Mang thai là một giai đoạn tuyệt vời nhưng cũng đầy thử thách cho cơ thể của người phụ nữ. Trong thời gian này, nhiều mẹ gặp phải tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai, gây đau đớn và khó chịu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách giảm đau thần kinh tọa ở bà bầu là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
- 1. Đau thần kinh tọa khi mang thai là như thế nào?
- 2. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa khi mang thai
- 3. Bà bầu bị đau thần kinh tọa có những biểu hiện gì?
- 4. Đau thần kinh tọa khi mang thai nguy hiểm không?
- 5. Bà bầu nên làm gì khi bị đau dây thần kinh tọa?
- 6. Cách giảm đau thần kinh tọa ở bà bầu an toàn, hiệu quả tối ưu
1. Đau thần kinh tọa khi mang thai là như thế nào?
Đau dây thần kinh tọa khi mang thai là tình trạng thai phụ cảm thấy đau, nhức hoặc tê từ vùng thắt lưng hoặc có thể lan xuống mông, đùi, cẳng chân, thậm chí là bàn chân. Ngoài ra, đau thần kinh tọa có thể biểu hiện của một số bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, hẹp ống sống.
Đa phần bà bầu bị đau thần kinh tọa trong tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ), do em bé ngày càng tăng lên về cân nặng và kích thước. Trường hợp đau thần kinh tọa khi mang thai 3 tháng đầu có thể xuất hiện ở những người trẻ hoặc mang thai lần đầu, nhưng thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Chỉ một số ít trường hợp có thể kéo dài dai dẳng đến hết thai kỳ hoặc lâu hơn sau sinh.
Đau thần kinh tọa khi mang thai là tình trạng không quá hiếm gặp đối với các mẹ bầu.
2. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa khi mang thai
Các bà bầu bị đau thần kinh tọa có thể do những nguyên nhân như:
2.1 Cân nặng tăng nhanh và nhiều
Khi mang thai, cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng cao và nhanh. Đồng thời, tình trạng cơ thể bị giữ nước cũng làm tăng áp lực tác động lên các dây thần kinh tọa vùng xương chậu và gây ra đau thần kinh tọa.
2.2 Trọng tâm của cơ thể thay đổi
Thời điểm mang thai cũng là lúc trọng tâm cơ thể của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Điển hình là tăng kích thước ngực và bụng, làm cơ thể bị đổ dồn về phía trước. Điều này dẫn đến làm tăng độ cong của cột sống, khiến các nhóm cơ vùng chân, hông phải càng co chặt để cân bằng trọng tâm cơ thể. Từ đó chèn ép lên dây thần kinh gây ra tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai.
2.3 Tử cung của mẹ bầu mở rộng
Em bé trong bụng mẹ càng lớn dần thì tử cung càng mở rộng, đè ép lên các dây thần kinh tọa ở vùng chậu và phần dưới của cột sống, dễ gây ra những cơn đau khó chịu.
2.4 Tư thế nằm của thai nhi
Tư thế nằm của thai nhi cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa khi mang thai. Theo đó, phần đầu thai nhi khi xoay mình sang tư thế chuẩn bị sinh có thể đè trực tiếp lên dây thần kinh. Điều này dẫn đến tình trạng đau tại vùng lưng, bụng, mông và chân của mẹ bầu.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau thần kinh tọa có thể là do tư thế nằm của thai nhi.
2.5 Một số bệnh lý khác
Ngoài những yếu tố trên, tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai còn liên quan đến một vài bệnh lý khác. Chẳng hạn như béo phì, bệnh tiểu đường, viêm đĩa đệm, hoặc tổn thương cột sống đều có thể làm tăng nguy cơ mắc đau thần kinh tọa. Đặc biệt, đối với mẹ bầu có những bệnh lý này, mức độ đau có thể nghiêm trọng hơn so với các mẹ bầu khỏe mạnh, khiến việc điều trị và quản lý cơn đau trở nên khó khăn hơn.
3. Bà bầu bị đau thần kinh tọa có những biểu hiện gì?
Đau dây thần kinh tọa khi mang thai thường có những biểu hiện như sau:
- Mẹ bầu có cảm giác ngứa ran, châm chích và nóng rát vùng mông, chân.
- Cơn đau âm ỉ dọc theo dây thần kinh, từ mông đến đùi, bắp chân rồi bàn chân.
- Một số mẹ bầu có thể chỉ bị đau lưng dưới.
- Cảm thấy đau buốt, tê bì hoặc mất cảm giác, yếu sức ở chân.
- Các cơn đau trở nên dữ dội hơn khi bạn ho, hắt hơi hoặc ngồi trong thời gian dài.
- Ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt như di chuyển, ngồi xuống và đứng lên rất khó khăn.
4. Đau thần kinh tọa khi mang thai nguy hiểm không?
Đau dây thần kinh tọa khi mang thai là vấn đề không quá nghiêm trọng, không nguy hiểm tới sức khỏe mẹ và bé. Nếu ở mức độ nhẹ tình trạng này có thể giảm dần sau sinh. Tuy nhiên, đau thần kinh tọa khi mang thai có thể gây khó chịu và bất tiện cho mẹ bầu trong sinh hoạt. Chẳng hạn như đau lưng nghiêm trọng về đêm, trở nặng khi đứng hoặc ngồi quá lâu, khi thực hiện các hoạt động đột ngột như hắt hơi, cười, ho, ngửa người phía sau.
5. Bà bầu nên làm gì khi bị đau dây thần kinh tọa?
Để giảm thiểu cơn đau và cải thiện phần nào tình trạng đau dây thần kinh tọa khi mang thai, mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp như:
- Nên nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc nặng: Mẹ bầu nên thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm các công việc nặng hoặc đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột.
- Nằm nghiêng về phía cơ thể không đau: Tư thế này giúp giảm áp lực lên dây thần kinh tọa và hỗ trợ cho cột sống được duy trì ở trạng thái tự nhiên. Khi nằm nghiêng, mẹ bầu nên đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối để duy trì sự thẳng hàng của cột sống và giảm căng thẳng cho vùng lưng dưới.
Khi mẹ bầu nằm nghiêng về phía không đau có thể hạn chế áp lực lên dây thần kinh, nhờ đó giúp giảm đau hiệu quả.
- Chườm nóng/chườm lạnh: Đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhằm cải thiện cơn đau thần kinh tọa khi mang thai. Mẹ bầu có thể dùng một túi đá bọc trong khăn mềm và đặt lên vùng bị đau khoảng 15 phút hoặc sử dụng một túi nhiệt/ một chai nước ấm chườm lên vị trí đau.
- Thường xuyên thay đổi tư thế: Mẹ bầu nên chủ động thay đổi tư thế thường xuyên, ví dụ như chuyển từ ngồi sang đứng hoặc đi lại để cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực lên vùng lưng dưới. Ngoài ra, khi ngồi, mẹ có thể sử dụng một chiếc gối hỗ trợ lưng hoặc chọn ghế có tựa lưng cao để giữ cho cột sống được thẳng sẽ hỗ trợ giảm đau.
- Massage vùng lưng: Cách này sẽ giúp áp lực lên thần kinh, giảm căng thẳng cho cơ lưng và mông, nhờ đó cải thiện cảm giác đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, thai phụ cần lưu ý không được xoa bóp quá nhiều tại khu vực thắt lưng, vì có thể gây ra những cơn co tử cung.
- Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng: Để hỗ trợ cải thiện tính linh hoạt của cột sống, mẹ bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng như các bài tập yoga, đi bộ,… để giúp giảm sự chèn ép lên dây thần kinh.
- Tắm nước nóng dưới vòi hoa sen: Nhiệt độ ấm sẽ giúp làm giãn cơ bắp, cải thiện lưu thông máu, từ đó giảm căng thẳng và đau nhức ở vùng lưng dưới. Khi tắm, mẹ bầu có thể đứng dưới vòi hoa sen với nước ấm chảy trực tiếp lên vùng lưng và hông sẽ giúp xoa dịu cơn đau.
- Bổ sung đầy đủ các loại vitamin: Mẹ bầu có thể bổ sung những loại vitamin B1, B6 và B12 trong bữa ăn thông qua các thực phẩm như sữa, trứng, gan, các loại đậu, hạt,… sẽ hỗ trợ trong việc điều trị đau thần kinh tọa khi mang thai.
- Chú ý kiểm soát cân nặng: Bằng cách kiểm soát cân nặng hợp lý sẽ hạn chế áp lực lên cột sống, giảm thiểu nguy cơ đau thần kinh tọa và giúp mẹ bầu thoải mái hơn trong suốt thai kỳ.
Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ đau thần kinh tọa cho mẹ bầu.
Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
6. Cách giảm đau thần kinh tọa ở bà bầu an toàn, hiệu quả tối ưu
Nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng sau sinh, thai phụ nên nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn cách xử trí phù hợp.
Đến điều trị tại ACC mẹ bầu sẽ được theo dõi sự thay đổi liên tục của cơ thể. Tùy tình trạng mỗi người, bác sĩ sẽ kịp thời điều chỉnh xương khớp với phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng. Qua đó điều chỉnh các vấn đề sai lệch của cột sống, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, giúp triệu chứng đau nhức giảm dần và dứt hẳn.
Đồng thời, liệu trình điều trị tại ACC còn kết hợp vật lý trị liệu với máy móc hiện đại như sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS… giúp rút ngắn tốc độ hồi phục, nâng tầm vận động và mẹ bầu có thể thoải mái sinh hoạt như bình thường.
Bác sĩ Timothy Gallivan đang thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ bầu để xây dựng liệu trình điều trị thích hợp.
Hơn hết, mẹ bầu có thể an tâm khi điều trị đau thần kinh tọa tại ACC, vì những lý do như:
- Đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống, có đầy đủ bằng cấp – chứng chỉ và dày dặn kinh nghiệm. Đảm bảo chẩn đoán đúng nguyên nhân, xây dựng liệu trình điều trị tối ưu, chữa lành các cơn đau thần kinh tọa.
- Tùy theo tình trạng đau thần kinh tọa của thai phụ, bác sĩ sẽ xây dựng liệu trình điều trị chuyên biệt giúp tác động đúng nguyên nhân gây bệnh ngay từ đầu và rút ngắn thời gian chữa trị.
- Bác sĩ ACC còn tận tình hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập phù hợp thai kỳ, giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh khó và mau chóng lấy lại sức khỏe sau sinh.
> Liên hệ ACC ngay để sớm điều trị các cơn đau thần kinh tọa một cách an toàn, lành tính và tận hưởng giai đoạn thai kỳ thoải mái hơn!
Đau thần kinh tọa khi mang thai tuy là một thử thách, nhưng nó hoàn toàn có thể được kiểm soát với những biện pháp khắc phục phù hợp. Bằng cách kết hợp giữa chế độ vận động, dinh dưỡng và nghỉ ngơi đúng cách, mẹ bầu sẽ giảm thiểu cơn đau cũng như bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tốt nhất, bạn hãy luôn lắng nghe cơ thể và tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia nếu cần thiết, để có một thai kỳ an lành và hạnh phúc!
>>> Xem thêm: Bật mí bí mật giúp bạn hết đau thần kinh tọa trong thai kỳ Bị đau lưng khi mang thai do đâu và cách khắc phục hiệu quả Giải đáp bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai có nguy hiểm không?