Bị tê chân tay nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện hiệu quả?

bác sĩ Tim Gallivan
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Timothy Gallivan
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Tê bì chân tay là tình trạng mất cảm giác một phần hoặc toàn phần ở chân hoặc tay, do các rễ thần kinh đang bị tác động, chèn ép. Ngoài khởi phát do yếu tố bệnh lý, chế độ ăn uống thiếu chất cũng là nguyên nhân gây tê tay chân thường gặp. Vậy người bị tê chân tay nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

1. Hay bị tê chân tay là thiếu chất gì? Cách bổ sung 

Tê tay chân hay run rẩy các chi là biểu hiện thường gặp khi cơ thể bạn bị thiếu máu, thiếu chất. Trong đó, những đối tượng dễ bị thiếu máu thường là những người kém ăn, gầy yếu, trẻ em sinh dinh dưỡng, phụ nữ mang thai và người già.

Theo đó, những chất dinh dưỡng mà nếu cơ thể thiếu hụt có thể dẫn đến tình trạng tê chân tay gồm có:

  • Thiếu vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B (chủ yếu là vitamin B1, B6 và B12) có tác dụng cải thiện lưu lượng máu đến tay, chân và các chi. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B sẽ có triệu chứng tê mỏi tại chân tay.
  • Thiếu vitamin D, K: Vitamin D giúp hấp thụ canxi và duy trì sức khỏe của xương, còn vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu và tuần hoàn. Thiếu hai loại vitamin này có thể gây yếu cơ, loãng xương, và ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến tê bì chân tay.
  • Thiếu canxi: Canxi không chỉ cần thiết cho xương mà còn quan trọng trong dẫn truyền thần kinh. Khi thiếu canxi, cơ thể có thể bị chuột rút, co giật cơ bắp, rối loạn thần kinh ngoại vi và tê bì tay chân.
  • Thiếu Magie: Hay bị tê chân tay là thiếu chất gì? Đáp án có thể là magie, bởi chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình dẫn truyền thần kinh và co cơ. Thiếu magie có thể gây co cơ, chuột rút, rối loạn nhịp tim và tê bì chân tay.
  • Thiếu Kali: Kali giúp duy trì cân bằng điện giải và dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Khi thiếu kali, cơ thể dễ bị yếu cơ, chuột rút, rối loạn nhịp tim và tê bì.
  • Thiếu acid folic: Acid folic giúp tạo hồng cầu và duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Vì thế việc thiếu hụt có thể gây thiếu máu, khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt và gây tê bì ở tay chân.
  • Thiếu chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương do gốc tự do. Khi thiếu hụt, dây thần kinh có thể bị tổn thương, gây tê bì, mất cảm giác hoặc yếu cơ.
các món ăn trị tê tay
Hay bị tê chân tay là thiếu chất gì? Tình trạng tê tay chân có thể xuất hiện nếu cơ thể thiếu hụt vitamin nhóm B, kali, canxi, vitamin D, magie…

2. Người bị tê chân tay nên ăn gì là tốt nhất?

Từ những phân tích trên có thể thấy, chế độ dinh dưỡng bổ sung đủ những dưỡng chất cần thiết sẽ góp phần giảm tình trạng tê chân tay của bạn một cách hiệu quả. Vậy tê tay chân nên ăn gì? Dưới đây là nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn:

2.2 Thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B

Khi bị tê chân tay nên ăn gì? Câu trả lời là các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B như vitamin B12, vitamin B6, vitamin B1,… Theo đó, cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin nhóm B sẽ giúp chức năng thần kinh khỏe mạnh, cải thiện tình trạng tê bì và ngứa ran tay chân.

Gợi ý đến bạn các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B là:

  • Bột yến mạch, phô mai, sữa chua.
  • Các loại trứng.
  • Các loại hạt, hoa quả khô.
  • Quả bơ, chuối.
  • Quế, đậu…
hay tê bì chân tay ăn gì
Các loại thực phẩm giàu vitamin B tốt cho xương khớp.

2.2 Thực phẩm giàu vitamin D, K

Vitamin D và vitamin K là những thành tố có sự can thiệp vào cấu tạo và duy trì sức khỏe xương bền vững. Do đó, từ năm 25 tuổi trở lên, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên bổ sung các chất này nhằm phòng tránh các bệnh về xương khớp trong tương lai.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D và K bạn có thể cân nhắc thêm vào chế độ ăn của mình khi bị tê bì tay chân như:

  • Lòng đỏ trứng.
  • Cá.
  • Bắp cải, cải xoăn, rau mầm.
  • Đậu nành, nấm, dưa chuột.
  • Hành lá, húng quế…

2.3 Thực phẩm giàu Canxi

Trong trường hợp cơ thể thiếu hụt Canxi, bạn có thể mắc phải các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, thoái hóa xương,… với các triệu chứng tê bì tay chân. Chính vì vậy, việc bổ sung vi chất Canxi vào chế độ ăn là rất cần thiết nếu bạn muốn cải thiện triệu chứng tê mỏi tay chân.

Một số thực phẩm giàu Canxi người bệnh nên tăng cường bổ sung là:

  • Sữa.
  • Hàu, cua biển, cá hồi, cá trạch.
  • Đậu cove, rau cải chíp, súp lơ xanh.
  • Hạnh nhân.
  • Đậu hũ, trứng, chuối…
ăn gì trị tê tay
Các nhóm thực phẩm chứa nhiều Canxi – thành phần rất quan trọng với sự phát triển của hệ xương khớp, là lời giải đáp phù hợp cho câu hỏi ăn gì để hết tê tay chân người bệnh nên chú ý.

2.4 Thực phẩm giàu Magie

Khoáng chất Magie không chỉ giúp kiểm soát các xung động thần kinh và quá trình hình thành xương, mà còn tham gia vào hoạt động chuyển hóa Canxi trong cơ thể giúp hình thành cấu trúc xương, răng chắc khỏe.

Để tránh bị tê tay chân, bạn nên thêm vào thực đơn các thực phẩm giàu Magie như:

  • Rau màu xanh đậm.
  • Bơ đậu phộng, chocolate đen.
  • Chuối, quả bơ.
  • Dầu mù tạt, các loại hạt…

2.5 Thực phẩm chứa nhiều Kali

Trung bình mỗi ngày cơ thể cần 4.700mg kali, nên để tránh nguy cơ thiếu hụt, bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm như:

  • Cà chua, bí ngô.
  • Củ dền, khoai lang.
  • Mơ khô.
  • Đậu đen, đậu nành.
  • Dưa hấu, chuối…

2.6 Thực phẩm giàu Acid Folic

Bị tê tay chân nên ăn gì hiệu quả? Nếu nguyên nhân tê mỏi chân tay là do bệnh xương khớp, suy giảm hệ thần kinh, người bệnh có thể cải thiện bằng cách bổ sung vào chế độ ăn thực phẩm nhiều acid folic như:

  • Cải bó xôi, bông cải, cải xoăn, đậu cô ve.
  • Đậu phộng, hạt hướng dương.
  • Cá hồi.
  • Ngũ cốc, mầm lúa mì.
  • Gan bò…
bị tê tay nên ăn gì
Khi bị tê tay chân nên ăn gì? Đó là các thực phẩm giàu Acid Folic có tác dụng sản xuất tế bào cho cơ thể, đồng thời tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh.

2.7 Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Nếu bạn không biết nên ăn gì để hết tê tay chân, hãy thử ngay các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa. Được biết, chất chống oxy hóa có tác dụng trong việc ngăn ngừa động mạch, ức chế quá trình đông máu, ngăn ngừa tình trạng lão hóa – nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng tê bì chân tay ở người lớn tuổi.

Những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa gồm có:

  • Các loại quả mọng (việt quất, dâu tây, kiwi…).
  • Trà xanh.
  • Cherry.
  • Cây măng tây.
  • Ớt chuông…
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

3. Tê tay chân nên kiêng ăn gì? 3 nhóm thực phẩm cần tránh

Bên cạnh các loại thực phẩm nên ăn, dưới đây là những thực phẩm người bị tê chân tay nên tránh để không làm tình trạng tiến triển nghiêm trọng hơn:

3.1 Thực phẩm có tính axit cao, nhiều vị chua

Các loại thực phẩm có tính axit cao như chanh, dứa, mơ, ô mai,… thường gây ức chế hoạt động của khoáng chất Magie và Canxi, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, dễ mất tập trung và đau nhức cơ thể. Nguyên nhân của điều này là do tính axit trong các loại thực phẩm này không biến đổi được các chất như clo, lưu hình hay axit hữu cơ, khiến quá trình trao đổi chất bị gián đoạn.

tê tay nên ăn gì
Trái thơm (dứa) là loại trái cây có tính axit cao mà người bị tê tay chân nên hạn chế thêm vào chế độ ăn của mình.

3.2 Hạn chế ăn thực phẩm quá mặn

Các thức ăn mặn có thể làm cho hàm lượng Canxi trong cơ thể giảm dẫn, dẫn đến tình trạng rối loạn Canxi. Không những thế, muối cũng khiến cơ thể trữ nước, gây phù nề và tăng nguy cơ loãng xương.

3.3 Một số thực phẩm khác

Người bị tê tay chân nên kiêng các món ăn ngọt (bánh, kẹo,…), thực phẩm lên men (dưa chua, kim chi,…), cà phê, rượu bia, chè xanh,… Bởi nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây sưng viêm, đẩy nhanh quá trình thoái hóa và tăng đau nhức nhiều hơn.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết hay bị tê chân tay là thiếu chất gì, và qua đó giải đáp người bị tê chân tay nên ăn gì & kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh chú trọng dinh dưỡng, bạn nên quan tâm đến chế độ sinh hoạt lành mạnh như luyện tập thường xuyên, ngủ đủ giấc và tầm soát sức khỏe xương khớp định kỳ. Hơn hết, nếu nhận thấy tình trạng tê tay chân kéo dài không thuyên giảm, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, phòng khám ACC là một trong những cơ sở hàng đầu chữa trị các bệnh lý xương khớp, giúp nhiều bệnh nhân khắc phục tê buốt tay hiệu quả, nhờ áp dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic). Dựa trên nguyên lý giữa hệ thần kinh và cột sống, liệu pháp Chiropractic giúp khôi phục cấu trúc cột sống bị sai lệch về đúng vị trí ban đầu, từ đó kích hoạt quá trình giải phóng và chữa lành tổn thương ở dây thần kinh của cơ thể, làm triệu chứng tê tay chấm dứt mà không cần phẫu thuật hoặc dùng thuốc giảm đau.

Tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân, các bác sĩ tại ACC có thể kết hợp thêm Vật lý trị liệuPhục hồi chức năng bằng sóng xung kích Shockwave hoặc chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV,… nhằm phục hồi khả năng vận động và rút ngắn thời gian điều trị. Hơn hết, người bệnh còn được bác sĩ tận tình hướng dẫn tập luyện tại nhà, giải đáp thắc mắc về dinh dưỡng như bị tê tay nên ăn và kiêng gì,… từ đó ngăn ngừa tê tay tái phát hiệu quả dài lâu.

ăn gì để hết tê tay
Các bác sĩ tại Phòng khám ACC sẽ thực hiện các nắn chỉnh cột sống đúng kỹ thuật giúp chữa lành cơn đau tê bì chân tay, người bệnh sớm vận động như bình thường.

> Đặt hẹn thăm khám tại Phòng khám ACC TẠI ĐÂY giúp bạn giải quyết tê tay tốt nhất!

Câu hỏi thường gặp

Tê bì chân tay uống gì cho khỏi?

Nhiều người truyền tai nhau, uống các loại nước ép từ rau củ quả (đu đủ, lá lốt…) có thể giảm cảm giác tê mỏi, chuột rút tay chân. Tuy nhiên hiệu quả chưa được kiểm chứng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ/dược sĩ để có chỉ định phù hợp. Ngoài ra không tự ý sử dụng thuốc trị tê tay chân, nếu lạm dụng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tê bì chân tay nên bổ sung vitamin gì?

Người bị tê chân tay nên tăng cường bổ sung vitamin D, K và vitamin nhóm B giúp ngăn chặn cảm giác tê bì và ngứa rần ở bàn tay, bàn chân. Trong đó, những loại thực phẩm giàu vitamin B, D, K bao gồm: trứng, các loại cá, quả bơ, nấm, phô mai, sữa chua, các loại hạt, chuối…

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục