Thuốc tê bì chân tay: 5 loại thuốc phổ biến và lưu ý khi dùng

bác sĩ Hoisang Gong
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Hoisang Gong
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Thuốc tê bì chân tay được dùng để kiểm soát triệu chứng tê mỏi ở tay chân làm ảnh hướng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn 5 loại thuốc được bác sĩ kê toa để điều trị tê bì chân tay và lưu ý khi sử dụng. Cùng tìm hiểu kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.

Tổng quan tình trạng tê bì chân tay

Tê bì chân tay là tình trạng mất cảm giác một phần hoặc toàn bộ ở chân hoặc tay. Bạn có thể nhận biết tình trạng thông qua các dấu hiệu như: Tay chân có cảm giác như kim đâm hoặc kiến bò; tê ngứa ở đầu ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa; tê ngón tay út và áp út; chân bị tê bì kéo dài (thường gặp khi về đêm); tứ chi có cảm giác nóng ran, khó chịu;…

Nguyên nhân gây tê bì chân tay có thể do chấn thương, sinh hoạt và làm việc sai tư thế, mang thai, thiếu hụt vitamin và khoáng chất, lạm dụng rượu bia. Hoặc là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, hẹp ống sống, đa xơ cứng,…

1. Các dạng thuốc trị tê bì chân tay hiện nay

Trên thị trường hiện nay có 2 dạng thuốc tê bì tay chân, bao gồm :

  • Thuốc điều trị triệu chứng: Loại thuốc này được sử dụng thời gian ngắn, không uống lâu dài vì có nguy cơ gây tác dụng phụ.
  • Thuốc điều trị nguyên nhân bệnh lý: Tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Tốt nhất là khi có triệu chứng tê bì chân tay, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám cẩn thận. Dựa vào mức độ bệnh lý và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn dạng thuốc chữa trị tê bì chân tay thích hợp.

thuốc tê bì chân tay
Tùy vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc điều trị tê bì chân tay phù hợp.

2. TOP 5 loại thuốc tê bì chân tay phổ biến

Dưới đây là một số loại thuốc trị tê bì chân tay được sử dụng phổ biến hiện nay:

2.1 Thuốc giảm đau Paracetamol

Thuốc giảm đau Paracetamol được bác sĩ kê đơn nhằm giảm triệu chứng tê bì chân tay do các bệnh xương khớp gây ra. Loại thuốc này không có hoạt tính kháng viêm nên độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng.

Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi nếu dùng thuốc quá liều lượng sẽ gặp phải các tác dụng phụ như ngứa da, nổi mẩn đỏ, táo bón, mất ngủ kéo dài,…

2.2 Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID)

Nhóm thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) thường được bác sĩ kê để điều trị tình trạng tê bì chân tay do bệnh viêm khớp và thoái hóa khớp gây ra. Loại thuốc này có thể ức chế phản ứng viêm ở khớp, hạn chế chèn ép các dây thần kinh, từ đó cải thiện cảm giác tê bì tay chân. Những loại thuốc chống viêm không Steroid phổ biến gồm có ibuprofen, naproxen, diclofenac,…

Dù vậy, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… Ngoài ra, NSAID chống chỉ định cho người bị dị ứng với thành phần thuốc, mắc bệnh về gan, thận, phụ nữ đang mang thai hoặc có vết thương hở. Do đó, nếu có vấn đề về sức khỏe, người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi sử dụng.

thuốc tê bì tay chân
Thuốc chống viêm không Steroid được sử dụng để giảm tê bì tay chân do bệnh viêm khớp và thoái hóa khớp.

2.3 Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin

Gabapentin là một loại thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ giảm đau trong các trường hợp tê bì chân tay do đau thần kinh ngoại biên, thần kinh đái tháo đường hoặc hội chứng chân không yên. Thuốc giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh, giảm cảm giác đau, tê bì cho người bệnh.

Nhưng lưu ý, khi dùng thuốc tê bì chân tay này người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, khó thở, sốt, động kinh,… Do đó, nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình uống thuốc trị tê bì chân tay Gabapentin, bạn nên báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

2.4 Thuốc chống trầm cảm Milnacipran

Thuốc chống trầm cảm Milnacipran hỗ trợ điều trị tình trạng tê bì chân tay, đau mỏi cơ bắp, dây chằng và mô sụn do nguyên nhân bệnh lý. Khi vào cơ thể thuốc sẽ hỗ trợ não bộ cân bằng lại những chất dẫn truyền thần kinh, từ đó cải thiện các triệu chứng hiệu quả.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Vì nếu lạm dụng thuốc Milnacipran có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, khô miệng, chán ăn, chóng mặt,… Hơn nữa, thuốc không phù hợp cho người có mắc bệnh về gan, thận, tim, tâm thần hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

2.5 Thuốc kháng viêm chứa thành phần Corticosteroid

Đây là thuốc kê đơn có tác dụng cải thiện triệu chứng tê bì chân tay nghiêm trọng do bệnh lý xương khớp gây ra. Thuốc có dạng tiêm, bôi, uống hoặc hít, trong đó thuốc tiêm trực tiếp mang lại hiệu quả giảm tê mỏi tay chân nhanh chóng.

Tuy vậy thuốc kháng viêm chứa corticosteroid có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu tại chỗ, nhiễm trùng và tăng phản ứng viêm. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng loại thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

thuốc trị tê bì chân tay
Sử dụng thuốc tê bì tay chân chứa Corticosteroid cần có bác sĩ chuyên khoa đồng hành và theo dõi sức khỏe.

3. Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc chữa tê bì chân tay

Khi sử dụng thuốc tê bì chân tay, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau để đảm bảo điều trị tê bì chân tay hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ:

  • Không tự ý sử dụng thuốc mà chưa qua tham vấn hoặc chỉ định từ bác sĩ, không dùng lại đơn thuốc cũ.
  • Phụ nữ mang thai hạn chế sử dụng kháng sinh hoặc chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ điều trị, không tự ý tăng/giảm liều lượng khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ.
  • Trong thời gian uống thuốc nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
*Lời khuyên: Nguyên nhân tê bì chân tay có thể do bệnh lý xương khớp chèn ép rễ thần kinh. Nhưng thuốc chỉ giúp giảm đau tạm thời, không thể chữa triệt để nguyên nhân gây đau. Do đó cơn đau nhức thường sẽ tái phát sau một thời gian. Để điều trị hết tê bì tay chân hiệu quả – an toàn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

4. Giải pháp chữa tê bì chân tay an toàn, không dùng thuốc tại ACC

Phòng khám ACC tự hào là đơn vị tiên phong áp dụng liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp Vật lý trị liệuPhục hồi chức năng trong điều trị bệnh lý xương khớp – cột sống do sai lệch cấu trúc, từ đó xoa dịu tình trạng tê bì một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc.

Tại ACC, bệnh nhân được đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ Mỹ, New Zealand, Pháp, Canada,… tiến hành chẩn đoán nguyên nhân khiến tay chân bị tê bì. Dựa vào thông tin bệnh án và kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị cá nhân hóa, phù hợp với tình trạng bệnh. Với trường hợp bị tê bì chân tay do bệnh lý xương khớp, liều trình điều trị như sau:

  • Trị liệu Thần kinh Cột sống: Đây là phương pháp chính trong điều trị các bệnh lý xương khớp tại phòng khám ACC. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới, Chiropractic có thể mang lại hiệu quả điều trị cao, an toàn với mọi đối tượng kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Bằng thao tác tay nhẹ nhàng đúng kỹ thuật, bác sĩ giỏi tại ACC sẽ nắn chỉnh cấu trúc xương khớp – đốt sống sai lệch về đúng vị trí ban đầu, giảm chèn ép rễ thần kinh, từ đó khắc phục tê chân tay.
  • Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng: Để gia tăng hiệu quả điều trị bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều trị với các thiết bị hiện đại như trị liệu DTS kéo dãn giảm áp, trị liệu vận động tích cực ATM2, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV,… nhằm giảm sưng viêm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Ngoài ra, mỗi bệnh nhân còn được xây dựng một liệu trình phục hồi chức năng chủ động gồm các bài tập chuyên biệt. Qua đó cải thiện sức mạnh cơ khớp, đạt hiệu quả điều trị lâu dài và ngăn ngừa bệnh tái phát.
trị tê bì chân tay
Điều trị tê bì chân tay với tia laser cường độ cao tại ACC.
  • Tư vấn chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: Để duy trì hiệu quả dài lâu, bệnh nhân cần cải thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt giúp gia tăng sức khỏe xương khớp. Tại ACC, bác sĩ hướng dẫn tận tình cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt tốt để bệnh nhân có xương khớp khỏe, từ đó an tâm tận hưởng cuộc sống.

Gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực điều trị bệnh cơ xương khớp, phòng khám ACC đã ứng dụng liệu trình điều trị trên, giúp nhiều khách hàng thoát khỏi tình trạng tê bì chân tay, cải thiện vận động để thoải mái sinh hoạt bình thường. Nếu bạn đang gặp các bất thường về xương khớp, LIÊN HỆ NGAY với phòng khám ACC để thăm khám và tư vấn liệu trình điều trị cá nhân hóa.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã biết được các loại thuốc tê bì chân tay phổ biến hiện nay và những lưu ý khi sử dụng. Nhìn chung, thuốc giúp loại bỏ cảm giác tê bì tức thì, nhưng hiệu quả không kéo dài. Hơn nữa, nếu lạm dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó bạn nên ưu tiên lựa chọn phương pháp điều trị an toàn, cải thiện tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để giảm tê bì chân tay hiệu quả hơn.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục