Hiện nay, bệnh đau khớp gối đang có xu hướng gia tăng đáng kể ở người trẻ, đặc biệt là những người có lối sống thụ động, ít rèn luyện thể dục, thể thao. Vậy tình trạng bị đau khớp gối ở người trẻ là do đâu? Cách chữa trị đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi như thế nào? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu giải đáp chi tiết.
- 1. Nguyên nhân đau khớp gối
- 2. Nhận biết triệu chứng đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi
- 3. Đau đầu gối ở người trẻ nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
- 4. Phương pháp chẩn đoán tình trạng đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi
- 5. Chữa trị đau khớp gối ở người trẻ tuổi mà không dùng thuốc và phẫu thuật
- 6. Cách phòng ngừa viêm khớp gối ở người trẻ tuổi
1. Nguyên nhân đau khớp gối
Khớp gối là bộ phận trên cơ thể thường xuyên phải gánh chịu nhiều áp lực nên rất dễ bị tổn thương. Ở người lớn tuổi, đau khớp gối xảy ra khi lớp sụn bị thoái hóa, khiến đầu gối khó khăn khi di chuyển, gây sưng và đau. Riêng với những người trẻ tuổi, triệu chứng đau khớp gối xuất hiện do nhiều tác động khác nhau, phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:
1.1 Đau nhức gối do chấn thương
Bất cứ các chấn thương vùng xương khớp ít nhiều cũng có nguy cơ để lại các di chứng liên quan. Trong đó, khớp gối là bộ phận rất nhạy cảm với các chấn thương. Chỉ một chấn thương do tai nạn cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây chằng, khớp gân, sụn, dịch khớp quanh gối, khiến đầu gối bị đau nhức.

> Xem ngay: Các loại chấn thương đầu gối thường gặp và cách điều trị
1.2 Viêm vùng khớp gối
- Viêm bao hoạt dịch: bao hoạt dịch là các sợi xơ mềm, ở bên trong bao khớp, giữ chức năng tiết ra dịch làm trơn, giúp nuôi dưỡng sụn khớp. Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ gây ra các cơn đau nhức và làm cứng khớp gối.
- Viêm gân bánh chè: gân bánh chè có chức năng quan trọng đối với hoạt động của đôi chân. Tình trạng viêm gân bánh chè xảy ra khi có các tổn thương ảnh hưởng đến phần dây chằng nối xương bánh chè đến xương ống quyển, gây ra tình trạng đau nhức khớp gối .
- Viêm khớp gối: nếu đau khớp gối kèm theo các triệu chứng sưng, đỏ thì đây có thể là dấu hiệu của viêm khớp gối.
- Bệnh Osgood – Schlatter (hay viêm điểm bám lồi củ trước xương chày): Đây là tình trạng tổn thương mạn tính do chấn thương lặp lại, khiến viêm sưng phần sụn ở lồi củ trước xương chày, gây đau và căng vùng mặt trước gối. Tình trạng thường xuất hiện ở thanh thiếu niên đang ở tuổi trưởng thành do tập luyện quá mức với các môn thể thao cường độ cao như: bóng rổ, bóng chuyền, chạy nước rút, v.v….
- Viêm xương sụn bóc tách (OCD): Bệnh là tình trạng phần sụn và phần xương nằm dưới sụn bị tách ra một phần, hoặc tách rời hẳn ra do không được cung cấp đủ máu. Bệnh xảy ra ở khớp gối, gây đau, yếu khớp; khớp kêu răn rắc hoặc bị kẹt (không thể cử động);…
> Xem ngay: Bị đau gối nhưng không bị sưng có cần đi khám không?
1.3 Tổn thương tại khớp gối
- Sụn hoặc xương bị vỡ: Các tổn thương hoặc quá trình thoái hoá khớp gối, xương sụn có thể làm một mảnh xương, sụn bị vỡ ra, tạo thành dị vật khớp, làm kẹt khớp gối, khiến khớp gối đau khi cử động.
- Trật xương bánh chè: Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi. Cụ thể, khi xương bánh chè trật khỏi vị trí ban đầu sẽ gây ra các cơn đau nhức khớp gối, khiến người bệnh khó khăn khi hoạt động.
- Do bệnh gout: đối với bệnh nhân bị gout thì đau khớp gối là một triệu chứng thường xuyên do các khối acid uric lắng đọng ở các khớp xương chèn ép dây thần kinh cảm giác, gây ra cơn đau khớp.
- Hội chứng đau bánh chè – đùi (Patellofemoral): Hội chứng này là tình trạng cơ đùi yếu hoặc cơ/gân xung quanh gối chịu áp lực thường xuyên. Theo thời gian, khu vực này có thể bị kích thích và viêm, gây đau xung quanh xương bánh chè và phía trước đầu gối. Người mắc hội chứng chè đùi có thể bị đau hoặc cứng khớp gối khi quỳ, ngồi xổm, leo cầu thang,…
- Hội chứng Sinding – Larsen Johansson: Đây là tình trạng viêm sưng ở phần cuối của xương bánh chè. Hội chứng này gây cảm giác đau nhức, khó chịu làm hạn chế khả năng vận động của khớp gối. Bệnh này có thể gặp ở bất kỳ ai, tuy nhiên nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả là vận động viên trẻ tuổi.

2. Nhận biết triệu chứng đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi
Để biết bản thân có bị đau khớp gối ở người trẻ không, bệnh nhân có thể dựa vào các dấu hiệu nhận biết sau:
2.1. Khớp gối đau nhức
Người trẻ thường bị đau nhức khớp gối khi đứng một chỗ quá lâu, khi đi lại, duỗi thẳng hoặc co chân trong thời gian dài, thay đổi thời tiết. Ngoài ra, một số người dù đang trong trạng thái nghỉ ngơi vẫn bị đau nhức khớp gối.
2.2. Khớp gối bị cứng, cử động khó khăn
Người trẻ bị đau khớp gối gặp phải hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, hoặc cứng toàn bộ khớp khi ở một tư thế quá lâu. Nếu bệnh nhẹ thì bệnh nhân có thể vận động bình thường trở lại sau khi xoa nắn khớp. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nghiêm trọng thì khả năng vận động của người bệnh càng hạn chế.
2.3. Đầu gối đau nhức kèm theo sưng đỏ
Người trẻ có thể bị đau đầu gối đột ngột mà không rõ nguyên nhân vì không xảy ra hiện tượng sưng đỏ khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nhân bị sưng, đỏ, nóng và đau nhức gối do viêm khớp gối.
3. Đau đầu gối ở người trẻ nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thông thường, người trẻ dễ bỏ qua các triệu chứng đau khớp gối ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu không thăm khám và điều trị kịp thời tình trạng đau khớp gối có thể tiến triển thành bệnh viêm khớp và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Vậy khớp gối bị đau thì khi nào nên gặp bác sĩ? Người trẻ tuổi bị đau khớp gối nên đến gặp bác sĩ để thăm khám khi:
- Cơn đau đầu gối không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi, cơn đau nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
- Đau đầu gối khiến cơ thể sụt cân.
- Đau đầu gối gây ra triệu chứng cơ học như kẹt hoặc khóa đầu gối.
- Đầu gối đau nhức kèm theo sưng tấy.
- Đau đầu gối làm hạn chế phạm vi chuyển động của người bệnh.
4. Phương pháp chẩn đoán tình trạng đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi
Để chẩn đoán tình trạng bị đau khớp gối ở người trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành tìm hiểu bệnh sử của bệnh nhân thông qua các câu hỏi như:
- Nguyên nhân nào gây đau đầu gối (va chạm, chấn thương hoặc thực hiện một số cử động nhất định)?
- Cơn đau bắt đầu xuất hiện khi nào?
- Khu vực đau nhức?
- Mức độ đau?
- Cơn đau ảnh hưởng giấc ngủ không?
Dựa vào thông tin tìm hiểu, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các kiểm tra lâm sàng để chẩn đoán mức độ và nguyên nhân đau khớp gối:
- Chụp X-quang để kiểm tra tình trạng xương.
- Chụp CT hoặc MRI nhằm xem xét tổn thương ở các mô mềm như sụn, dây chằng, gân,…
5. Chữa trị đau khớp gối ở người trẻ tuổi mà không dùng thuốc và phẫu thuật
Do có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp gối ở người trẻ tuổi nên việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân là yếu tố quan trọng để giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Sử dụng thuốc giảm đau chỉ tạm thời làm mờ triệu chứng, hoàn toàn không thể chữa đau triệt để. Vì vậy, chỉ có các phương pháp tác động trực tiếp nguyên nhân gây đau mới có khả năng chữa đau tận gốc với hiệu quả dài lâu.
Đau khớp gối uống thuốc gì là câu hỏi phổ biến của nhiều người bệnh. Thế nhưng cần lưu ý rằng, khớp gối bị đau nhức xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Bên cạnh do chấn thương, đau khớp gối còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý…
Áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với vật lý trị liệu, đi kèm cùng các thiết bị hỗ trợ điều trị hiện đại nhất, Phòng Khám ACC đã thành công trong việc chữa đau khớp gối, khôi phục chức năng vận động cho rất nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp đã thất bại với các phương pháp chữa trị khác.
Tùy từng tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ chuyên khoa ACC sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp sau khi kiểm tra:
Ngày nay, các bài tập chữa đau khớp gối có thể thực hiện tại nhà đang được nhiều người quan tâm với mong muốn khắc phục tình trạng đau nhức ở đầu gối nhanh chóng mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, để điều trị đau khớp gối tận gốc,…
Với tỷ lệ thành công đến 95%, Phòng Khám ACC tự hào mang đến cho bệnh nhân các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và điều trị xương khớp tốt nhất, giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau cấp tính và kinh niên, nhanh chóng phục hồi sinh lực, lấy lại niềm vui cuộc sống mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.
>> Để cải thiện tình trạng đau đầu gối ở người trẻ, quý khách hãy liên hệ ACC để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn.
6. Cách phòng ngừa viêm khớp gối ở người trẻ tuổi
- Duy trì cân nặng ổn định: thừa cân có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp gối. Vì vậy, giữ cân năng ở mức phù hợp với chiều cao, tuổi tác sẽ giảm các áp lực lên đầu gối và tránh các chấn thương khớp gối.
- Mang giày đúng kích thước: giày dép có ảnh hưởng lớn đến khớp đầu gối. Việc chọn một đôi giày tốt vừa chân, có lớp đệm sẽ giúp duy trì cân bằng cấu trúc cẳng chân và khớp gối, ngăn ngừa các chấn thương đầu gối.
- Khởi động: trước khi bắt đầu bất cứ bài tập thể dục nào, bạn cần khởi động làm nóng cơ thể, thực hiện các động tác kéo giãn các cơ trước và sau bắp đùi nhằm giảm các áp lực lên dây chằng và đầu gối. Khi tập luyện các động tác thể dục, tránh cong khớp gối quá 90 độ hoặc xoay vặn khớp gối quá mức.
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng hằng ngày: bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho xương khớp như omega-3 (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích,…), glucosamin và chondroitin (nước hầm xương ống, sụn sườn bò, bê…), vitamin C kháng viêm (dứa, chanh, cam, đu đủ,…).
Không những người trẻ tuổi mà kể cả những người lớn tuổi đều có nguy cơ mắc các bệnh đau nhức xương khớp. Để có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh đau nhức xương khớp này, bệnh nhân có thể tham khảo NGAY TẠI ĐÂY.
> Giới thiệu thêm:
Người đau khớp gối ăn gì để giảm đau nhanh tái tạo sụn khớp?
Tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Bài viết trên chia sẻ những thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách điều trị đau mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi. Khi nhận thấy cơn đau đầu gối bất thường, người bệnh nên đến các chi nhánh gần nhất của phòng khám để được kiểm tra và điều trị sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm khớp gối.