Đau cổ vai gáy sau sinh do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

bác sĩ Tim Gallivan
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Timothy Gallivan
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Theo thống kê, hơn 50% phụ nữ bị đau cổ vai gáy sau sinh. Tình trạng này khiến nhiều chị em mệt mỏi, khó chịu, gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Theo đó tỷ lệ sản phụ sinh mổ xong bị đau vai gáy chiếm nhiều hơn sản phụ sinh thường. Vậy, nguyên nhân gây ra triệu chứng đau vùng cổ vai gáy sau sinh là gì và làm thế nào để khắc phục? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nhận biết cơn đau vai gáy ở mẹ sau sinh

Cơn đau vai gáy sau sinh có biểu hiện rất rõ ràng, cụ thể:

  • Sau khi ngủ dậy, làm việc nặng hoặc ngồi quá lâu trên bàn làm việc với cùng một tư thế là những thời điểm cơn đau xuất hiện rõ rệt nhất.
  • Mức độ đau sẽ tăng lên nếu sản phụ ho, hắt hơi, đi đứng, ngồi lâu, vận động cổ thường xuyên hay khi thời tiết thay đổi.
  • Cơn đau lan từ 1 hoặc cả 2 bên bả vai xuống cánh tay, khiến tay và vai luôn tê mỏi, khó vận động.
  • Có cảm giác tê cứng khi sờ vào vùng bả vai và cánh tay.
  • Thỉnh thoảng có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, hoa mắt…
Tình trạng đau cổ vai gáy sau sinh mổ
Đau cổ vai gáy sau sinh có biểu hiện rất rõ ràng, giúp bạn dễ dàng phát hiện và điều trị.

2. Nguyên nhân mẹ bị đau vai gáy sau sinh

Dưới đây là những nguyên nhân khiến vùng cơ cổ vai gáy của phụ nữ sau sinh bị đau:

2.1. Cho trẻ bú sai tư thế

Các chị em có thói quen này lặp lại trong thời gian dài sẽ làm gây áp lực lên đốt sống cổ và thắt lưng, từ đó gây ra nhiều bệnh về xương khớp, trong đó có đau cổ vai gáy.

>> Tìm hiểu thêm: Cho con bú sai tư thế gây đau lưng sau sinh

2.2. Làm việc quá sức hoặc do nằm nhiều

Trong thời gian ở cữ, nếu sản phụ quay lại làm việc ngay trong khi cơ thể chưa hồi phục, hoặc chỉ nằm trên giường và không vận động cũng có thể gây áp lực lên xương khớp, giảm tuần hoàn máu ở các chi, kích thích co thắt ở khối cơ sau cổ, gây nên tình trạng đau vai gáy sau sinh.

2.3. Mất ngủ, suy nhược cơ thể

Ở giai đoạn đầu sau sinh con, mẹ có thể chưa quen với quy trình sinh hoạt thất thường như cho con bú giữa đêm, con quấy khóc cả ngày… khiến mẹ không ngủ đủ giấc, từ đó cơ thể suy nhược và mệt mỏi. Điều này làm cho khả năng tuần hoàn máu giảm, lưu lượng máu đến vùng cổ vai gáy ít hơn, các khối cơ co thắt quá mức, dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến đau nhức.

2.4. Thiếu vi chất dinh dưỡng

Việc ăn uống không khoa học, không có sự cân bằng giữa các nhóm chất và vi chất sau sinh cũng khiến chị em đau mỏi vai gáy, đặc biệt là Canxi và vitamin B. Bởi nếu thiếu hụt Canxi sẽ khiến xương yếu hơn, dễ bị đau nhức khi bị tác động. Còn thiếu vitamin B sẽ khiến rối loạn cơ, tăng chèn ép dây thần kinh ở vùng cổ gây đau nhức.

2.5. Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, bế em bé trong thời gian dài, tâm lý thường xuyên căng thẳng hoặc các cơ lỏng lẻo từ khi mang thai cũng là những nguyên nhân góp phần gây đau mỏi cổ vai gáy cho chị em phụ nữ sau sinh.

3. Đau cổ vai gáy sau sinh có đáng lo không?

Đau cổ vai gáy khiến vùng cơ cổ không linh hoạt, từ đó gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày, ảnh hưởng đến việc chăm sóc con, suy giảm chất lượng giấc ngủ và làm tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.

Đau cổ vai gáy sau sinh khiến vùng cổ khó cử động linh hoạt
Đau cổ vai gáy dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Không những thế, đau cổ vai gáy lâu ngày không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm về xương khớp, cụ thể:

Thiểu năng tuần hoàn não

Việc các cơ vùng cổ vai gáy bị co cứng có thể gây tắc nghẽn và cản trở quá trình lưu thông máu lên não bộ, gây nên tình trạng thiểu năng tuần hoàn máu. Theo đó, người bị tình trạng này thường xuyên đau đầu, mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất tập trung, mất ngủ và rối loạn cảm xúc…

>> Tham khảo các cách giảm đau đầu nhanh chóng TẠI ĐÂY.

Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

Xảy ra khi cơn đau cổ vai gáy kéo dài lâu ngày và dần lan ra vùng vai với cánh tay, gây ra các tổn thương như teo cơ, giảm vận động, tê bì vùng cánh tay, liệt vận động cánh, cẳng hoặc ngón tay.

Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau vai gáy lan xuống cánh tay để lại nhiều biến chứng nguy hiểm về xương khớp nếu người bệnh chủ quan, không tìm ra nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị kịp thời.  1. Đau vai gáy là bệnh gì? Đau vai gáy là bệnh lý cột sống…

Chèn ép tủy sống vùng cổ

Đau cổ vai gáy sau sinh ở mức độ nặng còn tiềm ẩn nguy cơ chèn ép tủy sống vùng cổ, khiến bệnh nhân bị rối loạn cảm giác ở chân tay, thậm chí là liệt nửa người hoặc tứ chi.

Rối loạn thần kinh thực vật

Nếu bị đau vai gáy mức độ nặng có thể dẫn đến hẹp cột sống cổ, gây ra tình trạng rối loạn thần kinh thực vật, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác như tim, hệ tiêu hóa, hô hấp… Biểu hiện thường thấy nhất là suy giảm trí nhớ, nhịp tim bất thường, khó thở, tiêu chảy hoặc táo bón.

Biến chứng khác

Ngoài ra, còn một vài biến chứng nguy hiểm khác do đau cổ vai gáy sau sinh gây nên như rối loạn tiền đình, đau rễ thần kinh… cũng khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán nản, mất ngủ, từ đó khiến bệnh tình thêm trầm trọng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Đau vai gáy sau sinh khi nào nên đi khám? 

Nếu có các biểu hiện dưới đây, người bệnh nên đi khám cổ vai gáy ngay lập tức để đảm bảo sức khỏe, tránh để lại biến chứng:

  • Cơn đau tái phát nhiều lần, kéo dài trên 1 tuần, đau dữ dội, mức độ đau tăng dần và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Đi kèm với các triệu chứng khác như khó thở, buồn nôn, hoa mắt…
  • Làm giảm chức năng vận động của các bộ phận trên cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Điều trị bằng nhiều phương pháp tại nhà như chườm ấm, massage, tập bài tập cổ vai gáy… nhưng cơn đau vẫn dai dẳng không dứt.

4. Cách khắc phục tình trạng đau vai gáy sau sinh

Dưới đây là các cách khắc phục tình trạng đau cổ vai gáy hiệu quả cho chị em phụ nữ sau sinh:

4.1. Chườm ấm hoặc tắm nước ấm

Đây là một mẹo dân gian hỗ trợ điều trị đau vai gáy sau sinh hiệu quả. Bởi hơi nóng có tác dụng kích thích lưu thông máu, giãn cơ co thắt, từ đó làm dịu cơn đau. Để thực hiện cách này, bạn có thể chuẩn bị một túi chườm ấm, chai nước nóng hoặc khăn ướt nóng để chườm lên vùng bị đau. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên tắm nước ấm hoặc đi xông hơi.

Chườm ấm hỗ trợ giảm đau hiệu quả
Chườm ấm là cách hỗ trợ điều trị đau mỏi vai gáy đơn giản nhất cho phụ nữ sau sinh.
Chườm nóng hay chườm lạnh: Đâu là giải pháp tốt nhất?

Chườm nóng và chườm lạnh đều là phương pháp nhiệt trị liệu có tác dụng rất tốt trong điều trị chấn thương và viêm khớp. Tuy nhiên khi nào thì nên chườm nóng hay lạnh? Cụ thể lúc sưng khớp hoặc đau căng cơ thì nên chữa trị thế nào?…

4.2. Massage cổ vai gáy nhẹ nhàng

Massage sẽ giúp giải phóng các dây thần kinh và khối cơ bị chèn ép, từ đó giảm nhẹ cơn đau. Nếu massage tại nhà không hiệu quả, bạn có thể đến các trung tâm xoa bóp cổ vai gáy chuyên nghiệp để cải thiện tình trạng đau nhanh chóng.

4.3. Thực hiện các bài tập kéo giãn, giảm đau cổ vai gáy 

Tập các bài tập giãn cơ đều đặn mỗi ngày có thể kích thích lưu thông máu, giãn khối cơ co thắt, từ đó đẩy lùi tình trạng đau vai gáy rất hiệu quả. Một vài bài tập mà bạn có thể tham khảo là bài tập vận động cổ, bài tập kéo giãn vùng cổ vai gáy, bài tập tăng sức mạnh vùng cơ, bài tập chống đẩy tường…

>> Xem thêm: TOP 11+ cách chữa đau vai gáy đơn giản tại nhà bạn nên biết

4.4. Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp được ứng dụng rất nhiều trong điều trị đau cổ vai gáy sau sinh bởi không những an toàn mà còn mang lại hiệu quả cao. Với phương pháp này, các chị em sản phụ có thể thực hiện một vài bài tập dưới sự hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu, hoặc trị liệu với thiết bị hiện đại nhằm giải phóng các áp lực đang chèn ép rễ dây thần kinh, đồng thời kích thích vùng mô tổn thương được phục hồi.

4.5. Trị liệu Thần kinh Cột sống

Một phương pháp khác giúp điều trị đau cổ vai gáy sau sinh được các quốc gia có nền y học hiện đại như Mỹ đánh giá cao là Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic). Phương pháp này đặc biệt hiệu quả và an toàn cho mẹ sau sinh bởi không chỉ không dùng thuốc, không phẫu thuật mà còn tác động vào đúng nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, cắt cơn đau dứt điểm, từ đó mang lại hiệu quả lâu dài và ngừa bệnh tái phát.

Tại Việt Nam, ACC là một trong những cơ sở đầu tiên ứng dụng phương pháp Chiropractic để điều trị các chứng đau xương khớp cấp và mãn tính. Với chứng đau vai gáy, đội ngũ bác sĩ nước ngoài có chuyên môn giỏi sẽ thăm khám cẩn thận. Nếu cơn đau xuất phát từ việc sai lệch các đốt sống cổ gây chèn ép dây thần kinh, bác sĩ sẽ nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh các sai lệch này, từ đó giải phóng dây thần kinh, cơn đau cũng giảm dần rồi chấm dứt hẳn. 

Bác sĩ tại ACC nắn chỉnh xương khớp vùng cổ vai gáy cho bệnh nhân
Sau khi thăm khám và xác định nguyên nhân, bác sĩ Timothy Gallivan – phòng khám ACC tiến hành nắn chỉnh xương khớp vùng cổ vai gáy, giúp bệnh nhân dịu đi cơn đau.

Đồng thời, để tăng cường hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian phục hồi, các bác sĩ tại ACC còn kết hợp Chiropractic và Vật lý trị liệuPhục hồi chức năng.

Phương pháp điều trị kết hợp

Ngoài được theo dõi suốt quá trình điều trị, bệnh nhân còn được các bác sĩ tại ACC hướng dẫn chế độ ăn uống và các tư thế vận động, sinh hoạt để đảm bảo kết quả điều trị được lâu dài.

Mẹ sau sinh có nên dùng thuốc giảm đau cổ vai gáy? 

Nhiều mẹ lo lắng việc dùng thuốc khi cho con bú sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, từ đó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của con. Thực tế, mẹ có thể dùng thuốc giảm đau, NHƯNG phải có chỉ định của bác sĩ và chỉ dùng thuốc mà bác sĩ kê toa. Ngoài ra, khi mẹ cho con bú dùng thuốc phải theo dõi sức khỏe của trẻ, nếu có dấu hiệu bất thường nên trao đổi với bác sĩ ngay.

5. Cách ngăn ngừa tình trạng đau cổ vai gáy sau sinh

Có rất nhiều cách giúp ngăn ngừa tình trạng đau cổ vai gáy sau khi sinh mổ và sinh thường mà mẹ có thể tham khảo:

  • Tăng cường tập thể thao để nâng cao sức khỏe.
  • Giữ tư thế đúng khi cho con bú và trong sinh hoạt.
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể để tránh nhiễm lạnh.
  • Hạn chế lo lắng, căng thẳng, đồng thời ngủ đủ giấc sau khi sinh.
  • Nên vận động đều đặn, nhẹ nhàng để xương dẻo dai và tăng lưu thông tuần hoàn máu.
  • Ăn uống khoa học, đủ chất, đặc biệt ưu tiên bổ sung Canxi và vitamin D qua các món ăn như tôm, cua, súp lơ xanh, phô mai, sữa, trứng… Đồng thời cũng nên bổ sung vitamin B giúp quá trình lưu thông máu hiệu quả với các món như yến mạch, hạt óc chó, gà, hạnh nhân, dâu tây…
9 bài tập thể dục tốt cho phụ nữ sau sinh và lưu ý nên biết

Sau sinh, dù hạnh phúc với khởi đầu làm mẹ, nhưng nhiều mẹ bỉm lo lắng với sự thay đổi quá lớn về sức khỏe và vóc dáng. Thấu hiểu điều này, ACC giới thiệu các bài tập thể dục cho phụ nữ sau sinh tại nhà nhẹ nhàng, đơn…

Trên đây là nguyên nhân và các cách khắc phục tình trạng đau cổ vai gáy sau sinh hiệu quả. Có thể thấy, tình trạng này có thể tự hết bằng cách tự khắc phục tại nhà và thay đổi thói quen hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, sản phụ nên đến các trung tâm điều trị xương khớp chuyên sâu để thăm khám và điều trị tận gốc, tránh để biến chứng nhé!

Thông tin thêm:
> Vì sao mẹ bị đau nhức xương khớp sau sinh?
> Đau lưng sau sinh mổ do nguyên nhân nào?
> Điều trị đau cổ tay sau sinh hiệu quả

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục