Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi lớn, trong đó có những thay đổi gây ra cảm giác đau nhức khó chịu. Một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải là đau xương cụt. Vậy vì sao đau xương cụt khi mang thai và làm thế nào để khắc phục tình trạng này an toàn, hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Đau xương cụt khi mang thai biểu hiện như thế nào?
Đau xương cụt khi mang thai là tình trạng mẹ bầu cảm thấy hơi nhói hoặc đau nhức ở vùng hông và mông. Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị đau xương cụt đó là:
- Cơn đau từ vùng hông hoặc mông có thể lan xuống cả vùng háng, 2 bắp chân, đầu gối và mắt cá chân.
- Cảm giác đau liên tục ở hông hoặc đau lưng dưới.
- Cảm giác đau thường bắt nguồn từ một điểm rồi lan rộng ra xung quanh và thường trở nặng vào ban đêm.
- Mức độ của cơn đau sẽ tăng dần ở khu vực gần cuối cột sống.
- Cơn đau có thể xuất hiện khi mẹ bầu đứng dậy, uốn người hoặc khi bắt đầu đi bộ.
Đau vùng xương cụt khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
2. Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau xương cụt
Những dấu hiệu mà bà bầu bị đau xương cụt kể trên có thể xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:
2.1 Thay đổi hormone trong thai kỳ
Trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ sản xuất hormone Relaxin để làm để làm giãn các dây chằng ở vùng chậu, giúp cơ thể chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, hormone này cũng ảnh hưởng đến các dây chằng ở khu vực gần xương cụt, gây ra cảm giác đau nhức.
2.2 Sự phát triển của thai nhi
Khi thai nhi phát triển lớn hơn, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ, phần đầu của em bé thường chèn vào xương cụt của mẹ. Đây cũng là lý do đau vùng xương cụt khi mang thai. Ngoài ra, khi thai nhi phát triển, cơ thể mẹ bầu có xu hướng thay đổi tư thế, phần lớn trọng lượng được chuyển ra phía trước để cân bằng cơ thể. Điều này làm gia tăng áp lực lên lưng dưới và xương cụt, gây đau xương cụt khi mang thai 3 tháng đầu.
2.3 Tư thế sinh hoạt sai gây căng cứng cơ
Mẹ bầu nếu sinh hoạt sai tư thế, vận động mạnh, đứng hoặc ngồi cùng một tư thế quá lâu có thể dẫn đến tình trạng căng cứng cơ vùng xương chậu, hông. Điều này sẽ gây ra vấn đề đau vùng xương cụt khi mang thai.
2.4 Bà bầu bị đau xương cụt do bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân trên, bà bầu bị đau xương cụt cũng có thể liên quan đến yếu tố bệnh lý. Một số bệnh lý cơ xương khớp, rối loạn chức năng xương mu hay ung thư xương vùng chậu có thể gây ra các đau nhức khó chịu ở vùng xương cụt của mẹ bầu.
Bà bầu bị đau xương cụt cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý.
3. Bà bầu nên làm gì để giảm đau xương cụt?
Đau xương cụt thường gặp vào cuối tam cá nguyệt thứ hai (tháng thứ 6) và tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ) khiến nhiều mẹ gặp khó khăn khi sinh hoạt. Để giảm đau, mẹ bầu có thể tham khảo các biện pháp sau đây:
- Điều chỉnh tư thế trong sinh hoạt: Mẹ bầu nên hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế và tránh vận động mạnh. Khi ngồi, hãy chọn ghế có tựa lưng và đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng dưới để hỗ trợ cột sống. Mẹ bầu cũng nên thường xuyên thay đổi tư thế, đứng dậy và di chuyển nhẹ nhàng để tránh căng cơ.
- Nằm nghiêng khi ngủ: Đây là cách giảm đau xương cụt khi mang thai mà mẹ bầu có thể áp dụng. Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng người sang một bên để làm giảm áp lực lên xương cụt và cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu.
- Sử dụng gối cho bà bầu: Gối ngồi hoặc gối ôm dành cho bà bầu có thể giúp giữ cố định cơ thể để giảm bớt áp lực lên xương cụt, từ đó xua tan các triệu chứng đau xương cụt khi mang thai. Theo đó, mẹ bầu nên sử dụng gối tròn, đệm hình nêm có khoét lỗ cho vùng xương cụt khi ngồi hoặc đặt chiếc gối mềm giữa hai chân khi ngủ để thoải mái hơn.
- Chườm đá/chườm nóng: Khi mang bầu bị đau xương cụt, bạn có thể thực hiện chườm nóng bằng cách dùng túi nhiệt hoặc chườm lạnh với túi đá đặt lên vùng bị đau để giúp giảm sưng đau, khó chịu.
Mẹ bầu có thể dùng túi chườm nóng hoặc lạnh để giảm các cơn đau xương cụt khi mang thai.
Lưu ý: Mẹ bầu không tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
4. Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng chữa đau xương cụt hiệu quả tối ưu
Nếu nhận thấy đau liên tục không thể thực hiện các hoạt động bình thường, hoặc đau trở nặng sau khi ngồi lâu, nâng vật nặng, leo cầu thang,… dù đã thực hiện các biện pháp kể trên. Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Theo đó, các chuyên gia khuyên rằng tập vật lý trị liệu là một cách giảm đau xương cụt khi mang thai hiệu quả và an toàn. Mục tiêu của phương pháp này là cải thiện sự linh hoạt và sức mạnh của cơ vùng lưng dưới, hông và sàn chậu, từ đó giảm bớt áp lực lên xương cụt và cột sống. Ngoài ra, các bài tập vật lý trị liệu tập trung vào việc kéo giãn và thư giãn cơ, giúp tăng cường khả năng chịu đựng của cơ lưng và hông để hỗ trợ trọng lượng của em bé trong khi mang thai.
Đặc biệt, nếu được thực hiện đúng phương pháp, các bài tập vật lý trị liệu không chỉ giảm đau vùng xương cụt khi mang thai, mà còn hỗ trợ sức khỏe tổng thể, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh nở.
Tại ACC, tùy tình trạng bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu kết hợp với phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic. Phương pháp này sẽ kịp thời điều chỉnh xương khớp bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng nhằm đưa các cột sống sai lệch về vị trí tự nhiên, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh. Từ đó giảm dần và chấm dứt hẳn triệu chứng đau xương cụt khi mang thai.
Bác sĩ Erik W. Waardenburg đang kiểm tra tình hình sức khỏe để điều trị cho thai phụ.
Đối với các bài tập vật lý trị liệu luôn có bác sĩ hoặc chuyên gia theo dõi sát sao quá trình tập luyện. Qua đó giúp mẹ bầu thực hiện đúng tư thế để làm giảm các cơn đau nhức, nâng tầm vận động để mẹ bầu có thể thoải mái sinh hoạt như bình thường.
Ngoài ra, ACC còn trang bị các loại máy móc Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng hiện đại, chuẩn quốc tế như sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS,… cho những bệnh nhân mức độ nặng.
Đặc biệt, ACC với phòng điều trị riêng tư, cơ sở vật chất hiện đại, bác sĩ và nhân viên hướng dẫn tận tình sẽ mang đến những trải nghiệm thoải mái nhất cho mẹ bầu. Hơn nữa, bác sĩ còn tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp mẹ giảm tình trạng sinh khó đồng thời mau chóng lấy lại sức khỏe sau khi sinh hiệu quả.
>> Đừng để các cơn đau xương cụt ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ của bạn, liên hệ ACC để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phác đồ điều trị phù hợp!
5. Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp liên quan đến các vấn đề đau xương cụt khi mang thai mà mẹ bầu nên biết:
5.1 Mang bầu bị đau xương cụt khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Mẹ bầu nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu gặp bất kỳ các triệu chứng nào sau đây: Đau hoặc sưng đột ngột và dữ dội ở vùng lưng dưới; cảm giác ngứa ran, tê hoặc yếu ở một trong hai chân; táo bón kéo dài hơn vài ngày; đi tiểu/ đại tiện không kiểm soát.
Mẹ bầu nên sớm đến thăm khám với bác sĩ nếu cảm thấy đau dữ dội, tê hoặc yếu chân,…
5.2 Có thể thực hiện các bài tập cơ sàn chậu để cải thiện đau xương cụt không?
Việc thực hiện các bài tập thư giãn sàn chậu cũng có thể giúp làm giảm cơn đau xương cụt. Theo đó, mẹ bầu có thể thực hiện tư thế em bé như sau:
- Đầu tiên, mẹ bầu quỳ trên một tấm thảm yoga có đệm.
- Tiếp theo, mở rộng đầu gối và ngồi trên gót chân.
- Sau đó, trượt cánh tay và cơ thể của bạn về phía trước xa nhất có thể, với đầu hướng xuống sàn.
- Để tác động vào sàn chậu, mẹ bầu hãy hít thở chậm và sâu bằng bụng. Đồng thời, giữ căng trong 30 giây đến 1 phút.
5.3 Đau xương cụt có cải thiện sau khi sinh không?
Đau xương cụt thường sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng mất ổn định do dây chằng mềm và chấn thương khi sinh có thể dẫn đến đau xương chậu dai dẳng và rối loạn chức năng sàn chậu. Do đó, nếu cơn đau vùng xương cụt vẫn tiếp diễn sau sinh, bạn nên sớm đến thăm khám với bác sĩ để được đánh giá và điều trị thêm.
Mặc dù đau xương cụt khi mang thai có thể gây nhiều khó chịu, nhưng nếu biết chăm sóc và áp dụng các phương pháp giảm đau hiệu quả, mẹ bầu hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này. Theo đó, mẹ bầu nên thay đổi thói quen sinh hoạt, luôn theo dõi cơ thể và sớm tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ nếu cần thiết, để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ luôn khỏe mạnh!
>>> Xem thêm: Đau xương cụt sau sinh do đâu và cách điều trị hiệu quả Vì sao mẹ bầu hay bị đau lưng khi mang thai? Những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị đau mỏi vai gáy