Đau cơ liên sườn: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoisang Gong

Đau cơ liên sườn là tình trạng không quá hiếm gặp. Nếu đến từ nguyên nhân rèn luyện thể chất quá sức thì có thể giảm đau hiệu quả bằng các cách chườm lạnh, giãn cơ, massage… tại nhà. Ngược lại, nếu vì bệnh lý hoặc chấn thương thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán. Vậy chính xác đau nhức cơ liên sườn là gì, có nghiêm trọng không? Hãy để ACC giúp bạn giải đáp trong bài viết sau nhé!

1. Đau cơ liên sườn là gì?

Cơ liên sườn là nhóm cơ chạy dọc theo hai bên xương sườn, giữ nhiệm vụ “kết nối” các xương sườn với nhau giúp lồng ngực cử động hít – thở dễ dàng.

đau cơ liên sườn

Cơ liên sườn là một nhóm cơ quan trọng, hỗ trợ quá trình hô hấp diễn ra bình thường.

Đau cơ liên sườn là tình trạng bó cơ ở khu vực liên sườn bị căng giãn quá mức, đột ngột khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, thở khó, mệt mỏi và đau nhức.

2. Đau cơ liên sườn có giống với đau thần kinh liên sườn không?

Tuy khu vực đau giống nhau (ở phần liên sườn) nhưng đau cơ liên sườn và đau dây thần kinh liên sườn hoàn toàn không giống nhau, có thể nhận biết bằng cảm giác đau và vị trí bị đau. Cụ thể:

  • Đau cơ liên sườn làm cho người bệnh đau râm ran (hoặc kéo dài từng cơn) từ cơ sườn đến hết cơ lưng, cơ bụng và lan rộng đến nách.
  • Còn đau dây thần kinh liên sườn khiến người bệnh chủ yếu đau tức ngực (thường chỉ ở một bên ngực), sau đó lan ra mạn sườn và kéo dài đến hết cột sống lưng.

Ngoài ra, bạn cần hiểu rõ rằng đau cơ liên sườn là cơn đau thiên về cơ và những mô xung quanh sườn. Còn đau thần kinh liên sườn sẽ liên quan trực tiếp đến hệ thống dây thần kinh bên trong.

>> Xem ngay: Nguyên nhân gấy đau cơ và cách giảm đau cơ bắp hiệu quả

3. Triệu chứng đặc trưng đau cơ liên sườn 

Các dấu hiệu rõ nét giúp bạn nhận biết mình đang gặp phải hiện tượng đau căng cơ liên sườn là:

  • Đau lưng trên và đau xương sườn dữ dội, đột ngột. Hay đau cơ liên sườn trái (hoặc phải) âm ỉ, kéo dài từng cơn.
  • Cảm thấy cơ căng tức, cứng đờ.
  • Nhức mỏi cơ sườn.
  • Thỉnh thoảng cơ liên sườn bị co thắt mạnh.
  • Cảm thấy đau nhức khi vặn mình, xoay hông…
  • Thành ngực sưng đỏ.

cách trị đau cơ liên sườn

Dấu hiệu đau cơ liên sườn rõ nhất là cơn đau râm ran (hoặc dữ dội thành từng cơn) ở khu vực liên sườn.

4. Nguyên nhân dẫn đến đau cơ liên sườn

Cơ liên sườn bị đau có thể xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau như:

4.1. Chấn thương

Nếu bạn không may té ngã, va chạm bất ngờ (có tác động trực tiếp đến khu vực liên sườn) nhưng không thăm khám, chữa trị triệt để thì cơn đau ngày một diễn tiến nghiêm trọng, trở thành đau cơ liên sườn mạn tính.

4.2. Vận động sai tư thế

Một số thói quen xấu, tưởng chừng vô hại nhưng lại tác động tiêu cực đến sức khỏe xương khớp nói riêng, cơ liên sườn nói chung. Chẳng hạn như ngồi học/làm việc nhiều giờ liền không thay đổi tư thế, thường xuyên mang vác vật nặng, tập thể thao cường độ nặng mà không khởi động kỹ càng…

>> Dành cho bạn: Những tác hại khôn lường khi ngồi học sai tư thế mà bạn nên biết

4.3. Các chuyển động lặp đi lặp lại khi chơi thể thao, tập bài tập

Những ai thường xuyên lặp lại một động tác duy nhất hàng ngày, có ảnh hưởng tới liên sườn sẽ gây ra căng giãn cơ liên sườn mạnh và sau đó không thư giãn cơ bắp đúng chuẩn có thể dẫn tới cơn đau nhức râm ran.

4.4. Các bệnh lý cột sống

Những bệnh lý về cột sống như đau cột sống, thoái hóa cột sống, lao khớp… có thể nhận biết thông qua triệu chứng đau cơ liên sườn kéo dài và mức độ đau ngày càng tăng. Điều này khiến người bệnh luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu và khó vận động bình thường. 

5. Khi nào đau cơ liên sườn nên gặp bác sĩ?

Nếu đau mức độ nhẹ và chỉ kéo dài vài ngày rồi dứt hẳn thì bạn không cần quá lo lắng bởi có thể chỉ do cơ bị căng giãn mạnh bất ngờ. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đến bác sĩ để thăm khám và tham vấn ý kiến về cách làm dịu cơn đau (như dùng thuốc, bấm huyệt, chườm lạnh, massage…).

Còn nếu đau nhức nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm và ngày càng trở nặng với những dấu hiệu nghiêm trọng như nóng sốt, sưng tấy, cứng cơ… thì có thể cảnh báo các bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Lúc này, người bệnh phải đến bệnh viện/phòng khám chuyên khoa nhanh chóng để bác sĩ có chuyên môn xây dựng phương pháp can thiệp kịp thời, an toàn.

dấu hiệu đau cơ liên sườn

Ngay khi xuất hiện cơn đau liên sườn, người bệnh hãy đến bác sĩ kiểm tra và tìm cách xử trí thích hợp.

6. Cách trị đau cơ liên sườn hiệu quả

Tùy theo nguyên nhân và mức độ đau, bác sĩ sẽ đề xuất những phương pháp điều trị tương ứng. Bao gồm:

6.1. Cách giảm đau tại nhà

Với cảm giác đau râm ran, bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn người bệnh giảm đau không xâm lấn tại nhà như:

  • Chườm lạnh và chườm ấm: Bạn luân phiên thực hiện chườm ấm – chườm lạnh lên khu vực cơ liên sườn bị đau nhẹ nhàng theo nguyên tắc “chườm lạnh trước –  chườm ấm sau” giúp cùng lúc giảm sưng, giảm đau hiệu quả. Bắt đầu với chườm lạnh, bạn hãy sử dụng túi chườm chuyên dụng, áp nhẹ lên nơi bị đau 15 – 20 phút và thực hiện 2 – 3 lần/ngày và sau đó làm tương tự với chườm ấm.
  • Nghỉ ngơi: Tâm lý lo lắng và căng thẳng sẽ khiến cơn đau chuyển nặng hơn. Do đó, bạn hãy giữ tinh thần thoải mái, sảng khoái bằng cách ngủ đủ giấc, tranh thủ nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh…
  • Tắm muối Epsom (hay muối Magie Sunfat): Tắm muối Epsom 2 – 3 lần/ngày với nước ấm góp phần đưa khoáng chất Magie Sunfat vào cơ thể (qua da) thuận lợi, có tác dụng giảm viêm, giảm đau tối ưu. 

>> Tìm hiểu ngay: 5 cách giảm đau xương khớp hiệu quả không dùng thuốc

6.2. Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu không thể làm dịu cơn đau bằng các cách như trên, bạn hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc. Một số loại thuốc điều trị đau cơ liên sườn kê đơn phổ biến là Ibuprofen hoặc Paracetamol. Tuy nhiên, bạn lưu ý rằng chỉ dùng đúng thuốc, đúng liều theo chỉ dẫn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!

6.3. Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic

Với trường hợp mức độ đau nặng (có nguy cơ diễn tiến sang dây thần kinh vì chấn thương hoặc có vấn đề ở cấu trúc xương khớp do bệnh lý), người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm hướng điều trị phù hợp. 

Ngày nay, hầu hết mọi người đều mong muốn tìm đến những phương pháp chữa trị không phẫu thuật, không dùng thuốc. Trong đó, Trị liệu Thần kinh Cột sống (hay nắn chỉnh cột sống) là liệu pháp an toàn đáp ứng tiêu chí đó và mang lại những chuyển biến tích cực khi tác động trực tiếp lên cột sống bệnh nhân, cải thiện các sai lệch ở đốt sống và giải phóng chèn ép dây thần kinh, giảm đau nhức.

đau cơ liên sườn là gì

Trị liệu thần kinh cột sống phù hợp điều trị không xâm lấn cho nhiều bệnh lý xương khớp như viêm khớp, thoái hóa cột sống…

6.4. Vật lý trị liệu

Nhằm rút ngắn thời gian điều trị, tăng hiệu quả giảm đau cơ liên sườn, người bệnh hãy cân nhắc kết hợp song song trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu. Theo đó, vật lý trị liệu bao gồm các bài tập vận động thể lực nhẹ nhàng giúp cơ co giãn linh hoạt đúng cách, giúp giảm đau và phục hồi chức năng tối ưu.

Phòng khám ACC: Chữa đau cơ liên sườn không dùng thuốc, hiệu quả cao – ngừa tái phát

Phòng khám ACC là đơn vị tiên phong đưa phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) về Việt Nam, cùng Vật lý trị liệuPhục hồi chức năng giúp tăng hiệu quả điều trị cơn đau cơ liên sườn tích cực, không dùng thuốc, phù hợp với mọi đối tượng. 

Khách hàng có thể an tâm đến ACC kiểm tra tình trạng sức khỏe và chữa trị bệnh lý. Vì đội ngũ các bác sĩ ở đây đều chuyên môn giỏi, đào tạo kiến thức bài bản sẽ lập phác đồ điều trị thích hợp với tình trạng bệnh cũng như thao tác nắn chỉnh đúng kỹ thuật nhằm đẩy nhanh tiến độ chữa trị, khôi phục khả năng vận động.

triệu chứng đau cơ liên sườn

Đội ngũ bác sĩ ACC am hiểu sâu sắc về cấu trúc, chức năng cột sống và sử dụng máy móc hỗ trợ thuần thục giúp bệnh nhân vượt qua cơn đau liên sườn nhanh chóng.

Ngoài ra, ACC còn sử dụng các thiết bị hỗ trợ hiện đại như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, trị liệu vận động chủ động ATM2, tia laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000. Qua đó giúp người bệnh trị dứt điểm cơn đau mà không cần can thiệp dùng thuốc hay phẫu thuật.

Hãy chủ động đặt hẹn cùng đội ngũ bác sĩ ACC tại đây nếu có bất kỳ vấn đề đau nhức bất thường nào nhé!

7. Cách phòng ngừa đau cơ liên sườn

Để ngăn ngừa đau cơ liên sườn, bạn nên lưu lại những biện pháp phòng tránh hữu ích sau:

  • Khởi động kỹ trước khi tập thể dục.
  • Chú ý thực hiện đúng động tác, đúng tư thế.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi, đứng hàng ngày để không ảnh hưởng đến cột sống.
  • Chủ động tăng cường sức mạnh cho vùng cơ liên sườn bằng các bài tập như leo núi bằng chân, gập người chữ V, xoay hông đạp chân…
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, đặc biệt tăng cường thực phẩm giàu Canxi như trứng, cá, sữa…

Nhìn chung, đau cơ liên sườn không phải là tình trạng quá hiếm gặp hay nguy hiểm nếu không kèm các triệu chứng bất thường. Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện khoa học, đúng cách. 

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục