Đau đầu gối khi ngồi xổm có thể là dấu hiệu của các tổn thương sụn khớp hoặc các bệnh lý xương khớp mãn tính nghiêm trọng. Nếu để lâu không chữa trị, bệnh nhân có thể đối mặc với nguy cơ suy giảm chức năng vận động, biến dạng khớp gối, teo cơ. Chữa trị sớm sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng cải thiện chức năng khớp gối. Tại ACC, bệnh nhân sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị đau đầu gối không phẫu thuật, giúp chữa dứt điểm cơn đau, ngăn ngừa tái phát.
1. Nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối khi ngồi xổm
Đau đầu gối khi ngồi xổm có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như:
Chấn thương: Các chấn thương đầu gối rất dễ xảy ra nếu bạn khởi động không kỹ trước khi chơi thể thao, gặp tai nạn xe cộ, té cầu thang,… Lúc này, những bộ phận như dây chằng, sụn chêm, gân và xương đầu gối sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, khiến cho việc vận động đầu gối bị cản trở và rất khó khăn. Tham khảo những cách phòng tránh chấn thương thể thao hiệu quả TẠI ĐÂY.
Thừa cân: Khi thừa cân, không chỉ khớp hông phải chịu thêm áp lực mà đầu gối cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu bạn đang gặp các vấn đề xương khớp trước đó, thừa cân/béo phì cũng sẽ làm cơn đau trầm trọng hơn. Trung bình cứ mỗi 1 kg trọng lượng dư thừa, khớp gối phải chịu thêm áp lực khoảng 1,8 kg.
Ít vận động: Ít vận động khiến cho khí huyết bị trì trệ và dòng máu dinh dưỡng không thể đến được khớp gối. Về lâu dài, khớp gối sẽ dần bị suy yếu. Bên cạnh đó, nếu đang làm việc văn phòng thì cơ thể cũng hấp thụ ít vitamin D hơn do hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: Canxi, Vitamin D, Magie,… là những dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, do lối sống bận rộn, nhiều người thường ăn uống qua loa hoặc bỏ bữa dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, khiến xương khớp yếu đi theo thời gian.
Căng thẳng thần kinh: Căng thẳng thần kinh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cơ thể nói chung và xương khớp nói riêng. Khi tình trạng căng thẳng diễn ra thường xuyên, hệ miễn dịch ngày càng suy yếu. Kết quả là cơ thể của bạn sẽ nhạy cảm hơn bình thường và các khớp cũng dễ bị nhiễm khuẩn hơn.
> Giới thiệu thêm: Đau khớp gối khi leo cầu thang làm sao để khắc phục?
Các bệnh lý thường gặp:
- Gout: Gout là bệnh gây ra bởi sự rối loạn trao đổi chất trong cơ thể. Lúc này, lượng axit uric tích tụ dưới dạng tinh thể sẽ khiến khớp bị viêm. Ngoài viêm khớp gối, gout có thể làm xuất hiện tình trạng viêm ở khớp bàn chân, khớp ngón tay, khớp bàn tay,…
- Viêm khớp gối là nguyên nhân gây đau đầu gối khi ngồi xổm khá phổ biến. Ngoài triệu chứng đau đầu gối khi ngồi xổm, người bệnh còn bị đau đầu gối khi hoạt động như chạy, nhảy và quỳ. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ở đối tượng nào, đặc biệt là các vận động viên thể thao.
Chạy bộ là môn thể dục được nhiều người lựa chọn để tập luyện bởi nó không chỉ phù hợp với mọi lứa tuổi mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, tốt cho tim mạch và cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, nếu chạy bộ không đúng cách…
- Viêm gân bánh chè có thể gây ra triệu chứng đau nhức, sưng hoặc nóng rát ở phần đáy xương bánh chè. Bệnh thường phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn: Viêm khớp nhiễm khuẩn xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào khớp, từ đó khiến khớp bị nhiễm trùng. Khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn, khớp của bệnh nhân sẽ bị sưng tấy và đau. Bên cạnh khớp gối, khớp hông, khớp cổ tay, khớp vai, khuỷu tay và khớp mắt cá chân cũng dễ bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, bệnh hiếm khi xuất hiện ở nhiều khớp cùng lúc.
- Hội chứng dải chậu chày: Dải chậu chày là một dải sợi liên kết, có độ dài bắt đầu từ khung chậu đến gối, đồng thời chạy song song xương đùi. Chức năng của dải sợi này làm vững khớp gối khi chạy. Hội chứng dải chậu chày xảy ra khi dải chậu chày bị đẩy ra khỏi gối do hoạt động khớp gối quá mức hoặc chấn thương.
- Thoái hóa khớp gối: Bao phủ và bảo vệ khớp gối là lớp sụn khớp. Theo thời gian, lớp sụn này dần bị mòn đi, khiến khớp gối không còn được bảo vệ và hình thành các gai xương. Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị biến dạng khớp.
- Tiểu đường: Biến chứng cơ xương khớp là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Theo đó, mật độ xương của người bệnh tiểu đường thấp hơn người bình thường từ 20% đến 30%, khiến cho việc co hoặc duỗi đầu gối vô cùng khó khăn. Ngoài ra, do dễ bị nhiễm trùng và thường bị thừa cân nên người bệnh tiểu đường cũng rất dễ mắc các bệnh lý về xương khớp.
> Bài viết liên quan: Đau đầu gối nhưng không sưng có sao không?
2. Điều trị đau đầu gối không phẫu thuật hiệu quả tại ACC
Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến hiện tượng đau đầu gối khi ngồi xổm. Vì vậy, để đưa ra hướng điều trị phù hợp, các bác sĩ chuyên khoa cần thực hiện khám lâm sàng và chỉ định kiểm tra hình ảnh X – quang, MRI (nếu cần thiết) để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Với phương pháp điều trị đau khớp gối không dùng thuốc, không phẫu thuật, Phòng khám ACC đã chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân trong và ngoài nước. Liệu trình điều trị tại ACC là sự kết hợp của nhiều phương pháp chữa đau bảo tổn, trị đau tận gốc nhưng vẫn an toàn đối với bệnh nhân, bao gồm:
Trị liệu thần kinh cột sống: Là phương pháp điều chỉnh các cấu trúc cột sống sai lệch trong cơ thể, giải phóng các chèn ép, khôi phục cơ chế cân bằng và tự làm lành của cơ thể.
Chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV: Tia laser cường độ cao thế hệ IV có khả năng kích thích sâu đến các mô xương, từ đó giúp tái tạo tế bào ở khớp gối.
Công nghệ sóng xung kích Shockwave: Công nghệ này có tác dụng giảm đau, thúc đẩy quá trình phục hồi mô và tế bào ở những điểm đau cũng như các mô cơ xương bị tổn thương. Với công nghệ sóng xung kích Shockwave, bệnh nhân sẽ được rút ngắn đáng kể thời gian điều trị các bệnh lý xương khớp.
Chỉnh hình bàn chân: Phương pháp này giúp khắc phục tình trạng bàn chân bẹt – một trong những yếu tố dẫn đến mất cân bằng cấu trúc khớp chân.
Bổ sung dưỡng chất có lợi cho xương khớp: Sulfate Glucosamine / Chondroitin Sulfate / MSM, các chất khoáng vitamin,… đều là các chất có lợi cho xương khớp, giúp hồi phục nhanh chóng sụn và các mô mềm bị hư hỏng.
Vật lý trị liệu: Tại ACC, các bài tập vật lý trị liệu đều được các chuyên viên vật lý trị liệu thiết kế riêng biệt nhằm đem đến sự phù hợp và kết quả điều trị tốt nhất đối với mỗi bệnh nhân.
Tham khảo một số bài tập hỗ trợ giảm đau đầu gối cùng Phòng khám ACC:
3. Những lưu ý để phòng ngừa đau đầu gối khi ngồi xổm
Tập thể dục đúng cách: Tập thể dục đúng cách không chỉ giúp tăng cường sức khỏe nói chung mà còn giảm chấn thương khi chơi thể thao. Trước khi thực hiện bất kỳ bài tập thể dục nào, bạn cũng cần thực hiện các động tác khởi động. Trong trường hợp tập Squat, bạn có thể đề nghị huấn luyện viên kiểm tra xem tư thế tập của bạn đã đúng chưa nhằm hạn chế các chấn thương.
Ngày nay, đau đầu gối khi tập squat không phải là vấn đề hiếm gặp. Bên cạnh cân nhắc lại chương trình cũng như cường độ luyện tập, người bệnh cũng nên kiểm tra sức khỏe đầu gối. Với hàng loạt lợi ích sức khỏe cho người tập, từ lâu…
Giảm cân: Đầu gối là một trong những bộ phận chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Khi càng thừa cân, đầu gối của bạn sẽ chịu càng nhiều áp lực. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh đau đầu gối gia tăng ở giới trẻ.
Hạn chế ngồi xổm: Ngồi xổm nhiều sẽ khiến các sụn khớp bị lão hóa nhanh hơn, từ đó dẫn đến thoái hóa khớp gối. Để hạn chế điều này, bạn nên dùng những chiếc ghế mà bạn có thể ngồi thoải mái và duỗi thẳng chân.
Lựa chọn giày phù hợp với chân: Giày, dép sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ chân, đặc biệt là đầu gối. Do đó, bạn hãy chọn những đôi giày có kích cỡ vừa vặn với chân. Ngoài ra, nếu bị bàn chân bẹt, bạn cũng cần ưu tiên chọn những đôi giày thiết kế riêng để hạn chế áp lực lên đầu gối khi tham gia các hoạt động thể thao.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày: Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp hạn chế sự lão hóa của khớp gối cũng như hỗ trợ quá trình chữa lành các tổn thương xương khớp. Những dưỡng chất tốt cho xương khớp gồm: vitamin C (cam, chanh, bưởi,…), Omega-3 (cá hồi, quả óc chó, rau bó xôi,…,), Canxi (các chế phẩm từ sữa như sữa, phô mai, sữa chua,…), đậu nành, hạnh nhân,…,
Nếu đang gặp phải triệu chứng đau đầu gối khi ngồi xổm, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chữa trị kịp thời, ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng vận động và đi lại.
Có thể bạn quan tâm: > Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là dấu hiệu bệnh gì? > Đột nhiên đau đầu gối: Nguyên nhân do đâu? > Đau đầu gối khi đá bóng: Chớ nên xem thường!