Đau mu bàn chân là hiện tượng xuất hiện những cơn đau trên mu bàn chân, có thể gây đau nhức, sưng đỏ, khó chịu… mỗi khi cử động, đi lại. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương mà cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm nhưng thường bị xem nhẹ và bỏ qua, chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng nhiều người mới tìm cách chạy chữa.
1. Mu bàn chân nằm ở đâu?
Cấu trúc bàn chân chia làm hai phần, trên và dưới vòm chân. Vòm chân là lõm cong nằm ở lòng bàn chân, còn mu bàn chân nằm trên đỉnh vòm chân. Đây là khoảng giữa từ các ngón chân tới khớp mắt cá chân.
Đau bàn chân là một triệu chứng khá phổ biến với các dạng như đau ngón chân, đau gan bàn chân, đau gót chân, đau lòng bàn chân, mắt cá và đau mu bàn chân. Các bệnh này sẽ khiến người bệnh di chuyển khó nhọc, ảnh hưởng đến chất…
2. Đau mu bàn chân là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Trung tâm Y tế Đại học Maryland cho biết, ước tính khoảng 75% người gặp phải tình trạng đau chân trong suốt cuộc đời, phổ biến nhất là những cơn đau ở mu bàn chân.
Thông thường, tình trạng này khởi phát do một số yếu tố bên ngoài như đi giày quá chật, chấn thương, bong gân… Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, đau mu bàn chân còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Cụ thể:
2.1. Bệnh mạch máu
Viêm tắc động mạch, hội chứng Renaul (co mạch), u cuộn mạch… là những bệnh liên quan đến mạch máu thường có biểu hiện đi kèm là đau mu bàn chân. Đa phần ở giai đoạn đầu, bệnh ít có dấu hiệu bộc phát rõ ràng, cho đến khi ở giai đoạn tiến triển hơn, bệnh nhân mới có cảm giác đau cách hồi (đau khi đi, nghỉ sẽ đỡ đau) hoặc tím tái vùng bàn chân gây cản trở hoạt động.
2.2. Bệnh cơ xương khớp
Bệnh gout: Một trong những biểu hiện thường gặp ở người bệnh gout (gút) là chứng đau mu bàn chân. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận mất khả năng lọc axit uric từ trong máu, từ đó làm cho lượng axit này vượt ngưỡng an toàn. Lúc này, các tinh thể nhỏ của axit uric tích tụ lại tập trung ở khớp, gây viêm sưng và đau đớn cho bệnh nhân.
Thoái hóa khớp: Đây là bệnh mãn tính về xương khớp thường gặp ở những người trên 40 tuổi, nguyên nhân do quá trình thoái hóa tự nhiên, tiền sử chấn thương hoặc do thói quen sinh hoạt sai tư thế cùng cân nặng vượt quá mức… Bệnh có thể gây tổn thương ở bất kỳ khớp xương nào, đặc biệt là các khớp ở bàn chân. Theo đó, khớp ở khu vực bị thoái hóa xuất hiện cơn đau nhức đi kèm cảm giác tê cứng, viêm sưng – nóng – đỏ, khả năng vận động của khớp bị hạn chế.
Viêm khớp dạng thấp: Bệnh lý rối loạn tự miễn gây đau mu bàn chân này có đặc trưng là viêm đối xứng các khớp ngoại vi. Nghĩa là, nếu bất kỳ vị trí nào ở bên trái cơ thể của bạn bị viêm khớp dạng thấp thì khả năng cao vị trí đó bên phải cũng sẽ gặp tình trạng tương tự. Người bệnh không chỉ bị viêm đỏ, đau, xơ cứng và sưng khớp mà còn phải đối mặt với nhiều biến chứng như hạt thấp dưới da, viêm khô kết mạc, viêm cơ tim,… do bệnh làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể (da, mắt, phổi, tim và mạch máu).
> Tìm hiểu thêm về bệnh viêm khớp: XEM TẠI ĐÂY
2.3. Bệnh dây thần kinh
Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh do hội chứng đường hầm hay viêm thần kinh ngoại biên đều là những căn bệnh liên quan đến dây thần kinh, khiến mu bàn chân thường xuyên đau nhức. Đồng thời, tình trạng bệnh này còn đi kèm với tê, dị cảm, cơn đau lan rộng từ mu bàn chân đến khắp ngón chân, về lâu dài dẫn đến yếu và teo cơ.
2.4. Bệnh gân cơ, dây chằng
Một số bệnh lý liên quan đến dây chằng và gân cơ như chấn thương dây chằng chéo; bong gân; đứt, giãn, viêm dây chằng hay viêm cân gan chân… thường gây cảm giác đau nhức nhối hoặc âm ỉ phần mu bàn chân. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có khả năng trở thành mãn tính (tái phát nhiều lần và kéo dài hơn 6 tháng), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người bệnh và cản trở khả năng vận động, đi lại.
2.5. Một số yếu tố khác
Bên cạnh các bệnh lý gây đau mu bàn chân kể trên, tình trạng này còn xuất hiện do một số yếu tố tác động từ bên ngoài như:
- Vận động quá sức.
- Chuyển động sai tư thế gây chấn thương.
- Mang giày không vừa chân hay mang giày gót quá cao.
- Thường xuyên lặp đi lặp lại các thao tác gây căng cơ khớp.
- Chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Xem thêm cách phòng ngừa chấn thương thể thao TẠI ĐÂY.
Đôi khi tác hại của giày cao gót có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý cơ xương khớp ở phụ nữ, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như cuộc sống của họ. Giày cao gót là một phụ kiện thời trang không thể thiếu của…
3. Đau mu bàn chân có nguy hiểm không?
Phần lớn, đau nhức mu bàn chân đều khiến người bệnh phải chịu đựng cảm giác đau đớn, khó chịu và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy vậy, nhiều người lại lơ là, chủ quan, cứ ngỡ đây chỉ là triệu chứng thông thường diễn ra trong một vài ngày rồi hết.
Điều này có thể đúng nếu trước đó người bệnh gặp phải chấn thương ngã xe hay bong gân do chơi thể thao. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau mu bàn chân đến từ các bệnh lý liên quan dây thần kinh, cơ xương khớp thì thường kéo dài, những biến chứng nặng nề như yếu cơ, teo liệt cơ và các chi vĩnh viễn là điều khó tránh khỏi.
Chính vì vậy, khi nhận thấy tình trạng đau nhức dữ dội đi kèm mệt mỏi, chóng mặt, biến dạng bàn chân… người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường.
4. Đau mu bàn chân phải làm sao để cải thiện?
Để giảm cảm giác đau nhức cũng như kiểm soát cơn đau chuyển nặng, bạn có thể tham khảo những cách sau đây:
4.1. Ngâm chân vào nước ấm
Phương pháp này không chỉ giúp mu bàn chân được thư giãn mà còn rất có ích trong việc phòng ngừa các bệnh toàn thân. Cách thực hiện như sau, bạn dùng một ít muối hòa tan vào nước ấm, pha thêm gừng rồi ngâm chân vào trong, để khoảng 15 – 30 phút mỗi tối.
4.2. Nghỉ ngơi
Trường hợp bị đau mu bàn chân là do đi lại nhiều, thường xuyên lặp đi lặp một động tác hoặc vận động mạnh thì nghỉ ngơi là cách giảm đau hiệu quả. Theo đó, bạn nên cố gắng hạn chế sử dụng mu bàn chân cũng như di chuyển ít nhất có thể trong những ngày đầu khi mới có triệu chứng đau. Tuy vậy, cần tránh để cơ thể trong trạng thái “nghỉ bất động” quá lâu, bởi có thể dẫn đến tình trạng cứng khớp và suy yếu cơ, từ đó gây khó khăn cho việc hồi phục.
4.3. Sử dụng thuốc
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen… để cải thiện cơn đau là quan niệm chung của nhiều người. Nhằm mục đích mau chóng chấm dứt cơn đau, không ít người bệnh đã tự ý tăng liều lượng thuốc hoặc thậm chí uống liên tục với tần suất không cố định.
Các bác sĩ cho biết, cách làm này hoàn toàn sai lầm, chẳng những không giúp giảm đau hoàn toàn mà còn khiến bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với tác dụng phụ không mong muốn như suy gan, suy thận, xuất huyết dạ dày, thậm chí là gây viêm loét, có thể tử vong nếu không kịp thời phát hiện.
4.4. Phẫu thuật
Trong trường hợp người bị đau mu bàn chân áp dụng các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc có dấu hiệu tổn thương rõ ràng, phẫu thuật có thể được chỉ định. Tuy vậy, liệu pháp này không được các bác sĩ khuyến khích, bởi tiềm ẩn nhiều rủi ro biến chứng sau phẫu thuật cũng như chi phí cao khiến người bệnh khó tiếp cận.
4.5. Băng dán cố định cơ Rock-tape
Rất an toàn và hiệu quả trong việc giảm đau giảm sưng, không tác dụng phụ. Băng dán cố định cơ có độ đàn hồi tốt nên vận động sẽ thoải mái.
4.6. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Có thể nhận thấy, những phương pháp kể trên hầu hết đều chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không chữa trị tận gốc cơn đau mu bàn chân, đồng thời một số liệu pháp còn gây nhiều tác dụng phụ, biến chứng không mong muốn. Vì vậy, để điều trị đau nhức xương khớp, đau bàn chân hiệu quả tận gốc, nhiều chuyên gia khuyến khích người bệnh nên áp dụng các phương pháp điều trị không phẫu thuật, không dùng thuốc.
Hiện nay, tại phòng khám ACC, các bác sĩ chuyên khoa lựa chọn phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) kết hợp các bài tập vật lý trị liệu và châm cứu để chữa đau dứt điểm, giúp khôi phục chức năng bàn chân cho hàng ngàn bệnh nhân. Thêm vào đó, phòng khám đã trang bị nhiều máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại nhằm đẩy nhanh tốc độ điều trị và nâng cao hiệu quả đạt được.
Nhìn chung, tình trạng đau mu bàn chân có thể chữa khỏi nếu người bệnh đến thăm khám bác sĩ từ sớm và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp. Song song đó, để ngăn ngừa cơn đau tái phát bệnh nhân nên kết hợp bổ sung dinh dưỡng, mang giày dép phù hợp, thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh và chăm tập luyện thể dục thể thao.