Thoái hóa đốt sống ngực do đâu? Triệu chứng và cách điều trị

bác sĩ Luke Hamman
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Luke Hamman
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

So với đốt sống cổ và đốt sống lưng, đốt sống ngực ít có nguy cơ bị thoái hóa hơn. Tuy nhiên không vì vậy mà bạn chủ quan, bởi thoái hóa đốt sống ngực có thể tiến triển âm thầm, nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ACC tìm hiểu rõ về bệnh lý này có nguyên nhân, triệu chứng thế nào và làm sao điều trị hiệu quả.

1. Thoái hóa đốt sống ngực là gì?

Thoái hóa đốt sống ngực (tên tiếng Anh: Thoracic spondylosis) là tình trạng thoái hóa ở cột sống ngực kéo dài từ đốt sống T1 đến T12. Đây là một phần của cột sống nằm ở giữa lưng, nối giữa cột sống cổ và cột sống thắt lưng (lưng dưới), không chỉ chịu trách nhiệm hỗ trợ phần trên của cơ thể mà còn đảm bảo sự ổn định trong các hoạt động di chuyển.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây thoái hóa đốt sống ngực

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống ngực chủ yếu do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Theo thời gian, các đĩa đệm, sụn khớp, dây chằng dần trở nên hao mòn và mật độ xương giảm. Điều này khiến cấu trúc và khả năng chịu đựng áp lực của đốt sống ngực giảm đáng kể, từ đó dẫn đến tình trạng thoái hóa.

thoái hóa đốt sống ngực

Tuổi tác càng cao, cấu trúc và khả năng chịu đựng áp lực của cột sống ngực càng giảm sẽ dễ dẫn đến thoái hóa hơn.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ bào mòn sụn khớp ở các đốt sống vùng lưng giữa:

  • Di truyền: Một số người có thể dễ mắc thoái hóa đốt sống ngực hơn, nếu gia đình có tiền sử mắc các bệnh về cột sống.
  • Tư thế xấu: Ngồi hoặc đứng sai tư thế trong thời gian dài, chẳng hạn như gù lưng, cúi đầu quá nhiều hoặc làm việc trong các tư thế không thoải mái… sẽ tạo áp lực lên cột sống ngực và về lâu dài gây thoái hóa.
  • Căng thẳng lặp đi lặp lại: Các hoạt động lặp đi lặp lại như thường xuyên khuân vật nặng, xoay người hoặc lao động tay chân kéo dài cũng góp phần gây hao mòn, làm thoái hóa đốt sống ngực.
  • Chấn thương: Trường hợp cột sống vùng ngực bị chấn thương do tai nạn, tập luyện thể chất cường độ lớn hoặc va chạm mạnh khi chơi thể thao… có thể khiến thoái hóa diễn ra sớm hơn.

Ngoài ra, nếu người bệnh được chẩn đoán mắc thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng, nhiều khả năng cũng bị mắc bệnh thoái hóa cột sống ngực. Vì vậy có thể nói, khi một phần của cột sống chịu thương tổn thì rất có khả năng rủi ro sẽ phát sinh ở những phần còn lại.

3. Nhận biết triệu chứng thoái hóa đốt sống ngực

Mặc dù các triệu chứng của thoái hóa cột sống ngực không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng hầu hết người bệnh thường bị đau nhức lưng giữa với các biểu hiện như:

  • Cơn đau có thể ở dạng âm ỉ kéo dài hoặc trở nên nhói dữ dội khi cúi, khom lưng hoặc xoay người.
  • Cảm giác đau đỡ hơn khi nghỉ ngơi hoặc nằm ở tư thế thoải mái.
  • Đau có thể khu trú dọc theo cột sống ngực ở một hoặc cả hai bên, đôi khi đau lan tỏa qua thành ngực hoặc vào bụng gây khó chịu.

Ngoài đau, thoái hóa đốt sống ngực có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Cứng khớp và hạn chế phạm vi chuyển động ở lưng như không thể ngả ra sau, xoay thân trên, đứng thẳng người.
  • Chấn thương đĩa đệm có thể gây chèn ép các dây thần kinh ở cột sống ngực, dẫn đến cảm giác ngứa ran và tê ở vùng bị ảnh hưởng.
  • Có thể bị tê ở cánh tay, chân và bàn tay khi tình trạng bệnh tiến triển.

triệu chứng thoái hóa đốt sống ngực

Các cơn đau đốt sống ngực diễn ra âm ỉ, đôi lúc gia tăng dữ dội, khiến người bệnh mất thăng bằng khi di chuyển.

4. Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa đốt sống ngực

Thoái hóa đốt sống ngực gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau lưng, cứng cơ, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động hàng ngày của người bệnh. Nếu không sớm có biện pháp can thiệp sẽ kéo theo nhiều biến chứng như thoát vị đĩa đệm, hình thành gai xương, hẹp ống sống, cong vẹo cột sống

Nhiều trường hợp thoái hóa cột sống ngực nghiêm trọng làm tăng nguy cơ chèn ép rễ thần kinh xung quanh, dẫn đến yếu cơ, mất thăng bằng, khó đi lại và thậm chí gây tàn phế.

5. Cách chẩn đoán đốt sống ngực bị thoái hóa

Người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và cách điều trị, nếu có triệu chứng đau cột sống ngực dai dẳng. Việc chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống ngực bao gồm:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi một số thông tin về triệu chứng khởi phát, vị trí đau, yếu tố nguy cơ, bệnh sử cá nhân, loại thuốc đang dùng hiện tại và thăm khám vùng cột sống ngực để đánh giá sơ bộ.

thoái hóa đốt sống ngực là gì

Bác sĩ sẽ ấn nhẹ vào các điểm dọc theo cột sống ngực để xác định vị trí đau, độ cứng và tình trạng của các đốt sống.

  • Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng: Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp X-quang ngực nếu nghi ngờ các đốt sống tại đây bị thoái hóa (đặc biệt khi người bệnh trên 60 tuổi), và chụp MRI để kiểm tra các dây thần kinh, đĩa đệm, dây chằng, gân xung quanh cột sống có vấn đề bất thường hay không.

6. Phương pháp chữa trị thoái hóa đốt sống ngực

Dựa vào những yếu tố thu thập được trong quá trình chẩn đoán (như triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng bệnh lý trước đây…), bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Các lựa chọn thường được đề xuất bao gồm liệu pháp bảo tồn, thuốc, tiêm và trong trường hợp nghiêm trọng có thể phẫu thuật. Cụ thể như sau:

6.1 Điều trị không dùng thuốc

Tùy theo mức độ thoái hóa và khả năng vận động của người bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị bằng việc luyện tập:

– Vật lý trị liệu: Tập vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân sửa tư thế đúng, tránh tăng thêm áp lực lên các đốt sống suy yếu; đồng thời cải thiện biên độ vận động, duy trì tính linh hoạt và tăng sức mạnh cơ lưng. Để việc luyện tập đạt hiệu quả và giảm nguy cơ phát sinh rủi ro, người bệnh nên thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, nhằm được gợi ý bài tập với cường độ phù hợp.

– Tập thể dục: Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng góp phần tăng cường sức khỏe của cột sống và cơ bắp xung quanh. Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập thoái hóa đốt sống ngực dưới đây:

  • Bài tập 1: Nằm ngửa, hai tay đưa ra sau đầu và chống hai bàn chân trên mặt sàn phẳng. Sau đó sử dụng cơ bụng để nâng phần mông dưới về phía ngực. Giữ nguyên tư thế trong 10 – 15 giây, lặp lại 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần.
  • Bài tập 2: Nằm ngửa, duỗi hai tay ôm theo người và chống hai bàn chân trên mặt sàn. Tiếp đến sử dụng các cơ ở mông và lưng để nâng hông lên cao. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây, lặp lại 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần.

– Bơi lội hoặc thủy liệu pháp: Giúp các cơ bị căng cứng được thư giãn, giảm đau và cải thiện khả năng vận động của vùng lưng và vai.

Bệnh nhân thoái hóa cột sống nên tập thể dục thế nào?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý không thể tránh khỏi khi tuổi tác càng cao. Đặc trưng với các cơn đau nhức xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài dai dẳng, thoái hóa cột sống gây cản trở nghiêm trọng đến các hoạt động đi đứng, sinh hoạt hằng…

6.2 Điều trị dùng thuốc

Thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen, naproxen… có thể được sử dụng tùy thuộc vào cường độ của cơn đau. Với trường hợp viêm đau nặng, bác sĩ có thể cân nhắc đề xuất thuốc giảm đau opioid hoặc tiêm corticoid để giảm đau và viêm. Lưu ý, bệnh nhân chỉ sử dụng khi có kê toa của bác sĩ, không tự ý dùng có thể gây hại cho sức khỏe.

điều trị thoái hóa đốt sống ngực

Thuốc giảm đau chỉ hỗ trợ ‘khóa đau’ tạm thời, không thể tác động tới cấu trúc cột sống ngực bị tổn thương

6.3 Phẫu thuật ngoại khoa

Phẫu thuật chỉ được xem là phương pháp cuối cùng và cần được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế. Bác sĩ sẽ áp dụng phẫu thuật trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với các phác đồ điều trị nội khoa (vật lý trị liệu và sử dụng thuốc), hoặc đốt sống trượt, bị đĩa đệm, gai xương chèn ép rễ thần kinh. Các lựa chọn phẫu thuật thường đưa ra là:

  • Phẫu thuật cắt bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị.
  • Phẫu thuật loại bỏ các gai xương.
  • Phẫu thuật hợp nhất cột sống.

Nhìn chung, thoái hóa đốt sống ngực nếu được phát hiện sớm vẫn có thể cải thiện tốt bằng các liệu pháp điều trị bảo tồn (không dùng thuốc – không phẫu thuật), giúp giảm đau, tăng cường chức năng vận động của các cơ mà vẫn đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tại Việt Nam, Phòng khám ACC đã tiên phong ứng dụng Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp Vật lý trị liệu chữa thoái hóa cột sống (bao gồm thoái hóa đốt sống ngực), cho hiệu quả cao mà không cần dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật.

  • Phương pháp Chiropractic giúp nắn chỉnh cấu trúc cột sống bị sai lệch vào đúng vị trí, giải phóng các chèn ép lên dây thần kinh, kích thích quá trình tự chữa lành của cơ thể để cơn đau giảm dần và biến mất hoàn toàn. An tâm hơn khi thực hiện tại ACC có 100% Bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống đến từ các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Canada… được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm.
  • Khi bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn, bác sĩ sẽ kết hợp Vật lý trị liệu với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV… có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
  • Mỗi bệnh nhân còn được xây dựng liệu trình Phục hồi chức năng cá nhân hóa gồm các bài tập thoái hóa đốt sống ngực với cường độ phù hợp, giúp cải thiện sức mạnh cơ khớp bền bỉ.
  • Sau khi kết thúc liệu trình điều trị bác sĩ còn chỉ dẫn cách chăm sóc để xương khớp khỏe mạnh hơn, phòng ngừa cơn đau tái phát.

bài tập thoái hóa đốt sống ngực

ACC không chỉ sở hữu đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm, mà còn liên tục cập nhật những công nghệ tiên tiến trên thế giới; mang đến cho bệnh nhân lộ trình điều trị an toàn và hiệu quả tối ưu.

>> Đừng để thoái hóa đốt sống ngực làm ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của bạn. Liên hệ ngay ACC để được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp, giúp khôi phục sức khỏe xương khớp mà KHÔNG ĐAU – KHÔNG DÙNG THUỐC – KHÔNG PHẪU THUẬT.

7. Phòng ngừa thoái hóa đốt sống ngực ngay từ sớm

Để phòng ngừa thoái hóa đốt sống ngực từ sớm, mỗi người cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc sức khỏe và thói quen sinh hoạt hợp lý như sau:

  • Duy trì tư thế ngồi thẳng lưng khi làm việc, không cúi người hay khom lưng.
  • Nên sử dụng ghế có tựa lưng để hỗ trợ cột sống.
  • Thực hiện các bài tập kéo giãn cột sống hoặc đi bộ, bơi lội, tập yoga để duy trì sự linh hoạt và giảm áp lực lên cột sống.
  • Duy trì cân nặng hợp lý để giảm tải trọng lên cột sống ngực.
  • Tránh vận động quá mức và hạn chế mang vác vật nặng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giàu canxi, vitamin D. Bệnh nhân có thể nhờ bác sĩ tư vấn các sản phẩm bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như collagen, glucosamine… để giúp duy trì sức khỏe của xương khớp.
  • Tầm soát xương khớp định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về cột sống, đặc biệt nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh.

>>> Xem thêm: “Bỏ túi” ngay top các thực phẩm tốt cho xương khớp

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa thoái hóa đốt sống ngực. Khi xuất hiện cơn đau nhức lưng giữa kèm cứng lưng dai dẳng ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế uy tín để được điều trị đúng cách. Tránh chủ quan, để tình trạng bệnh tiến triển ngày càng nghiêm trọng.

>>> Tham khảo thêm:
Điểm danh những căn bệnh cột sống phổ biến và cách điều trị
Lệch đốt sống: Khái niệm và các lưu ý bạn nên ghi nhớ
Vôi hóa đốt sống cổ là gì? Các dấu hiệu và cách phòng ngừa

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục