Tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ rất cần thiết để đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu tập phục hồi chức năng không đúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp gối. Chính vì thế, người bệnh nên tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
1. Vai trò của phục hồi chức năng sau thay khớp gối
Tập phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật thay khớp gối mang đến rất nhiều lợi ích như:
- Giảm đau và sưng nề ở khớp gối phẫu thuật.
- Nâng tầm vận động khớp gối và xương bánh chè.
- Lấy lại khả năng chịu lực độc lập của chân bên phẫu thuật.
- Tăng cường sức dẻo dai và sức mạnh của các cơ ở chân.
Những lợi ích trên giúp bệnh nhân tự tin tập di chuyển với dụng cụ hỗ trợ và vật lý trị liệu sớm sau phẫu thuật. Kết quả, người bệnh có thể quay lại cuộc sống bình thường nhanh hơn.
2. Các nguyên tắc tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối
Phục hồi chức năng thay khớp gối cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Luôn tạo tư thế đảm bảo an toàn và thoải mái nhất cho bệnh nhân.
- Kiểm soát tình trạng đau và sưng viêm của khớp gối.
- Hỗ trợ hoặc khuyến khích bệnh nhân tự thay đổi tư thế luyện tập.
Lưu ý: Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn tập luyện của bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu, tránh tập luyện quá sức gây áp lực lên khớp gối.
3. Quy trình tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ
Quy trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối thường kéo dài hơn 12 tuần, cụ thể:
3.1. Ngày 1 sau khi mổ
Mục tiêu:
- Kiểm soát phù nề, giảm đau.
- Duy trì sức mạnh của cơ.
Bài tập:
- Gấp và duỗi thẳng đầu gối nhẹ nhàng.
Hoạt động bệnh nhân có thể thực hiện:
- Người bệnh chủ yếu nghỉ ngơi, có thể đi bộ một đoạn ngắn với sự trợ giúp.
3.2. Ngày 2 sau mổ
Mục tiêu:
- Kiểm soát phù nề, giảm đau.
- Nâng tầm vận động của đầu gối.
Bài tập:
- Cố gắng nâng đầu gối ít nhất 10°, tập duỗi thẳng đầu gối.
Hoạt động bệnh nhân có thể thực hiện:
- Người bệnh chủ yếu nghỉ ngơi, có thể đi bộ một đoạn ngắn với sự trợ giúp.
3.3. Ngày 3 (xuất viện)
Mục tiêu:
- Đứng không cần hỗ trợ.
- Đi bộ khoảng cách xa hơn.
- Đi lên và xuống cầu thang với khung tập đi hoặc nạng.
Bài tập:
- Cố gắng co đầu gối ít nhất 70° đến 90°.
Hoạt động bệnh nhân có thể thực hiện:
- Tự mặc quần áo và sử dụng nhà vệ sinh.
3.4. Tuần 1 – 3
Mục tiêu:
- Tập dùng gậy chống thay khung tập đi.
Bài tập:
- Cố gắng co đầu gối khoảng 90°.
- Thực hiện các bài tập cải thiện khả năng vận động và phạm vi vận động của khớp gối.
Hoạt động bệnh nhân có thể thực hiện:
- Tập đi bộ, đứng khoảng hơn 10 phút.
3.5. Tuần 4 – 6
Mục tiêu:
- Tập dùng gậy chống thay khung tập đi.
Bài tập:
- Tiếp tục tập duỗi và gập khớp gối.
- Tập mạnh sức cơ đùi, sức cơ cẳng chân bằng các bài tập có sức cản.
- Tập đứng chịu lực lên 2 chân và 1 chân.
- Tập ở tư thế đứng: thực hiện các bài tập gấp duỗi dạng khép khớp háng chân phẫu thuật.
Hoạt động bệnh nhân có thể thực hiện:
- Bắt đầu quay trở lại các hoạt động hằng ngày như đi làm, lái xe, làm việc nhà, du lịch.
3.6. Tuần 7 – 12
Mục tiêu:
- Duy trì tập phục hồi chức năng để tăng cường sức mạnh và sức bền của khớp gối và các cơ xung quanh.
Bài tập:
- Tập đứng chịu lực hoàn toàn trên chân phẫu thuật.
- Bỏ dụng cụ trợ giúp.
- Tập đi bộ, lên xuống cầu thang.
Hoạt động bệnh nhân có thể thực hiện:
- Quay trở lại các hoạt động thể chất với cường độ thấp như đi bộ, thái cực quyền, yoga cơ bản…
3.7. Từ tuần 12 trở đi
Mục tiêu:
- Gia tăng sức mạnh cơ.
- Tập thăng bằng không cần trợ giúp.
- Trở lại các hoạt động hàng ngày.
Bài tập:
- Tiếp tục tập luyện để nâng tầm vận động của khớp gối.
Hoạt động bệnh nhân có thể thực hiện:
- Có thể thực hiện các môn tập luyện với cường độ cao như chạy bộ, thể dục nhịp điệu, bóng rổ, bóng đá, đạp xe… nếu có sự đồng ý của bác sĩ.
- Duy trì tái khám theo lịch hẹn để đảm bảo quá trình phục hồi tiến triển tốt, không có biến chứng.
Ngày nay, các bài tập chữa đau khớp gối có thể thực hiện tại nhà đang được nhiều người quan tâm với mong muốn khắc phục tình trạng đau nhức ở đầu gối nhanh chóng mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, để điều trị đau khớp gối tận gốc,…
Hãy cùng ACC thực hiện các bài tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ qua video sau nhé!
4. Lưu ý gì khi phục hồi chức năng cứng khớp gối?
Để phục hồi chức năng đạt hiệu quả tốt nhất, cần lưu ý một số điều sau:
- Bệnh nhân nên tập luyện với cường độ từ thấp đến cao, tránh đứng quá lâu, không gập gối quá mức ngay những tuần đầu.
- Lựa chọn ghế ngồi đủ cao đảm bảo gối gấp 90 độ và có tay vịn để dễ đứng lên.
- Nền nhà tắm tránh ẩm ướt, tốt nhất nên sử dụng thảm chống trượt ở khu vực này.
- Lái xe sau khi phẫu thuật 6 – 8 tuần nếu bệnh nhân không còn thấy đau ở khớp gối.
- Bổ sung nhiều loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi vết thương. Đồng thời, người bệnh nên ăn nhiều thức ăn chứa chất xơ để giúp ngừa táo bón do tác dụng phụ của thuốc giảm đau.
Tại Phòng khám ACC, bên cạnh các bài tập phục hồi chức năng được thiết kế chuyên biệt, phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân, chúng tôi còn kết hợp với nhiều phương pháp điều trị bảo tồn khác để xua tan cơn đau tận gốc và đẩy nhanh tốc độ phục hồi như Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic), Vật lý trị liệu với trang thiết bị tối tân nhập khẩu từ châu Âu, tư vấn chế độ ăn uống phù hợp…
5. Những câu hỏi thường gặp khi tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ
Sau đây là những câu hỏi thường gặp khi tập phục hồi khớp gối và giải đáp:
5.1. Phục hồi chức năng khớp gối mất bao lâu?
Trung bình, bệnh nhân thường mất khoảng 12 tuần để hoàn tất chương trình phục hồi chức năng. Tuy nhiên, thể trạng của mỗi người khác nhau, vì thế người bệnh không nên nôn nóng mà nên tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ.
5.2. Bệnh nhân cần tiếp tục chương trình phục hồi chức năng sau khi xuất viện không?
Sau khi xuất viện, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục chương trình phục hồi chức năng khớp gối để duy trì và nâng cao biên độ vận động của gối. Tốt nhất, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn cách tập cụ thể, phù hợp với thể trạng của bản thân.
Xem thêm: Phục hồi chức năng sau phẫu thuật
5.3. Khi nào bệnh nhân nên liên lạc với chuyên viên vật lý trị liệu?
Bệnh nhân nên liên hệ với chuyên viên vật lý trị liệu ngay khi:
- Đau khớp gối sau khi tập luyện.
- Dấu hiệu sưng hoặc cứng khớp gối hơn bình thường.
Trong trường hợp các dấu hiệu trên có kèm theo sốt cao trên 38°C, bị tấy đỏ ở vết mổ, có dịch tiết ra, nhiệt độ và màu sắc da bên khớp gối phẫu thuật bị thay đổi…. bệnh nhân nên ngừng việc luyện tập và đến bệnh viện gần nhất để được kiểm tra.
Thông tin thêm: Bạn biết gì về chứng cứng khớp? Tìm hiểu ngay!
Trên đây là những điều cần biết về tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ. Đây là quá trình vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo khớp gối có thể hoạt động bình thường sau khi phẫu thuật. Chính vì thế, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện dưới sự hướng dẫn của đội ngũ bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu. Tránh tập quá sức hoặc ngừng giữa chừng làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
Xem thêm: Những rủi ro của phẫu thuật thay khớp gối không phải ai cũng biết Những bài tập vật lý trị liệu khớp gối giúp giảm đau hiệu quả