cơn đau nhức và cảm giác ấm nóng ở ngón tay cái.

viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Bệnh nhân có thể chườm đá vào khu vực cổ tay để giảm đau, sưng viêm do hội chứng De Quervain gây ra.

Chườm nóng hay chườm lạnh: Đâu là giải pháp tốt nhất?

Chườm nóng và chườm lạnh đều là phương pháp nhiệt trị liệu có tác dụng rất tốt trong điều trị chấn thương và viêm khớp. Tuy nhiên khi nào thì nên chườm nóng hay lạnh? Cụ thể lúc sưng khớp hoặc đau căng cơ thì nên chữa trị thế nào?…

6.3 Nẹp cố định ngón tay và cổ tay

Bác sĩ có thể sử dụng thanh nẹp giữ cố định ngón tay và cổ tay trong 4 – 6 tuần. Cách này giúp giảm áp lực lên gân ngón tay cái, từ đó cơn đau do viêm gân mỏm trâm quay được cải thiện hiệu quả.

6.4 Uống thuốc giảm đau

Bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ như aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac,… để kháng viêm, giảm đau nhức gốc ngón tay và cổ tay. Lưu ý, các loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ liên quan đến gan, thận, dạ dày. Do đó, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

6.5 Tiêm corticosteroid vào trong bao gân

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiêm corticosteroid vào bao gân bị De Quervain để giảm đau và sưng viêm. Lưu ý, tiêm corticosteroid chỉ mang lại hiệu quả giảm đau tạm thời, cơn đau vẫn có thể tái phát. Hơn nữa, nếu lạm dụng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe như tổn thương mô khớp, suy nhược cơ thể, nhiễm trùng,… Do đó, bệnh nhân cần cân nhắc trước khi tiêm và chỉ thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín.

Thuốc tiêm khớp là gì? Có gây hại gì khi sử dụng không?

Thuốc tiêm khớp có tác dụng giảm đau nhanh cho những người bệnh xương khớp. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro nếu sử dụng không đúng cách.  1. Thuốc tiêm khớp là gì? Thuốc tiêm khớp là phương pháp khắc phục tình trạng đau, viêm khớp…

6.6 Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cũng là một trong những phương pháp cải thiện hội chứng De Quervain hiệu quả. Cụ thể, bác sĩ sử dụng laser màu, xung điện kích thích thần kinh để giảm đau và chống viêm. Khi tình trạng viêm mỏm trâm quay thuyên giảm, bệnh nhân có thể tập luyện các bài tập trị liệu để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Dưới đây là một số bài tập trị viêm gân mỏm trâm quay cổ tay mà bệnh nhân nên tham khảo:

Bài tập 1:

  • Bước 1: Tay nắm nhẹ một quả bóng tennis trong vài phút, sau đó thả lỏng để nghỉ ngơi.
  • Bước 2: Nếu không cảm thấy đau thì bệnh nhân hãy lặp lại động tác nắm bóng với lực mạnh hơn.

bài tập viêm mõm trâm trụ

Bài tập 2:

  • Bước 1: Duỗi thẳng cánh tay với lòng bàn tay hướng xuống dưới.
  • Bước 2: Tay giữ vật nhỏ từ từ uốn cong cổ tay lên đến khi cảm thấy căng ở mu bàn tay và cổ tay. Bệnh nhân đưa tay về vị trí ban đầu rồi lặp lại động tác 2 hiệp, mỗi hiệp 15 lần.

vật lý trị liệu viêm mõm trâm trụ

Tại ACC, ngoài ứng dụng liệu trình Vật lý trị liệu hiện đại, bác sĩ còn kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic). Theo đó, đội ngũ bác sĩ nước ngoài được đào tạo chuyên ngành Chiropractic chính quy của ACC sẽ sử dụng thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, tác động lực chính xác vào cấu trúc sai lệch, trả chúng về vị trí tự nhiên ban đầu. Nhờ vậy, sự chèn ép ở các dây thần kinh tại gân mỏm trâm quay cổ tay được giải phóng, giúp cơn đau thuyên giảm và biến mất một cách tự nhiên mà không cần uống thuốc hay phẫu thuật.

Trong liệu trình vật lý trị liệu, khách hàng an tâm được xây dựng cá nhân hóa, theo tình trạng viêm ở mỗi người bệnh. Bác sĩ Chuyên khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng sau thăm khám sẽ thiết kế lộ trình điều trị phù hợp, với các bài tập và thiết bị hiện đại như:

  • Sóng xung kích shockwave: Đây là dạng sóng âm mang năng lượng cao tác động vào đúng vị trí gân mỏm trâm quay bị tổn thương. Qua đó, đẩy nhanh quá trình phục hồi, tái tạo gân và các mô mềm xung quanh. Điều này góp phần giảm đau và khôi phục khả năng vận động của ngón tay và cổ tay vị viêm gân mỏm trâm quay.
  • Tia laser cường độ cao thế hệ IV: Tại ACC, người bệnh sẽ được điều trị với tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV – loại tia laser có bước sóng rộng và cường độ mạnh nhất. Từ đó thâm nhập sâu vào khu vực mô gân trâm quay bị tổn thương, kích thích quá trình tái tạo các mô và chữa lành tận gốc các cơn đau do hội chứng De Quervain gây ra.

điều trị viêm mõm trâm trụ

Tia laser cường độ cao thế hệ IV để giúp bệnh nhân giảm đau, sưng viêm do viêm mỏm trâm quay cổ tay hiệu quả.

Không chỉ vậy, quá trình điều trị hội chứng De Quervain ở cổ tay tại ACC luôn có bác sĩ – chuyên viên đồng hành và hướng dẫn chi tiết khi tập vật lý trị liệu, chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Nhờ đó, tình trạng viêm mỏm trâm quay ở cổ tay cải thiện hiệu quả và nhanh chóng. Hơn nữa, đến khi kết thúc liệu trình điều trị bác sĩ còn chỉ dẫn cách chăm sóc để xương khớp khỏe mạnh hơn, phòng ngừa cơn đau tái phát do hội chứng De Quervain.

>> Nếu bị cơn đau viêm mỏm trâm quay ở cổ tay làm phiền, hãy liên hệ ngay ACC để được tư vấn chi tiết về liệu trình điều trị hiệu quả – an toàn – nhanh chóng.

6.5 Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật mỏm trâm quay cổ tay chỉ được chỉ định trong trường hợp viêm gân tiến triển nặng, nguy cơ biến chứng cao và không đáp ứng với điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, phẫu thuật mỏm trâm quay tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, sưng đau không giảm, nốt viêm tái phát lại,… Do đó, bệnh nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

7. Phòng ngừa viêm gân mỏm trâm quay cổ tay

Để ngăn ngừa viêm mỏm trâm quay cổ tay, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:

  • Tránh lặp đi lặp lại cử động bàn tay, cổ tay như cầm, nắm, xoay, vặn cổ tay,… thường xuyên.
  • Nếu vận động cổ tay trong thời gian dài (chơi thể thao, nâng một vật, di chuyển chuột,…) thì bệnh nhân nên nghỉ ngơi để giảm áp lực lên gân mỏm trâm quay, hạn chế nguy cơ sưng viêm.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh. Ngoài ra, người lớn tuổi nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, phomat,…
  • Luyện tập các bài tập thường xuyên để nâng cao sự dẻo dai của gân mỏm trâm quay cổ tay.
  • Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi, phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng bất thường ở gốc ngón tay cái, cổ tay hoặc cả cánh tay.

phòng ngừa viêm gân mõm trâm quay cổ tay

Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị viêm mỏm trâm quay cổ tay kịp thời.

8. Câu hỏi thường gặp về viêm mỏm trâm trụ, trâm quay cổ tay

Mời bệnh nhân cùng xem qua một số câu hỏi thường gặp và thông tin giải đáp để hiểu rõ hơn về viêm mỏm trâm quay ở cổ tay.

8.1 Người bị hội chứng viêm gân De Quervain mất bao lâu để hồi phục?

Nếu điều trị kịp thời, đúng hướng thì hội chứng De Quervain sẽ thuyên giảm sau 4 – 6 tháng. Tuy nhiên, thời gian chính xác còn tùy thuộc vào vào nguyên nhân gây viêm và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

8.2 Người bị viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay nên gặp bác sĩ khi nào?

Nếu sau khi người bệnh tạm ngưng cử động cổ tay, nẹp, chườm lạnh, uống thuốc mà cơn đau ở gốc ngón tay không giảm, thậm chí tiến triển nặng thì nên đến gặp bác sĩ. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân và mức độ bệnh rồi lên phác đồ điều trị phù hợp.

8.3 Hội chứng De Quervain có giống với hội chứng ống cổ tay không? 

Câu trả lời là Không. Bởi vì hội chứng ống cổ tay liên quan đến dây thần kinh, cụ thể là dây thần kinh giữa bị chèn ép. Trong khi đó, viêm mỏm trâm quay cổ tay là tình trạng viêm xung quanh gân ở ngón tay cái.

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm gân mỏm trâm quay cổ tay. Khi xuất hiện các dấu hiệu bị đau nhói ở gốc ngón tay cái, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế uy tín để được điều trị đúng cách. Tránh chủ quan, để tình trạng bệnh tiến triển ngày càng nghiêm trọng.

>>> Xem thêm:
Bị chuột rút tay do đâu? Cách phòng ngừa hiệu quả
Viêm gân cơ chóp xoay vai: Dấu hiệu và cách chữa trị
Tràn dịch khớp cổ tay do đâu? Nguyên nhân và cách chữa

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục