Lịch sử Khoa Thần Kinh Cột Sống có thể truy tìm từ thời kỳ đầu tiên của lịch sử con người.
Các bài viết tiếng Trung Quốc và Hi Lạp từ năm 2700 và 1500 trước công nguyên đã nói về thủ thuật thần kinh cột sống và xoa bóp chi dưới để làm dịu cơn đau lưng. Hippocrates, một y sĩ Hi Lạp sống từ 460 tới 357 trước công nguyên cũng viết chi tiết về tầm quan trọng của việc chăm sóc thần kinh cột sống. Trong một bài viết ông tuyên bố, “Phải có kiến thức về cột sống, vì đây là điều cần phải có để chữa nhiều thứ bệnh”.
Ở Mỹ, thực hành thủ thuật Thần Kinh Cột Sống bắt đầu phát triển mạnh vào cuối thế kỷ 19. Năm 1895, Daniel David Palmer thành lập ngành Thần Kinh Cột Sống ở Davenport, Iowa. Palmer Palmer nổi tiếng về bài viết trong các tập san y học và có kiến thức rộng về những phát triển đang xảy ra khắp thế giới về giải phẫu học và sinh lý học. Năm 1897, Daniel David Palmer thành lập trường Thần Kinh Cột Sống Palmer, trường đại học này tiếp tục là một trường nổi tiếng về Thần Kinh Cột Sống tại Mỹ.
Trong thế kỷ 20 các Bác sĩ Khoa Thần Kinh Cột Sống được luật pháp thừa nhận ở 50 tiểu bang. Khoa tiếp tục được công nhận và tôn trọng ở Mỹ, đã dẫn tới sự ủng hộ càng ngày càng tăng ở khắp thế giới. Các nghiên cứu từ khắp thế giới với kết quả không ngờ đã làm thay đổi, và định hình nhận thức về sự chăm sóc thần kinh cột sống một cách tích cực. Báo cáo Thần Kinh Cột Sống ở New Zealand năm 1979 đã mạnh mẽ ủng hộ hiệu quả của sự chăm sóc thần kinh cột sống và kêu gọi sự hợp tác y khoa với ngành Thần Kinh Cột Sống. Năm 1993 cuộc nghiên cứu của Manga ở Canada khảo sát hiệu quả chi phí của phương pháp chăm sóc Thần Kinh Cột Sống là cao hơn hẳn các phương pháp điều trị khác. Kết quả cuộc nghiên cứu này kết luận sự chăm sóc thần kinh cột sống đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đô la hàng năm phải chi trả vì mất khả năng lao động và các chi phí y tế trực tiếp.
Các bác sĩ Khoa Thần Kinh Cột Sống đã đi tiên phong trong ngành chăm sóc sức khỏe không xâm lấn (non-invasive) và căn cứ vào phương pháp khoa học để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Sự tiếp tục nghiên cứu tận tâm về Khoa Thần Kinh Cột Sống có thể dẫn tới nhiều khám phá hơn nữa trong việc phòng và chống bệnh tật trong tương lai.
1. Đào tạo các Bác sĩ ngành Thần Kinh Cột Sống
Các Bác sĩ Thần Kinh Cột Sống phải hoàn tất bốn năm tại một trường Đại học Thần Kinh Cột Sống được công nhận. Chương trình học bao gồm tối thiểu 4200 giờ học tại lớp, phòng thí nghiệm và kinh nghiệm lâm sàng. Gần 555 giờ học về các kỹ thuật điều chỉnh và phân tích cột sống. Ở các trường y khác, huấn luyện thành thạo các thủ thuật thường không bắt buộc hoặc không có. Hội Đồng Khoa Giáo Dục Thần Kinh Cột Sống đòi hỏi sinh viên phải có 90 giờ học tập trung vào khoa học ở các khóa sau đại học.
Những người có ý định trở thành bác sĩ thần kinh cột sống cũng phải vượt qua kỳ thi quốc gia và các kỳ thi của bang mà thí sinh đó muốn hành nghề y khoa. Cá nhân đó cũng phải có đủ mọi giấy phép bang đòi hỏi để thành một bác sĩ thần kinh cột sống.
Một sinh viên học để trở thành Bác sĩ Thần Kinh Cột Sống nhận được sự giáo dục về Khoa học cơ bản, Khoa học lâm sàng và những môn học y tế liên quan. Mục đích của ngành Thần Kinh Cột Sống cơ bản là cung cấp một kiến thức sâu về cấu trúc và chức năng của cơ thể khi khỏe mạnh và khi bệnh tật. Chương trình học gồm có huấn luyện về Khoa học Y khoa cơ bản, bao gồm giải phẫu học mổ xẻ con người, Sinh lý học và Hóa sinh. Chương trình huấn luyện thấu đáo bao gồm nhiều cuộc chẩn đoán khác nhau, kỹ thuật quang tuyến và kỹ thuật liệu pháp. Vì thế một Bác sĩ khoa thần kinh cột sống có thể chẩn đoán và điều trị bệnh nhân, điều này làm cho họ khác với nhà Vật lý trị liệu không có chức danh bác sĩ. Theo Hội Đồng Khoa Thần Kinh Cột Sống, các bác sĩ Khoa Thần Kinh Cột Sống được huấn luyện trở thành một Nhà Chăm sóc Y tế Chủ yếu (Primary Care Provider).
2. Bác Sĩ Thần Kinh Cột Sống là ai?
Chức danh đúng của một Bác sĩ Thần Kinh Cột Sống là “Bác sĩ” như một Bác sĩ y khoa đối với ngành y tế và trong đa số các bang. Các từ chức danh nghề nghiệp viết tắt D.C có nghĩa là Bác sĩ Thần Kinh Cột Sống (Doctor of Chiropractic). Hiệp Hội Thần Kinh Cột Sống Mỹ (ACA) công bố trong Chính Sách Y Tế Công Cộng rằng Bác sĩ Thần Kinh Cột Sống được gọi là Bác sĩ Y khoa.
3. Triết lý ngành Thần Kinh Cột Sống
Ngành Thần Kinh Cột Sống cơ bản tin vào cách chữa bệnh cổ truyền (conservative). Các Bác sĩ Thần Kinh Cột Sống tin tưởng khả năng tự chữa bệnh của cơ thể con người không cần dùng thuốc hay giải phẫu. Họ quan tâm tới cơ chế sinh học, cấu trúc và chức năng của cột sống, ảnh hưởng của nó đối với hệ thần kinh và cơ xương và vai trò của nó đối với sự vận hành bình thường của hệ thống trong sự gìn giữ và phục hồi sức khỏe. Bác sĩ Thần Kinh Cột Sống là người tham gia vào điều trị và phòng chống bệnh tật, và cũng là người giúp tăng cường sức khỏe cộng đồng và sự phục hồi của bệnh nhân.
4. Lãnh vực điều trị
Các Bác sĩ Thần Kinh Cột Sống thường điều trị bệnh nhân thần-kinh cơ-xương như nhức đầu, đau khớp, đau cổ, đau thắt lưng, thần kinh tọa. Các bác sĩ Thần Kinh Cột Sống cũng điều trị viêm khớp, các bệnh về đĩa đệm cột sống, triệu chứng đau thần kinh ngoại vi (carpal tunnel syndrome), đau dây chằng, bong gân và đau bắp thịt. Tuy nhiên lãnh vực điều trị không chỉ giới hạn trong các rối loạn về thần-kinh cơ-xương. Những Bác sĩ Thần Kinh Cột Sống được huấn luyện để điều trị nhiều tình trạng bệnh tật khác như: dị ứng, suyễn, rối loạn tiêu hóa, viêm tai giữa (không mủ) và những bệnh tật khác đang được nghiên cứu.
— Phòng khám ACC – Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống —
Bài viết liên quan: