Tuy giãn dây chằng bả vai không quá nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Người bị giãn dây chằng bả vai thường phải chịu đựng những cơn đau hoặc nhức mỏi vô cùng khó chịu ở khớp vai. Thậm chí, tình trạng đau nhức còn có khả năng lan rộng xuống cánh tay và lưng. Đặc biệt, các triệu chứng có xu hướng trở nên nghiêm trọng khi người bệnh vẫn tiếp tục sinh hoạt, vận động như bình thường.
Tìm hiểu thêm: > Chứng đau vai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị > Đau vai phải không nhấc tay lên được phải làm sao? > Đau bả vai trái lan xuống cánh tay có nguy hiểm không? > Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì?
Như vậy, có thể thấy tình trạng giãn dây chằng bả vai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, “cần làm gì khi dây chằng bả vai bị giãn” là vấn đề quan tâm hàng đầu của những người không may gặp phải vấn đề sức khỏe này.
1. Đâu là nguyên nhân gây giãn dây chằng bả vai?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng giãn dây chằng bả vai rất đa dạng. Trong số đó, phổ biến nhất là:
- Thường xuyên khuân vác vật nặng khiến khớp vai phải chống đỡ sức ép quá mức.
- Hoạt động sai tư thế, đặt biệt là tư thế vác vật nặng trên vai để vận chuyển.
- Lạm dụng chức năng bả vai quá nhiều.
- Ít hoạt động thể chất.
Ngoài ra, một số yếu tố tác động từ bên ngoài cũng có khả năng góp phần làm dây chằng bị kéo căng, chẳng hạn như:
- Lão hóa
- Giới tính
- Môi trường
2. Vì sao cần sớm điều trị giãn dây chằng bả vai?
Thực tế, giãn dây chằng nói chung không phải là tình trạng sức khỏe quá nguy hiểm. Hầu hết trường hợp, dây chằng bả vai bị giãn chỉ mang tính tạm thời và có thể tự lành trong thời gian ngắn thông qua việc nghỉ ngơi hoặc kết hợp với tập vật lý trị liệu.
“Trong một lần tai nạn giao thông, tôi bị giãn dây chằng ở lưng ở mức độ nhẹ. Sau đó khoảng 1 tháng, lưng dần hết đau. Tuy nhiên dạo gần đây, lưng trở nên đau lại mỗi khi tôi vận động quá sức. Cho hỏi cách chữa giãn dây…
Mặc dù vậy, đôi khi tình trạng trên kéo dài có nguy cơ làm dây chằng đứt hoàn toàn. Mặt khác, giãn dây chằng bả vai lâu ngày còn ảnh hưởng tiêu cực đến hàng loạt cấu trúc cơ xương khớp xung quanh, từ đó góp phần hình thành một số vấn đề phức tạp hơn như teo cơ, trật khớp vai, thoái hóa khớp (viêm xương khớp) hoặc thậm chí làm cho đĩa đệm thoát vị.
3. Nên làm gì khi bị giãn dây chằng bả vai?
Đa số người bị giãn dây chằng bả vai có thể tự xoa dịu cơn đau bằng một số phương pháp khắc phục tại nhà đơn giản như:
Chườm lạnh
Nhiệt độ thấp từ phương pháp chườm lạnh có khả năng khiến các mao mạch nhỏ ở vai co lại, từ đó tạm thời làm giảm lưu lượng máu, oxy cũng như khả năng xuyên mạch của bạch cầu đến đây. Nhờ vậy, các cơn đau nhức cũng như phản ứng viêm sẽ ít phát sinh hơn.
Tuy nhiên, để tránh xảy ra tình trạng bỏng lạnh, bạn cần lưu ý không để da tiếp xúc trực tiếp với đá. Hãy sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc bọc đá vào khăn dày trước khi áp lên vùng chấn thương. Đồng thời, thời gian chườm lạnh chỉ nên kéo dài 10 – 15 phút và mỗi lần chườm nên cách nhau khoảng 60 phút.
Tập thể dục với cường độ phù hợp
Mặc dù người bị giãn dây chằng bả vai nên hạn chế hoạt động để giảm bớt áp lực tại đây, nhưng một số bài tập nhẹ nhàng trong giai đoạn này có thể giúp xương, khớp linh hoạt hơn. Thêm vào đó, tập thể dục với cường độ phù hợp có khả năng nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, từ đó góp phần thúc đẩy dây chằng bả vai mau chóng bình phục.
Lưu ý chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống khoa học có khả năng hỗ trợ cơ thể chống đỡ tình trạng mỏi mệt do các cơn đau nhức ở bả vai hoành hành. Mặt khác, cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cũng sẽ đẩy nhanh quá trình chữa lành tình trạng tổn thương dây chằng bả vai.
Cẩn thận khi dùng thuốc giảm đau
“Uống thuốc khi bị đau” là quan niệm của hầu hết người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay không ít nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe của thận, dạ dày và gan có nguy cơ tổn hại nghiêm trọng nếu:
- Người dùng tiêu thụ một lượng lớn thuốc giảm đau.
- Thuốc được sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Do đó, nếu bạn muốn dùng thuốc để đẩy lui các cơn đau nhức khó chịu, hãy đảm bảo tuân theo đúng chỉ định của các chuyên gia trên nhãn dán của lọ thuốc.
Chữa giãn dây chằng bả vai không cần thuốc
Thực tế, những phương pháp được liệt kê bên trên chỉ phù hợp với tình trạng dây chằng giãn nhẹ. Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi biến chứng đã xảy ra, người bệnh cần kết hợp các biện pháp này với một hoặc nhiều lựa chọn điều trị đặc hiệu hơn.
Sau hơn 15 năm hoạt động, Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống tự hào đã giúp hàng chục nghìn bệnh nhân chấm dứt các cơn đau nhức khó tả liên quan đến vấn đề ở cơ xương khớp, bao gồm cả giãn dây chằng bả vai. Đặc biệt, những giải pháp điều trị tại đây đều không cần dùng đến thuốc giảm đau hay phẫu thuật.
Vì giãn dây chằng ở bả vai là một dạng chấn thương mô mềm nên bác sĩ ACC sẽ đề xuất hướng điều trị như sau:
Giảm đau bằng sóng xung kích Shockwave
Trong liệu pháp này, các bác sĩ ở phòng khám ACC sẽ sử dụng một loại sóng âm năng lượng cao tác động sâu vào vị trí tổn thương của dây chằng. Từ đây, sóng xung kích sẽ tạo ra tác động cục bộ bằng cách tương tác với các mô, đồng thời đẩy mạnh quá trình tổng hợp procollagen, giúp những thương tổn ở dây chằng mau chóng hồi phục.
Như vậy, các cơn đau nhức khó tả do giãn dây chằng mang lại có thể dần dần thuyên giảm và biến mất hoàn toàn.
Trị liệu với tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV
Với bước sóng rộng và cường độ mạnh, tia laser thế hệ IV có khả năng thâm nhập diện rộng ở khu vực chấn thương, sau đó kích thích quá trình tái tạo mô bằng cách tăng cường sản xuất ATP tại đây. Từ đó, thương tổn ở dây chằng sẽ mau chóng được chữa lành, tình trạng đau nhức cũng sớm chấm dứt.
Trị liệu Thần kinh Cột sống điều trị biến chứng liên quan đến cấu trúc xương khớp
Trong trường hợp những biến chứng như trật khớp, thoái hóa khớp vai hay thoát vị đĩa đệm phát sinh, người bệnh sẽ cần áp dụng thêm Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) để khắc phục. Ở những quốc gia có nền y tế phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Pháp,… giải pháp này được đánh giá rất cao không chỉ về mức độ hiệu quả mà còn cả tính an toàn.
Cơ chế hoạt động của liệu pháp trên đề cập đến việc điều chỉnh lại cấu trúc xương khớp bị sai lệch quay về vị trí cấu tạo sinh lý ban đầu, từ đó giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh xung quanh gây đau, đồng thời góp phần kích thích cơ chế làm lành tổn thương của cơ thể diễn ra nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm: Phương pháp Chiropractic và những điều bạn nên biết
Như vậy, các cơn đau nhức cũng như nguyên nhân gây đau sẽ được loại bỏ hoàn toàn mà không cần đến thuốc hay phẫu thuật.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, để đem lại hiệu quả như mong đợi, Trị liệu Thần kinh Cột sống nhất định phải được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản và có chuyên môn cao. Nguyên nhân là do chỉ có họ mới xác định đúng vị trí cần tác động, đồng thời kiểm soát tốt lực tay dùng để nắn chỉnh sao cho phù hợp và an toàn nhất.
Với đội ngũ bác sĩ Thần kinh Cột sống 100% người nước ngoài, cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến, ACC tự hào có thể đem lại dịch vụ điều trị tốt nhất cho hàng nghìn người bệnh, giúp họ sớm tìm lại niềm vui cuộc sống. Bên cạnh đó, đây còn là phòng khám chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống đầu tiên được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép hoạt động.
Nhìn chung, hầu hết tình trạng giãn dây chằng bả vai có thể nhanh chóng lành nếu người bệnh biết cách tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau nhức trở nặng hoặc biến chứng nguy hiểm có dấu hiệu phát sinh, hãy liên hệ đến chi nhánh phòng khám ACC gần nhất để được tư vấn và điều trị an toàn, hiệu quả và kịp thời nhé.