Trẻ bị đau lưng do đâu, có sao không? Có cần đi khám?

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Erik W. Waardenburg
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Hiện nay, tình trạng đau lưng đang dần xuất hiện với tần suất lớn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Điều này khiến nhiều bố mẹ lo lắng không biết trẻ bị đau lưng do đâu, có sao không? Có cần đến bác sĩ để thăm khám hay không? Trong bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ được giải đáp chi tiết những băn khoăn trên. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Nguyên nhân gây đau lưng ở trẻ em

Tình trạng đau mỏi lưng ở trẻ em có khả năng xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:

1.1 Đau cơ

Đau cơ là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau mỏi lưng ở trẻ em và thanh thiếu niên. Cụ thể, khi trẻ sinh hoạt sai tư thế, tập thể dục sai cách, mang cặp sách nặng… khiến căng cơ và dây chằng vùng lưng gây đau mỏi.

trẻ bị đau lưng

Đau cơ do hoạt động sai tư thế, tập thể dục sai cách,… là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau lưng ở trẻ nhỏ.

1.2 Ngồi học sai tư thế

Tư thế ngồi học không đúng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau lưng ở trẻ em trong độ tuổi đến trường. Một số tư thế ngồi học sai mà các bé thường gặp phải như:

  • Cúi mặt sát bàn khi viết hoặc đọc sách.
  • Tì ngực vào cạnh bàn hay nằm ra bàn trong lúc viết, học bài.
  • Vừa viết bài vừa chống tay lên một bên đầu.
  • Khoảng cách từ sách, vở đến mắt của bé quá xa.
Ngồi học sai tư thế gây gù lưng, vẹo cột sống - Khắc phục thế nào?

Bé ngồi học sai tư thế dẫn đến gù lưng, vẹo cột sống là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây. 1. Học online sai tư thế: Hậu…

1.3 Chấn thương

Khi bất kỳ chấn thương nào xảy ra, điển hình như té ngã, chấn thương khi chơi thể thao đều có thể làm tổn thương cột sống hoặc tủy sống. Điều này không chỉ khiến trẻ bị đau lưng mà còn suy giảm khả năng vận động, mất kiểm soát bàng quang, ruột,…

1.4 Nhiễm trùng

Tình trạng nhiễm trùng cột sống hoặc đĩa đệm thường xảy ra ở trẻ mới biết đi hoặc thanh thiếu niên. Theo đó, bệnh khiến trẻ bị đau lưng dữ dội hoặc âm ỉ, kèm theo đó là sốt nhẹ, khó chịu, giảm chiều cao và sụt cân nghiêm trọng.

1.5 Các vấn đề về cột sống

Vẹo cột sống và gù Scheuermann là hai dị tật cột sống có thể gây đau lưng và thay đổi hình dáng lưng của trẻ, cụ thể:

  • Vẹo cột sống: Tình trạng xương cột sống bị cong bất thường, trông giống như hình chữ C hoặc chữ S thay vì thẳng dọc theo lưng một cách tự nhiên. Hiện tượng này khiến trẻ bị đau mỏi lưng thường xuyên, thậm chí là tiến triển thành bệnh mạn tính khi lớn lên.
  • Bệnh gù lưng Scheuermann: Gù Scheuermann là tình trạng cong vẹo cột sống khiến cơ thể trẻ sẽ bị khom về phía trước. Lâu dần, bệnh có thể khiến trẻ bị đau nhức lưng và mệt mỏi.

1.6 Khối u

Khối u cột sống là tình trạng có khối u bất thường ở cột sống, bao gồm u ở tủy sống hoặc ở ống sống. Khi bị bệnh, trẻ thường xuyên đau lưng vào ban đêm và cơn đau có thể tăng khi vận động. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng đau này sẽ lan xuống hông, chân, bàn chân và cánh tay của trẻ.

2. Trẻ bị đau lưng, khi nào cần thăm khám?

Thông thường, đau lưng ở trẻ em khởi phát do các vấn đề sinh lý như chơi thể thao, mang cặp sách nặng, tập thể dục không phù hợp… thì phụ huynh không cần quá lo ngại. Chỉ cần thay đổi các thói quen xấu thì cơn đau có thể tự khỏi trong 3 – 5 ngày.

Tuy nhiên nếu trẻ phàn nàn về tình trạng đau lưng liên tục, nhất là với trẻ dưới 5 tuổi, phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Vì nếu để lâu có thể tiến triển thành đau lưng mạn tính. Dưới đây là các dấu hiệu nên đưa trẻ đi khám ngay:

  • Đau lưng tiến triển nặng và kéo dài hơn 4 tuần.
  • Đau lưng khiến bé không thể hoạt động bình thường.
  • Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, sốt hoặc sụt cân.
  • Bé có cảm giác tê hoặc yếu chân.
  • Nếu phát hiện cột sống bé bất thường (cong, vẹo).
  • Trẻ bị cứng khớp hoặc khó cử động.

trẻ em bị đau lưng

Khi trẻ bị đau lưng kéo dài hơn 4 tuần kèm theo các dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

3. Phương pháp chữa đau lưng ở trẻ hiệu quả

Điều trị đau lưng ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Sau khi thăm khám ban đầu về cơn đau của trẻ, một số phương án điều trị dưới đây có thể hỗ trợ trẻ giảm đau:

Khi trẻ em bị đau lưng nhiều người thường áp dụng các phương pháp phổ biến như nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau hay chườm nóng/lạnh,… Cụ thể như:

  • Chườm lạnh/chườm ấm: Bố mẹ có thể đặt túi chườm lạnh lên vùng lưng bị đau ở trẻ khoảng 15 – 20 phút để giảm cơn đau lưng. Sau 4 – 5 ngày, phụ huynh nên chườm ấm lưng để làm giảm tình trạng co thắt cơ bắp gây đau mỏi lưng ở trẻ.
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc như paracetamol, ibuprofen hoặc thuốc kháng viêm không steroid có thể làm giảm triệu chứng đau cấp tính. Tuy nhiên, phụ huynh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và thời gian uống thuốc. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc vì có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Trên thực tế, những phương pháp trên chỉ mang lại hiệu quả giảm đau tạm thời chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân chính gây đau lưng (nhất là với trường hợp trẻ bị đau lưng do vẹo cột sống). Để việc điều trị hiệu quả hơn, phụ huynh có thể tham khảo phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn như Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic), được sử dụng khá phổ biến ở Mỹ.

Tại Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa thần kinh cột sống đầu tiên sử dụng phương pháp điều trị không dùng thuốc – không phẫu thuật này. Liệu trình điều trị đau lưng cho trẻ em ở ACC như sau:

  • Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic): Bằng thao tác nhẹ nhàng, các bác sĩ chuyên khoa nắn chỉnh cấu trúc đốt sống sai lệch, dần đưa chúng trở lại vị trí bình thường. Sau khi điều trị, trẻ có thể khôi phục đường cong sinh lý của cột sống, đồng thời giảm và loại bỏ cơn đau lưng một cách tự nhiên.
  • Vật lý trị liệu: Bác sĩ ACC cho trẻ thực hiện các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng biệt cho tình trạng bệnh, có sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại (máy DTS, máy ATM2, sóng xung kích Shockwave,…). Điều này không chỉ giảm đau lưng mà còn giúp lưng và cột sống của bé tăng cường độ linh hoạt, dẻo dai.

đau lưng ở trẻ em

Trẻ sẽ được kỹ thuật viên hướng dẫn tận tình khi thực hiện vật lý trị liệu trong quá trình cải thiện cong vẹo cột sống tại ACC

Phụ huynh có thể an tâm cho trẻ điều trị tại ACC, bởi:

  • 100% bác sĩ giàu kinh nghiệm, thấu hiểu tâm lý giúp trẻ an tâm và hợp tác tốt trong suốt quá trình điều trị. Nhờ đó, rút ngắn thời gian chữa bệnh giúp con mau chóng khỏi bệnh.
  • Đội ngũ bác sĩ và chuyên viên ACC luôn đồng hành – theo dõi tình trạng để đảm bảo hiệu quả điều trị sau cùng tối ưu.
  • Trẻ còn được hướng dẫn dinh dưỡng và các bài tập vật lý trị liệu tại nhà phù hợp. Điều này không chỉ phòng ngừa tình trạng đau lưng tái phát mà còn giúp bé phát triển chiều cao và thể chất toàn diện.

đau lưng ở trẻ nhỏ

Bác sĩ ACC chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm đảm bảo tư vấn phác đồ điều trị bệnh đau lưng hiệu quả, giúp trẻ sớm hồi phục sức khỏe.

>> Phụ huynh có thể đặt lịch hẹn khám tại phòng khám ACC để được các chuyên gia nước ngoài thăm khám và điều trị sớm nhất

4. Cách phòng tránh trẻ bị đau lưng

Phụ huynh nên chú ý chăm sóc lưng cho trẻ bằng cách tránh một số thói quen xấu như:

  • Ngủ với tư thế nằm sấp.
  • Ngồi học, sinh hoạt sai tư thế (cúi đầu sát bàn, nằm sấp khi viết bài,…)
  • Nâng đồ vật với tư thế không thoải mái, đeo balo quá nặng (trọng lượng cặp lớn hơn 15% trọng lượng cơ thể bé).
  • Luyện tập các môn thể thao hoặc hoạt động làm tăng cơn đau lưng.

Đau lưng ở trẻ em có thể là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, nếu phát hiện trẻ bị đau lưng kèm các dấu hiệu bất thường như sốt, sụt cân, lưng có dấu hiệu cong hoặc vẹo,… bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị hiệu quả, an toàn ngay từ đầu.

Xem thêm:
>>> Đau thắt lưng ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả
>>> Bệnh gù lưng ở trẻ nhỏ: Cha mẹ cần lưu ý điều gì?
>>> Đau cột sống lưng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục