Thoát vị đa tầng đĩa đệm thường xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên ngày nay do ảnh hưởng bởi lối sống ngồi nhiều, ít vận động hay khuân vác nặng sai tư thế,… mà bệnh lý này đang dần trẻ hóa hơn. Đây là bệnh lý xương khớp nghiêm trọng, cần được điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Vậy thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì và cách điều trị như thế nào? Cùng ACC tìm hiểu ngay dưới này!
1. Thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì?
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi bao xơ (do bao xơ bị rách hoặc đứt) gây chèn ép ống sống hay các rễ dây thần kinh. Từ đó dẫn đến những cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm đa tầng được hiểu đơn giản đó là tình trạng có nhiều đĩa đệm thoát vị cùng một lúc gây chèn ép nhiều rễ dây thần kinh. Do vậy mà các triệu chứng thoát vị, điển hình như cơn đau cột sống thường nghiêm trọng, dữ dội hơn và cũng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thông thường trước khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể bị phồng đĩa đệm đa tầng. Đây là hiện tượng đĩa đệm bị phồng và biến dạng nhưng nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ và đã có sự chèn ép dây thần kinh. Nếu như không điều trị kịp thời, phồng đĩa đệm có thể tiến triển thành thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị nhiều đĩa đệm ngày càng dần trẻ hóa do thói quen ngồi nhiều, ít vận động của giới trẻ.
>> Xem ngay: Top những nhóm nghề nghiệp dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết!
2. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đa tầng
Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đa tầng đĩa đệm, phổ biến có thể kể đến như:
- Do tuổi tác: Cùng quá trình lão hóa tự nhiên theo tuổi tác, cột sống cũng giảm dần sự dẻo dai và linh hoạt vốn có, bao xơ ngoài đĩa đệm có thể bị rách đứt làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm hơn.
- Bị chấn thương: Trường hợp bị té ngã hoặc tai nạn giao thông, vận động thể thao quá sức hoặc sai tư thế lâu ngày,… cũng có thể làm cấu trúc và vị trí đĩa đệm bị thay đổi và biến dạng.
- Tư thế không đúng: Sai tư thế khi lao động hoặc mang vác vật nặng cũng dễ ảnh hưởng cột sống. Nhân viên văn phòng ngồi quá lâu, ít vận động sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, từ đó tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm đa tầng.
- Bệnh lý cột sống: Nếu mắc bệnh gù vẹo hoặc gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống,… cũng là những nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm.
- Dư thừa cân nặng: Ở người thừa cân, cột sống sẽ chịu nhiều áp lực hơn từ cơ thể, cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm.
- Hút thuốc và uống nhiều rượu: Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, hút thuốc và uống rượu bia còn đẩy nhanh quá trình hydrat hóa cơ thể, bao gồm cả đĩa đệm cột sống, từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.
3. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm đa tầng
Triệu chứng thoát vị đa tầng đĩa đệm gần giống với thoát vị đĩa đệm. Nhưng vì số lượng đĩa đệm bị thoát vị nhiều nên các biểu hiện của bệnh thường trầm trọng hơn, có xu hướng lan rộng ra các cơ quan xung quanh.
Những triệu chứng có thể xảy ra như:
- Đau nhức dữ dội vùng cột sống, có thể lan xuống mông, chân hoặc tay.
- Có cảm giác buốt, nhói ở mông, đùi, chân, bàn chân hoặc ngón chân. Triệu chứng này thường do bệnh thoát vị đĩa đệm tầng L5 S1.
- Cơn đau giảm dần khi bạn nghỉ ngơi và nghiêm trọng hơn khi vận động cột sống như cúi người, nâng vật nặng,…
- Cảm thấy ngứa ran khắp tứ chi (do chèn ép dây thần kinh), tê bì, chuột rút,…
Những cơn đau nhức dữ dội vùng cột sống có thể là những dấu hiệu của thoát vị đa tầng đĩa đệm.
4. Thoát vị đĩa đệm đa tầng có nguy hiểm không?
Vì có nhiều đĩa đệm thoát vị cùng lúc nên thoát vị đĩa đệm đa tầng có tính chất nguy hiểm và việc điều trị cũng khó khăn hơn so với bệnh thoát vị khác.
Nếu để kéo dài, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn có thể gây tê bì hoặc mất cảm giác tay chân, người bệnh vận động trở nên khó khăn hơn. Thậm chí, vì chèn ép dây thần kinh nên tiềm ẩn nguy cơ tàn tật khá cao.
5. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đa tầng
Thoát vị đa tầng đĩa đệm có thể được điều trị bằng thuốc uống, thuốc tiêm, Trị liệu thần kinh cột sống, vật lý trị liệu, phẫu thuật,… Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn liệu trình chữa trị bệnh phù hợp, người bệnh nên ưu tiên giải pháp an toàn cho sức khỏe.
>> Đừng bỏ lỡ: 10 loại thuốc hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất hiện nay
5.1 Dùng thuốc thuốc hoặc thuốc tiêm
– Uống thuốc giảm đau
Thuốc uống có thể hỗ trợ người bệnh xoa dịu cơn đau do thoát vị đĩa đệm, nhưng hiệu quả chỉ là tạm thời. Sau khi thuốc hết hiệu lực, cơn đau có thể quay trở lại và trở nên trầm trọng hơn.
Một số loại thuốc uống giảm đau được dùng phổ biến như thuốc kháng viêm giảm đau không steroids (Diclofenac, Meloxicam, Naproxen, Ibuprofen,…), thuốc giãn cơ (Tolperisone, Eperisone,…) giúp giảm cơn co thắt,…
Lưu ý, khi dùng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng để tránh gây hại sức khỏe như làm xuất hiện dạ dày, ảnh hưởng đến gan,…
– Thuốc tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng
Dùng thuốc tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng* cũng là một cách điều trị thoát vị đa tầng đĩa đệm. Tuy nhiên, thuốc tiêm chỉ được dùng khi thuốc uống không mang lại hiệu quả giảm đau. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ dùng kim nhỏ để đưa thuốc vào khoang màng cứng, có thể đi theo 2 đường đó là qua khe xương cùng và đường qua khe liên đốt L3 – L4 hoặc L4 – L5.
Corticosteroid dạng tiêm bao gồm Methylprednisolone, Hydrocortisone, Triamcinolone, Betamethasone, Dexamethasone,… phù hợp thoát vị đĩa đệm ở mức độ trung bình đến nặng.
Do Corticosteroid có đặc tính kháng viêm mạnh nên sau khi tiêm, tình trạng đau và sưng viêm sẽ được cải thiện. Nhưng vì chỉ tác động vào dây thần kinh, không có tác dụng với đĩa đệm bị lệch nên hiệu quả chỉ duy trì trong vài tháng. Tiêm Corticosteroid không đúng cách có thể gây nhiễm trùng, thủng màng cứng hoặc làm tích nước trong cơ thể, tăng cân, mất ngủ,… và gây ra một số tác dụng phụ như tích nước trong cơ thể, tăng cân, mất ngủ, tăng đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường,…
Tiêm Corticosteroid có thể hỗ trợ giảm cơn đau đĩa đệm tạm thời.
Bạn chỉ nên tiêm Corticosteroid khi có chỉ định của bác sĩ và nên hỏi cặn kẽ các tác dụng phụ có thể gặp phải. Bên cạnh đó, nên tiêm Corticosteroid tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn.
* Ngoài màng cứng là khu vực chứa chất béo giữa xương và túi bảo vệ các dây thần kinh cột sống.
5.2 Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) được y học hiện đại có độ lành tính cao, an toàn cho sức khỏe và phù hợp với nhiều đối tượng nhờ kích thích cơ thể tự chữa lành tổn thương. Phương pháp này ra đời vào năm 1895 tại Mỹ và hiện nay được ứng dụng điều trị bệnh xương khớp tại hơn 70 quốc gia trên thế giới. Nguyên lý điều trị của Chiropractic là bác sĩ Trị liệu thần kinh cột sống sẽ dùng tay thực hiện các kỹ thuật nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh các sai lệch cột sống về vị trí tự nhiên ban đầu, nhờ đó giải phóng sự chèn ép dây thần kinh và kích thích khả năng chữa lành của cơ thể, làm giảm cơn đau đáng kể.
Kết hợp với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng với các phương pháp như vận động cơ học, sóng âm, ánh sáng, nhiệt… sẽ tác động sâu vào các mô tổn thương, kích thích quá trình tái tạo mô và tế bào, thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe.
Phòng khám ACC tự hào là đơn vị tiên phong tại Việt Nam ứng dụng liệu trình Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng trong điều trị các bệnh lý xương khớp, giúp người bệnh hết đau tự nhiên và ngừa tái phát.
Không chỉ sở hữu năng lực về chuyên môn với đội ngũ bác sĩ giỏi, ACC còn được đánh giá cao bởi nhiều ưu thế:
- 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống: Bác sĩ ACC có chứng chỉ hành nghề, giàu kinh nghiệm thực tiễn và đã điều trị thành công nhiều ca thoát vị đĩa đệm đa tầng. Nhờ đó, bác sĩ sẽ xây dựng liệu trình điều trị tối ưu, chữa lành cơn đau hiệu quả.
- Phác đồ điều trị chuyên biệt, hiệu quả tối ưu: Tại ACC, mỗi khách hàng sẽ có một liệu trình điều trị chuyên biệt theo tình trạng thoát vị đĩa đệm và các vấn đề sức khỏe khác. Qua đó, giúp việc chữa trị hiệu quả, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí.
- Điều trị bệnh với thiết bị hiện đại, chuẩn quốc tế: Không chỉ có cơ sở vật chất hiện đại, ACC còn đầu tư hệ thống máy móc tiên tiến, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Những thiết bị điển hình như máy kéo giãn giảm áp lực cột sống DTS, sóng xung kích như Shockwave, thiết bị giảm áp Vertetrac, tia laser thế hệ IV,…
- Đồng hành, hướng dẫn cặn kẽ: Trong suốt hành trình điều trị tại ACC, người bệnh an tâm khi có bác sĩ – điều dưỡng viên đồng hành và hướng dẫn cặn kẽ. Khi vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên sẽ theo dõi quá trình tập luyện, đảm bảo tư thế đúng để mang lại hiệu quả điều trị cao.
Chiropractic được đánh giá là phương pháp chữa lành cơn đau an toàn vì không dùng thuốc, không phẫu thuật.
Hơn 18 năm qua, với chuyên môn và kinh nghiệm tích lũy, bác sĩ ACC đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp thoát vị đa tầng đĩa đệm.
Như trường hợp của Cô D. T Tuyết Hạnh từng gặp nhiều khó khăn trong vận động do bị thoát vị đĩa đệm cột sống đa tầng từ L2 đến S1, trượt đốt sống L5-S1 và hẹp ống sống tại cột sống thắt lưng. Tưởng chừng phải chịu cơn đau dai dẳng nhưng sau khi điều trị tại ACC cùng bác sĩ Luke Hamman với liệu trình Chiropractic, bài tập vật lý trị liệu kết hợp tia Laser cường độ cao thế hệ IV, máy kéo giảm áp DTS,… cô đã khỏe mạnh hoàn toàn, dứt cơn đau, không còn khó chịu ở lưng nữa.
> Xem thêm Câu chuyện chữa thoát vị đĩa đệm đa tầng thành công của cô Tuyết Hạnh
Chữa đúng cách là giải pháp giúp lành cơn đau nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát. Liên hệ ngay ACC để được tư vấn chi tiết về liệu trình điều trị cơn đau xương khớp.
5.3 Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm đa tầng
Mổ thoát vị đĩa đệm chỉ nên là lựa chọn cuối cùng, khi phương pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả. Bởi phẫu thuật xâm lấn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe, nhất là với người lớn tuổi, cũng như mất nhiều thời gian phục hồi.
Những trường hợp cần phải phẫu thuật như:
- Thoát vị đĩa đệm gây liệt một phần chân do nhân nhầy đĩa đệm chèn ép dây thần kinh xuống chân.
- Xuất hiện biến chứng hội chứng chùm đuôi ngựa với các biểu hiện như tê, mất cảm giác khu vực hậu môn, sinh dục; bí tiểu, khó đi cầu.
- Thoát vị đĩa đệm đau cấp tính, đau dữ dội, dùng thuốc không hiệu quả.
- Đã điều trị bằng phương pháp bảo tồn từ 6 – 8 tuần nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Đã từng mổ điều trị thoát vị đĩa đệm nhưng bị tái phát.
Các kỹ thuật mổ để điều trị thoát vị đĩa đệm đa tầng như:
- Mổ mở kinh điển: Bác sĩ tiến hành rạch 1 đường dài từ 5 – 30 cm để phẫu thuật cắt bỏ phần thoát vị đĩa đệm, giảm sự chèn ép dây thần kinh gây đau.
- Mổ lấy thoát vị đĩa đệm thắt lưng qua ống banh dưới kính hiển vi: Bác sĩ lấy khối thoát vị qua kính hiển vi phẫu thuật mà không nhìn trực tiếp vào vết mổ.
- Nội soi lấy thoát vị đĩa đệm: Bác sĩ rạch da khoảng 1cm, rồi đưa ống nội soi có camera ghi hình vào bên trong. Qua hình ảnh thu được được phóng đại trên màn ảnh tivi, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để lấy phần đĩa đệm thoát vị.
- Ngoài ra, còn có phẫu thuật hợp nhất cột sống (nối 2 hoặc nhiều đốt sống với nhau) hoặc phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo. Dù phương pháp phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, do đó chỉ nên là lựa chọn điều trị cuối cùng.
>> Xem thêm: Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm và những rủi ro khôn lường
6. Cách ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm đa tầng
Để góp phần ngăn ngừa tình trạng các đĩa đệm bị thoát vị, bạn nên:
- Tập thể dục hàng ngày: Thực hiện các bài tập như yoga, đi bộ,… có thể giúp xương khớp dẻo dai, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm.
- Sinh hoạt đúng tư thế: Chú ý khi đi đứng hay ngồi nên giữ lưng thẳng, không nên khom hay chúi người về phía trước. Ngoài ra, cũng không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, mà sau 30 – 45 phút nên vận động nhẹ nhàng để giảm áp lực cho cột sống. Khi bê vật nặng chú ý giữ thẳng lưng và gập gối rồi bê vật nặng lên,…
- Hạn chế uống rượu, hút thuốc: Bởi vì các chất kích thích sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận oxy và dinh dưỡng của đĩa đệm. Ngoài ra cũng nên duy trì cân nặng ổn định để cột sống không gánh chịu áp lực lớn từ cơ thể.
- Chế độ ăn uống khoa học: Khẩu phần ăn bổ sung thực phẩm nhiều protein, canxi, vitamin D và chất béo tốt như Omega 3,… sẽ giúp hệ xương khớp khỏe mạnh, giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm đa tầng có tính chất nguy hiểm cao và việc điều trị cũng khó khăn hơn nếu phát hiện muộn. Vì vậy khi có triệu chứng nghi ngờ nên đi thăm khám sớm để điều trị kịp thời. Lúc này, người bệnh cũng có nhiều cách chữa trị hơn, nên ưu tiên giải pháp bảo tồn, lành tính để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.