Vì sao mẹ bị đau nhức xương khớp sau khi sinh?

bác sĩ Aubrey C.Gail
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Aubrey C. Gail
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Mặc dù triệu chứng đau nhức xương khớp sau khi sinh không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé. Hiểu rõ nguồn gốc cơn đau sẽ giúp mẹ sớm tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp. 

Hậu sản là những vấn đề sức khỏe, bao gồm thể chất lẫn tinh thần, mà mẹ có thể gặp trong giai đoạn đầu sau khi sinh con. Trong đó, đau nhức xương khớp là một trong các triệu chứng phổ biến nhất.

Đau nhức xương khớp toàn thân: Nguyên nhân và Cách điều trị

Nhiều người nghĩ đau nhức xương khớp toàn thân chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi vì xương khớp bị lão hóa theo thời gian. Tuy nhiên, tình trạng này đang có xu hướng “trẻ hóa” (xuất hiện phổ biến ở cả người trẻ tuổi) và nếu để kéo dài,…

Theo nghiên cứu, 80% phụ nữ sau khi sinh gặp rắc rối với xương khớp. Những cơn đau nhức không chỉ gây khó chịu cho mẹ mà còn cản trở mẹ tự tay chăm sóc, nuôi dưỡng bé. Do đó, không ít phụ nữ quan tâm đến nguyên nhân khiến họ bị đau xương khớp sau khi sinh và cách điều trị an toàn, hiệu quả.

1. Do đâu mẹ bị đau nhức xương khớp sau khi sinh?

Cảm giác đau nhức xương khớp ở phụ nữ sau khi sinh có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

Tiền sử mắc bệnh cơ xương khớp

Trong thời gian đầu sau khi sinh, hệ miễn dịch của mẹ tương đối yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các vấn đề sức khỏe phát sinh. Vì vậy, nếu phụ nữ có tiền sử mắc bệnh cơ xương khớp như thoái hóa cột sống, viêm khớp hoặc trật khớp, chấn thương dây chằng… việc bắt gặp triệu chứng đau nhức xương khớp trong giai đoạn này là điều khó tránh khỏi.

Nghiêm trọng hơn, một số phụ nữ sau khi sinh cho biết tình trạng xương khớp bị đau nhức có thể tệ hơn trước đó rất nhiều.

Suy dinh dưỡng

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu rất dễ bị thiếu canxi do cơ thể tích lũy lượng khoáng chất này để hình thành khung xương cho thai nhi. Nồng độ canxi quá thấp có nguy cơ dẫn đến chứng loãng xương về sau, khiến mẹ thường xuyên cảm thấy đau nhức xương khớp.

Ngoài canxi, phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh còn thường thiếu hụt nhiều dưỡng chất thiết yếu khác như vitamin D, sắt, magie… từ đó kéo theo hàng loạt triệu chứng nhức mỏi đầu gối, đau cổ tay, tê mỏi tứ chi, đau thắt lưng…

Điều trị đau cổ tay sau sinh

Sau khi con chào đời, phụ nữ thường phải đối mặt với hàng loạt hệ lụy sức khỏe phát sinh từ quá trình mang thai và sinh con. Trong số đó, chứng đau cổ tay sau sinh được đánh giá là một trong những tình trạng phổ biến nhất. Cổ…

Tăng cân trong thời kỳ mang thai

Mẹ bầu tăng hơn 10kg là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, việc cân nặng tăng quá nhanh trong thời gian ngắn sẽ gây áp lực nặng nề lên cấu trúc xương khớp, đặc biệt là khớp chậu và khớp gối.

mẹ bầu tăng cân quá nhanh gây áp lực lên xương khớp
Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh cơ xương khớp

Nguyên nhân là do hai bộ phận này chịu trách nhiệm chống đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, nên tình trạng đau nhức tại đây cũng sẽ nghiêm trọng hơn so với ở những khớp khác.

Mặt khác, vùng xương chậu của mẹ bầu cũng cần mở rộng để giữ thai nhi. Nếu phạm vi mở rộng quá lớn, dây chằng tại đây sẽ bị giãn đáng kể và khó phục hồi sau khi sinh. Do đó, không ít phụ nữ sau khi sinh cảm thấy đau nhức vùng chậu trong thời gian dài.

Nồng độ hormone thay đổi

Bên cạnh vấn đề tăng cân, nồng độ estrogen thay đổi sau khi sinh cũng có nhiều khả năng gây áp lực lên cấu trúc xương khớp của phụ nữ, dẫn đến tình trạng đau nhức khó chịu. Đồng thời, khả năng vận động của họ cũng suy giảm đáng kể.

Tổn thương cột sống khi mang thai

Sự phát triển của thai nhi có khả năng gây sức ép lên đốt sống thắt lưng, khiến bộ phận này uốn cong bất thường. Đồng thời, điều này còn ảnh hưởng đến các nhóm cơ, dây chằng và rễ thần kinh tại đây, kéo theo triệu chứng đau thắt lưng.

tổn thương cột sống khi mang thai
Tổn thương cột sống khi mang thai

Tình trạng đau nhức trên là phản ứng sinh lý bình thường và sẽ biến mất sau khi phụ nữ sinh con. Tuy nhiên, thực tế cột sống sẽ cần thời gian để khôi phục đường cong sinh lý ban đầu. Vì vậy, phụ nữ sau khi sinh có thể vẫn phải tiếp tục chịu đựng các cơn đau lưng trong vài tuần tiếp theo.

Tin liên quan:

2. Giúp mẹ giảm đau nhức xương khớp sau khi sinh

Phần lớn trường hợp, tình trạng đau nhức xương khớp sau khi sinh chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và mau chóng biến mất. Tuy nhiên, đôi khi các mẹ có thể phải chịu đựng trong nhiều tháng hoặc lâu hơn.

Mặc dù triệu chứng hậu sản trên là điều tất yếu nhưng nếu không kiểm soát, điều trị tốt, các cơn đau có nguy cơ dẫn đến nhiều hệ lụy như:

  • Tổn thương xương, khớp và tạo điều kiện cho tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đây
  • Tác động nặng nề đến mạch máu và các dây thần kinh xung quanh, lâu ngày có nguy cơ dẫn đến tê liệt
  • Giới hạn khả năng vận động, cản trở quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ
  • Ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo

Với những rủi ro tiềm ẩn trên, các bác sĩ khuyến khích phụ nữ nên sớm tìm cách giải quyết triệt để vấn đề đau nhức xương khớp sau khi sinh. Tùy vào nguyên nhân gây đau, phụ nữ có thể lựa chọn cách điều trị hiệu quả và phù hợp nhất. Các giải pháp có thể bao gồm:

Cải thiện lối sinh hoạt lành mạnh, khoa học

cải thiện chế độ ăn uống
Bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng giúp cải thiện vấn đề đau nhức xương khớp sau khi sinh

Nếu nguyên nhân đau nhức xương khớp sau khi sinh đến từ các vấn đề thiếu hụt chất dinh dưỡng, thừa cân hoặc thay đổi nồng độ estrogen trong cơ thể, phụ nữ có thể dễ dàng khắc phục bằng cách cải thiện lối sống theo hướng tích cực, lành mạnh hơn, chẳng hạn như:

  • Tập thể dục thể thao đều đặn với cường độ vừa phải, bài tập phù hợp
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất:
    • Vitamin D và canxi: sữa cùng các sản phẩm làm từ sữa (phô mai, sữa chua…), cá hồi, ngũ cốc…
    • Sắt: cải bó xôi, gan, thịt bò, hạt bí…
    • Magie: trái cây, các loại đậu và hạt, hải sản…
  • Chia các bữa ăn chính trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, khẩu phần mỗi bữa nên vừa đủ
  • Uống nhiều nước
  • Ngủ đủ giấc

Dành cho bạn: Những loại thực phẩm tốt cho người bị đau xương khớp

Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic)

Trong trường hợp đau nhức xương khớp sau khi sinh liên quan đến các bệnh lý cơ xương khớp hoặc tổn thương cột sống, biện pháp cải thiện lối sống trên không đủ khả năng chữa đau tận gốc.

Do đó, các mẹ sẽ cần kết hợp thay đổi cách sinh hoạt với giải pháp điều trị đặc hiệu hơn, chẳng hạn như Trị liệu Thần kinh Cột sống. Không ít chuyên gia hàng đầu đến từ Hoa Kỳ, Canada, Pháp… đánh giá rất cao liệu pháp này, không chỉ về mặt hiệu quả mà còn cả tính an toàn.

Trị liệu Thần kinh Cột sống hoạt động dựa trên cơ chế nắn chỉnh các cấu trúc xương khớp bị sai lệch bằng lực tay tương thích. Khi những cấu trúc này trở lại vị trí ban đầu, áp lực đè nặng lên rễ thần kinh sẽ được giải phóng. Đồng thời, quá trình tự chữa lành thương tổn ở xương, khớp cũng như dây thần kinh của cơ thể cũng sẽ được kích hoạt và làm tốt nhiệm vụ của mình.

Từ đó, triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ thuyên giảm dần dần rồi chấm dứt hoàn toàn mà không cần dùng đến thuốc giảm đau hay phẫu thuật. Như vậy, phụ nữ đang cho con bú có thể yên tâm chữa đau mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân hay trẻ nhỏ.

Tìm hiểu thêm về Chiropractic NGAY TẠI ĐÂY

Nên lựa chọn đơn vị chuyên khoa nào để chữa đau nhức xương khớp bằng Trị liệu Thần kinh Cột sống?

Mặc dù hiện nay có rất nhiều trung tâm, phòng khám về cơ xương khớp ở Việt Nam đang áp dụng Trị liệu Thần kinh Cột sống nhưng thực tế, kết quả điều trị không phải lúc nào cũng khả quan.

Nguyên nhân chủ yếu là do các chuyên viên của họ chỉ được đào tạo ngắn hạn thay vì tham gia chương trình đào tạo chính quy kéo dài 6 – 8 năm về chuyên ngành Thần kinh Cột sống. Sự thiếu hụt chuyên môn của người tiến hành trị liệu không chỉ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng mà đôi khi còn đặt bệnh nhân vào tình trạng “tiền mất tật mang”.

Hiểu rõ mấu chốt của vấn đề, phòng khám ACC khắc phục tình trạng trên bằng cách xây dựng đội ngũ bác sĩ Thần kinh Cột sống 100% đến từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Đức, New Zealand, Hàn Quốc… Nhờ đó, sau hơn 15 năm hoạt động, phòng khám tự hào đã tiếp nhận và điều trị thành công cho hàng chục nghìn bệnh nhân bị đau nhức xương khớp, bao gồm cả phụ nữ vừa sinh.

Với mục tiêu tối ưu hóa hiệu quả chữa đau không dùng thuốc hay phẫu thuật, bác sĩ ACC còn đề xuất chương trình tập vật lý trị liệuphục hồi chức năng phù hợp riêng cho từng cá nhân. Trong đó, người bệnh có cơ hội tiếp xúc với hàng loạt máy móc, thiết bị trị liệu hiện đại khác nhau, ví dụ như:

Ngoài ra, tùy vào vị trí đau nhức, các chuyên viên vật lý trị liệu ở phòng khám ACC còn hướng dẫn bệnh nhân thực hiện một số bài tập phù hợp để duy trì hiệu quả chữa trị, đồng thời hạn chế nguy cơ các cơn đau quay trở lại.

Qua bài viết trên, có thể thấy có nhiều yếu tố khác nhau góp phần dẫn đến triệu chứng đau nhức xương khớp ở phụ nữ sau khi sinh. Xác định đúng nguyên nhân gây đau sẽ giúp mẹ tìm ra giải pháp chữa trị an toàn và hiệu quả nhất.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục