Triệu chứng giãn dây chằng khuỷu tay và cách điều trị hiệu quả

bác sĩ Luke Hamman
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Luke Hamman
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Khuỷu tay bị giãn dây chằng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như hoạt động học tập và lao động. Nhận biết các triệu chứng giãn dây chằng khuỷu tay và điều trị kịp thời giúp người bệnh tránh được các biến chứng nghiêm trọng về sau. Vậy dấu hiệu nhận biết sớm và cách chữa dây chằng khuỷu tay bị giãn là gì? Cùng ACC tìm hiểu rõ trong bài sau đây.

1. Giãn dây chằng khuỷu tay là gì?

Giãn dây chằng ở khuỷu tay là tình trạng các dây chằng ở khuỷu tay bị kéo căng quá mức, nhưng chưa rách hoặc đứt. Đây là một dạng chấn thương dây chằng khuỷu tay thường gặp, còn được gọi là bong gân khuỷu tay. 

Khớp khuỷu tay có khả năng chịu lực tốt, thực hiện các động tác từ đơn giản đến phức tạp như gập, duỗi, xoay,… nhẹ nhàng, thuận lợi. Theo đó, khớp khuỷu tay có 3 loại dây chằng, bao gồm:

  • Dây chằng hình khuyên: Dây chằng có vai trò liên kết xương quay và xương trụ với nhau.
  • Dây chằng bên ngoài: Dây chằng này ổn định bên ngoài hoặc phía bên của khớp khuỷu tay.
  • Dây chằng hướng tâm: Dây chằng giữ vai trò ổn định bên trong hoặc bên dưới khớp khuỷu tay.

Khi có chấn thương dây chằng khuỷu tay, người bệnh sẽ bị giảm khả năng vận động, thậm chí đau mãn tính hoặc thoái hóa khớp.

chấn thương dây chằng khuỷu tay

Giãn dây chằng là một trong những chấn thương dây chằng khuỷu tay thường gặp.

>> Tìm hiểu ngay: Những nguyên nhân gây ra chứng đau khuỷu tay phổ biến mà bạn nên biết!

2. Nhận biết triệu chứng giãn dây chằng khuỷu tay

Khi dây chằng khuỷu tay bị giãn, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Cảm giác đau nhức khó chịu ở khuỷu tay, mức độ sẽ đau tăng lên khi vận động tay.
  • Khuỷu tay bị hạn chế vận động, đặc biệt là khi uốn cong hoặc duỗi thẳng.
  • Sưng tấy, bầm tím quanh khuỷu tay do xuất huyết dưới da.
  • Cánh tay bị ảnh hưởng do giãn dây chằng nên cảm thấy yếu ớt, thiếu lực.
  • Nghe tiếng lách tách khi cử động khớp khuỷu tay.

3. Nguyên nhân khiến khuỷu tay bị giãn dây chằng

Bong gân khuỷu tay có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:

3.1 Chấn thương khuỷu tay

Chấn thương từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc trượt ngã khiến khuỷu tay bị uốn cong, vặn xoắn đột ngột. Tình trạng này sẽ làm dây chằng bị căng giãn, gây đau nhói và sưng tấy. Nếu không điều trị kịp thời có thể khiến dây chằng bị kéo giãn quá mức dẫn đến rách dây chằng.

3.2 Vận động khớp quá mức

Việc lặp đi lặp lại một động tác co gập hoặc mở rộng khớp khuỷu tay trong thời gian dài có thể khiến dây chằng khuỷu tay chịu nhiều áp lực, dẫn đến kéo căng. Tình trạng này thường xảy ra ở những bạn thường xuyên đánh máy tính, mang vác vật nặng, tập gym, chơi thể thao (quần vợt, cầu lông, bóng chuyền,…).

>> Tim hiểu thêm: Các loại chấn thương thường gặp khi chơi thể thao

3.3 Thoái hóa khớp

Dây chằng khuỷu tay thoái hóa theo thời gian do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên bên trong cơ thể. Lúc này, dây chằng sẽ dần suy yếu và mất dần đi sự đàn hồi. Nếu bạn lao động quá sức hoặc có tác động ngoại lực đột ngột (té ngã, va chạm,…) sẽ khiến các sợi dây chằng bị tổn thương và gây ra tình trạng căng giãn quá mức.

3.4 Viêm khớp khuỷu tay

Tình trạng dây chằng khuỷu tay bị giãn còn có thể xảy ra do ảnh hưởng từ bệnh lý viêm khớp khuỷu tay. Cụ thể, tình trạng sưng viêm ở khớp khuỷu tay sẽ khiến dây chằng bị tổn thương, kẽo giãn quá mức, thậm chí là đứt.

cách chữa giãn dây chằng khuỷu tay

Viêm khớp khuỷu tay cũng là một trong những nguyên nhân khiến dây chằng khuỷu tay bị giãn.

4. Giãn dây chằng khuỷu tay có nguy hiểm không?

Khi giãn dây chằng ở khuỷu tay mức nhẹ hoặc trung bình, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, tê buốt. Trường hợp dây chằng giãn nghiêm trọng sẽ khiến khớp ở khuỷu tay bị yếu, không còn như trước. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng gây ra các biến chứng như:

  • Đứt dây chằng khuỷu tay.
  • Đau khuỷu tay mãn tính.
  • Thoái hóa khớp.
  • Teo cơ.

Do đó, nếu các biểu hiện giãn dây chằng như sưng đau, bầm tím,… không thuyên giảm, người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Các dấu hiệu giãn dây chằng khuỷu tay nên đi thăm khám ngay

Khi phát hiện các triệu chứng dưới đây, bạn nên đến bác sĩ thăm khám để được tư vấn cách điều trị kịp thời:

  • Khớp khuỷu tay cảm thấy lỏng lẻo, mất vững.
  • Cảm giác tê quanh khu vực khuỷu tay.
  • Không thể thực hiện các động tác cơ bản như cầm nắm, xoay cổ tay.
  • Xương khuỷu tay xuất hiện các cơn đau nhức.

5. Cách xử trí tức thì khi bị giãn dây chằng

Sử dụng phương pháp RICE trong 3 đến 5 ngày đầu tiên sau khi dây chằng bị giãn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng đau hiệu quả. Lưu ý, RICE chỉ phù hợp với tình trạng giãn dây chằng nhẹ.

  • Nghỉ ngơi: Sau khi bị dây chằng khuỷu tay bị giãn, bạn cần được nghỉ ngơi và hạn chế đối đa vận động tay để làm giảm triệu chứng đau.
  • Chườm lạnh: Bạn cần nhanh chóng chườm đá vùng khuỷu tay nhằm giúp giảm các cơn co thắt gây đau và sưng tấy. Theo đó, bạn hãy bọc đá trong khăm mềm, xoa nhẹ lên vùng khuỷu tay trong khoảng 15 – 20 phút rồi nghỉ khoảng 30 – 60 phút và lặp lại thao tác chườm.
  • Nẹp cố định phần khuỷu tay: Giữa các đợt chườm lạnh, bạn nên dùng băng vải hoặc băng thun để cố định vùng khuỷu tay bị giãn dây chằng. Cách này giúp giảm tình trạng sưng nề, đau nhức ở dây chằng khuỷu tay.
  • Kê cao khuỷu tay bị giãn dây chằng: Ở vị trí dây chằng khuỷu tay bị giãn, bạn nên gác cao hơn so với tim. Điều này có thể hỗ trợ giảm tình trạng sưng viêm.

Nếu sau khi áp dụng phương pháp RICE mà các biểu hiện không giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn thì nên đi thăm khám. Qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng giãn dây chằng và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

6. Chẩn đoán giãn dây chằng bằng cách nào?

Để xác định đúng nguyên nhân và tính nghiêm trọng của tình trạng khuỷu tay bị giãn dây chằng, bác sĩ sẽ thực hiện các chẩn đoán sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra khuỷu tay và trao đổi với người bệnh chấn thương xảy ra như thế nào, người bệnh đang có những triệu chứng giãn dây chằng nào,… Từ những thông tin này, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tương ứng.
  • Khám cận lâm sàng: Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm để bác sĩ phân biệt giữa bong gân và căng cơ; chụp cộng hưởng từ MRI giúp bác sĩ có thể nhìn sâu hơn vào cấu trúc mô mềm; chụp X-quang và CT giúp bác sĩ kiểm tra các vết gãy hoặc trật khớp gây đau, đồng thời tìm kiếm sự tích tụ chất lỏng bên trong khuỷu tay.

giãn dây chằng khuỷu tay

Bác sĩ áp dụng các biện pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để biết rõ nguyên nhân và tình trạng giãn dây chằng của bệnh nhân.

7. Cách chữa giãn dây chằng khuỷu tay hiệu quả

Hiện nay, có các cách điều trị khuỷu tay bị giãn dây chằng được áp dụng như:

7.1 Sử dụng thuốc giảm đau

Một số loại thuốc chống viêm NSAID như Paracetamol, Ibuprofen,… sẽ hỗ trợ xoa dịu  triệu chứng đau nhức và sưng tấy tạm thời. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể để lại tác dụng phụ làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, đau đầu chóng mặt, loét dạ dày,… khi dùng không đúng cách. Do đó, bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc và đảm bảo tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

7.2 Vật lý trị liệu giúp hồi phục dây chằng khuỷu tay 

Vật lý trị liệu được đánh giá là giải pháp hỗ trợ cải thiện bong gân an toàn, lành tính vì không xâm lấn. Nhưng để mang lại hiệu quả cao, liệu trình vật lý trị liệu cần được thiết kế cá nhân hóa và có sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại. 

Tại Phòng Khám ACC, ngoài ứng dụng liệu trình Vật lý trị liệu hiện đại, bác sĩ còn kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) giúp điều chỉnh các sai lệch cấu trúc về vị trí tự nhiên ban đầu. Nhờ đó loại bỏ nguyên nhân chèn ép dây thần kinh dẫn đến sưng đau khớp khuỷu tay hiệu quả.

Với liệu trình Vật lý trị liệu, khách hàng an tâm được xây dựng cá nhân hóa, theo tình trạng giãn dây chằng ở mỗi người bệnh. Bác sĩ Chuyên khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng sau thăm khám sẽ thiết kế lộ trình điều trị phù hợp, với các bài tập và thiết bị hiện đại như sóng xung kích Shockwave, chiếu tia Laser cường độ cao thế hệ thứ IV,… nhằm hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm đẩy nhanh tốc độ phục hồi khả năng vận động của khuỷu tay.

Ngoài ra, trong suốt hành trình Vật lý trị liệu luôn có sự đồng hành sát sao của bác sĩ, kỹ thuật viên nhằm đảm bảo tập luyện đúng cách, mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, bác sĩ ACC còn đưa ra lời khuyên về ăn uống, sinh hoạt, tập luyện giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe và phòng ngừa bệnh tái phát.

triệu chứng giảm dây chằng khuỷu tay

Bác sĩ Luke Hamman đang chiếu tia Laser cường độ cao thế hệ thứ IV giúp bệnh nhân khôi phục khả năng vận động của khuỷu tay bị giãn dây chằng.

>> Quý bệnh nhân có thể liên hệ với Chuyên khoa Phục hồi chức năng – Phòng khám ACC để được tư vấn cách điều trị giãn dây chằng ở khuỷu tay.

7.3 Phẫu thuật

Phẫu thuật khuỷu tay chỉ thực hiện khi các biểu hiện sưng đau không giảm dù đã uống thuốc, đồng thời qua chẩn đoán thấy dây chằng bị đứt, rách nghiêm trọng. Cách này giúp phục hồi lại chức năng, cấu tạo dây chằng khuỷu tay từ đó bệnh nhân có thể vận động bình thường. Lưu ý, phẫu thuật tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe như nhiễm trùng, bệnh tai phát,… Do đó, bệnh nhân chỉ nên phẫu thuật dây chằng ở cơ sở uy tín, có bác sĩ đầu ngành và giàu kinh nghiệm.

8. Các biện pháp phòng ngừa dây chằng khuỷu tay bị giãn

Bạn có thể phòng tránh tình trạng khuỷu tay bị giãn dây chằng bằng các biện pháp sau:

  • Tăng cường sức khỏe dây chằng bằng cách vận động điều độ, không gắng sức.
  • Nghỉ ngơi ngay khi cơ thể nói chung và khớp tay nói riêng có biểu hiện quá sức. 
  • Chọn môn thể thao vừa sức và tập luyện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.
  • Khởi động thật kỹ các khớp khuỷu tay trước khi chơi thể thao.
  • Thư giãn dây chằng sau khi luyện tập, chơi thể thao hoặc làm việc nặng.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống cân bằng, bổ sung dưỡng chất tốt cho xương khớp như Canxi, Vitamin D, Kẽm,…
  • Mang đồ bảo hộ như mũ bảo hiểm, miếng đệm khuỷu tay,… khi chơi thể thao, làm việc,… để hạn chế nguy cơ chấn thương.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm nhận biết sớm các dấu hiệu giãn dây chằng ở khuỷu tay.

>> Xem thêm: Cách xóa tan cơn đau khuỷu tay khi tập tạ nhanh chóng

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết rõ dấu hiệu giãn dây chằng khuỷu tay cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Lưu ý, khi đau khuỷu tay do giãn dây chằng kéo dài và chăm sóc tại nhà không cải thiện, bạn cần đi khám ngay để tránh những biến chứng khó lường.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục