Hẹp khe khớp gối nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động và có rủi ro phát sinh biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hẹp khe khớp gối cho bạn theo dõi để tiếp cận phương pháp chữa trị kịp thời.
- 1. Hẹp khe khớp gối là gì?
- 2. Phân loại hẹp khe khớp gối theo mức độ
- 3. Nhận biết triệu chứng hẹp khớp gối
- 4. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây hẹp khe khớp gối
- 5. Hẹp khe khớp gối có nguy hiểm không?
- 6. Chẩn đoán hẹp khe khớp gối bằng cách nào?
- 7. Cách điều trị hẹp khe khớp gối
- 8. Làm thế nào để phòng ngừa hẹp khe khớp gối?
1. Hẹp khe khớp gối là gì?
Hẹp khe khớp gối là tình trạng lớp sụn bao bọc các đầu xương bị bào mòn theo thời gian, khiến khoảng không gian bên trong khớp bị thu hẹp. Từ đó, khớp khó cử động tự do, gây đau nhức, cứng khớp và thậm chí mất khả năng vận động.
Hẹp khe khớp đầu gối cũng được xem là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối, bên cạnh sự xuất hiện của các gai xương.
2. Phân loại hẹp khe khớp gối theo mức độ
Mức độ hẹp khe khớp gối được đánh giá dựa trên mức độ thoái hóa khớp theo thang điểm Kellgren-Lawrence. Mỗi cấp độ sẽ được xác định dựa trên tỷ lệ trượt đốt sống thông qua phim chụp X quang có trọng lượng. Cụ thể:
- 0: Khe khớp không có dấu hiệu bất thường.
- 1: Có một thay đổi bất thường trong khe khớp.
- 2: Khe khớp thay đổi không đáng kể, chủ yếu xuất hiện gai xương.
- 3: Khe khớp thay đổi vừa phải với nhiều gai xương, kèm hiện tượng khe khớp bị thu hẹp.
- 4: Khe khớp thay đổi nghiêm trọng với sự thu hẹp đáng kể, xuất hiện gai xương kích thước lớn với đầu xương biến dạng rõ.
3. Nhận biết triệu chứng hẹp khớp gối
Dấu hiệu nhận biết của tình trạng hẹp khe khớp gối được thể hiện qua các triệu chứng:
- Đau khớp âm ỉ, tăng dần khi vận động hoặc thay đổi tư thế.
- Người bệnh gặp khó khăn khi thay đổi tư thế đột ngột, lên xuống cầu thang hoặc ngồi xổm.
- Hẹp khe khớp xuất hiện gai xương nhiều có thể gây biến dạng khớp gối. Người bệnh cũng dễ dàng sờ thấy các gai khớp gối.
- Cứng khớp vào buổi sáng và thường biến mất trong vòng 30 phút.
- Xuất hiện âm thanh lạ mỗi khi vận động.
Người bị gai khớp gối có thể gặp nhiều khó khăn trong việc vận động chi dưới, từ đó gây cản trở trong công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến vấn đề gai khớp gối có thể ảnh hưởng như thế…
4. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây hẹp khe khớp gối
Nguyên nhân hẹp khớp gối xuất phát chủ yếu do sự mòn và bong tróc lớp sụn bao bên ngoài đầu xương (sụn khớp) do lão hóa hoặc chấn thương nghiêm trọng. Lúc này phần xương dưới sụn sẽ bị lộ, dẫn đến cọ xát với đầu xương gần kề khi vận động, khiến người bệnh cảm giác đau, nhức, thậm chí mất khả năng cử động.
Bên cạnh đó, tình trạng khe khớp gối bị hẹp có nhiều nguy cơ xảy ra do các yếu tố:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao, sụn xương càng bị bào mòn nhiều, nên dễ hẹp khe khớp hơn.
- Thói quen sinh hoạt: Người thường xuyên vận động tay chân, hoặc làm công việc hoạt động chân lặp đi lặp lại thời gian dài có thể gây ra tổn thương và thoái hóa khớp.
- Thừa cân: Tình trạng này sẽ tạo áp lực quá mức lên các khớp, về lâu dài dễ dẫn đến thoái hóa.
5. Hẹp khe khớp gối có nguy hiểm không?
Không chỉ là dấu hiệu cảnh báo của bệnh thoái hóa khớp, trong nhiều trường hợp, hẹp khe khớp gối cũng có thể là biểu hiện sớm của bệnh viêm khớp (phổ biến là viêm khớp dạng thấp). Hơn hết, nếu người bệnh hẹp khớp gối không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như mất chức năng vận động đầu gối, hoại tử xương, chảy máu gần khớp.
6. Chẩn đoán hẹp khe khớp gối bằng cách nào?
Để chẩn đoán tình trạng trượt đốt sống, người bệnh sẽ được khám lâm sàng kết hợp thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cần thiết.
6.1 Khám lâm sàng
Bác sĩ tiến hành khám sức khỏe, hỏi bệnh nhân về mức độ đau nhức, triệu chứng kèm theo, tiền sử bệnh lý, chấn thương (nếu có)… nhằm đưa ra đánh giá tổng quát ban đầu. Sau đó thao tác sờ nắn khớp để kiểm tra triệu chứng và khả năng linh hoạt khi cử động.
6.2 Chẩn đoán hình ảnh
Nhằm đưa ra kết luận chính xác nhất về mức độ hẹp khe khớp gối, bác sĩ sẽ chỉ định:
- Chụp X-quang: Giúp bác sĩ nhìn thấy mức độ thu hẹp khớp gối và các dấu hiệu bất thường như lệch khớp, gai xương, gãy xương… X-quang là một cận lâm sàng không xâm lấn, cho kết quả nhanh chóng, nên được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán hẹp khớp gối.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để thu thập rõ nét hình ảnh hai hoặc ba chiều về cấu trúc bên trong đầu gối. Qua đó giúp bác sĩ quan sát chi tiết về mô, khớp và xương chính xác hơn.
- Siêu âm: Đầu dò siêu âm sẽ gửi sóng âm thanh vào cấu trúc khớp và cho ra hình ảnh mô phỏng chi tiết cấu trúc bên trong, hỗ trợ phát hiện các tổn thương màng hoạt dịch khớp.
7. Cách điều trị hẹp khe khớp gối
Phần lớn người bệnh hẹp khe khớp ở đầu gối có thể điều trị thông qua các phương pháp sau:
7.1 Điều trị không dùng thuốc
Bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng và làm chậm tiến triển khe khớp gối bị thu hẹp, thông qua các phương pháp không dùng thuốc sau:
- Giảm cân (nếu bị thừa cân): Giúp giảm áp lực lên khớp gối, từ đó giảm đau và ngăn ngừa thoái hóa thêm.
- Vật lý trị liệu: Là lựa chọn điều trị được ưu tiên, nhằm tăng cường sức mạnh cơ xung quanh khớp gối, cải thiện khả năng vận động và giảm đau. Tùy theo tình trạng và mức độ hẹp khớp, bác sĩ sẽ khuyến nghị người bệnh thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, giúp kéo giãn cơ thể và không gây áp lực cho khớp.
- Thủy liệu pháp: Đây là liệu pháp vật lý phù hợp những người bị hẹp khe khớp gối do viêm khớp mức độ nặng. Các bài tập trong nước (bơi lội, đi bộ dưới nước) sẽ giúp giảm trọng lực tác động lên khớp, hỗ trợ thư giãn cơ bắp và giảm phù nề, sưng tấy.
- Sửa tư thế người cho đúng: Người bệnh nên chủ động bảo vệ khớp gối bằng cách duy trì tư thế đúng, không nên nâng vật nặng hoặc thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại gây căng thẳng và áp lực cho khớp.
- Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic: Nắn chỉnh các khớp xương để giải phóng chèn ép lên khớp gối, giúp khôi phục cấu trúc khớp tự nhiên, từ đó chữa lành cơn đau tận gốc, ngăn ngừa tái phát.
>>> Gợi ý: Top các bài tập chữa đau khớp gối tại nhà hiệu quả
7.2 Điều trị dùng thuốc
Để giảm đau tạm thời do hẹp khe khớp gây ra, người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) hoặc tiêm Cortisone. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định tiêm chất nhờn vào khớp gối (thường là các chế phẩm acid hyaluronic), để bổ sung chất nhờn, giúp bôi trơn và giảm ma sát trong khớp.
Lưu ý: Người bệnh nên đến bác sĩ thăm khám kỹ càng để có chỉ định điều trị phù hợp và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Uống thuốc đau nhức xương khớp bị tác dụng phụ là tình trạng khá phổ biến, nếu lạm dụng trong thời gian dài còn dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Nhiều bệnh nhân đi khám ở phòng khám ACC chia sẻ, cứ thấy đau nhức xương…
7.3 Phẫu thuật ngoại khoa
Phẫu thuật sẽ được chỉ định cuối cùng trong trường hợp các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả. Trong đó nội soi khớp gối được ưu tiên thực hiện bởi ít xâm lấn, thời gian phục hồi nhanh. Trường hợp hẹp khe khớp gối nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định thay khớp giúp tái tạo bề mặt các đầu xương đùi, ống chân.
Nhìn chung, những cách trên mặc dù giúp giảm đau đớn cho bệnh nhân nhưng hiệu quả lại không lâu dài, vẫn có thể tái phát. Để điều trị hẹp khe khớp gối an toàn, giảm đau, tăng cường khả năng vận động tối ưu, người bệnh nên ưu tiên các phương pháp bảo tồn không xâm lấn, không dùng thuốc.
>>> Có thể bạn chưa biết: Những rủi ro khi phẫu thuật thay khớp gối bạn không nên bỏ qua
Nổi bật hiện nay là phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống, được phòng khám ACC áp dụng nhiều năm qua, thành công giúp nhiều người bệnh có chuyển biến tích cực. Các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống giàu kinh nghiệm tại ACC thao tác nắn chỉnh với lực nhẹ nhàng, chuẩn xác, giúp khớp gối bị lệch về đúng vị trí và khôi phục lại trạng thái tự nhiên như ban đầu, xoa dịu cơn đau hiệu quả.
Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa, có thể kết hợp với những phương pháp khác như:
- Chỉnh hình bàn chân: Cách này giúp định hình lại cấu trúc bàn chân, tạo cân bằng ở khớp gối.
- Chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV và sóng xung kích Shockwave: Giúp tác động đến các điểm đau, thúc đẩy quá trình tái tạo mô và tế bào sụn khớp, giảm chứng sưng viêm và rút ngắn thời gian bình phục.
- Bổ sung khoáng chất Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM, các chất khoáng, vitamin để phục hồi sụn và các mô mềm bị tổn thương.
- Tư vấn các phương pháp luyện tập cũng như phương pháp sống khoa học để duy trì sức khỏe lâu dài.
>> Liên hệ ngay ACC để được thăm khám với các bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống giúp chữa lành cơn đau hẹp khe khớp gối!
8. Làm thế nào để phòng ngừa hẹp khe khớp gối?
Để bảo vệ khớp gối khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ hẹp khe khớp, bạn có thể thực hiện theo những gợi ý dưới đây:
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ để tăng cường sức mạnh cơ và bảo vệ khớp.
- Duy trì cân nặng hợp lý nhằm giảm bớt căng thẳng dồn lên khớp gối, ngăn ngừa tổn thương sụn.
- Hạn chế ngồi xổm hay đứng quá lâu để giảm bớt áp lực lên khớp gối.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin D và omega-3 (như cá hồi, hạt chia, rau xanh) để tăng cường sức khỏe xương và sụn.
- Kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở khớp để điều trị kịp thời.
- Sử dụng giày dép có kích cỡ phù hợp và nên đeo băng gối hoặc nẹp khi cần thiết để tránh gây tổn thương khớp gối.
Hẹp khe khớp gối là dấu hiệu điển hình của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, khó có thể phòng ngừa nếu là biểu hiện sớm của bệnh viêm khớp. Chính vì vậy, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường ở đầu gối, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để tiếp cận đúng phương pháp điều trị và chữa dứt điểm trước khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
>>> Tìm hiểu thêm: Viêm khớp gối là gì? Nguyên nhân và các biện pháp chữa trị Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trật khớp gối Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và liệu pháp điều trị