Khớp gối là bộ phận rất quan trọng, vừa giúp cơ thể thực hiện các chức năng vận động, vừa hỗ trợ chống đỡ trọng lực toàn bộ cơ thể. Cứng khớp khối là triệu chứng ban đầu, báo hiệu nhiều vấn đề nghiêm trọng như hư tổn sụn khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp… Bất kì ai cũng có nguy cơ bị cứng khớp gối kể cả người trẻ tuổi, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong di chuyển, lâu dần sẽ bị suy giảm hoàn toàn chức năng khớp gối.
1. Hiện tượng cứng khớp gối là gì?
Cấu trúc khớp gối bao gồm phần dưới của xương đùi và phần trên của xương chày. Hai đầu xương được bao bọc bởi lớp sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Chúng được cố định bằng 4 dây chằng: ở trung tâm khớp là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau, ở hai bên là dây chằng trong và dây chằng ngoài. Khi cấu trúc này bị tổn thương sẽ làm hạn chế cử động khớp gối.
Hiện tượng cứng khớp xảy ra khi các cơ khớp đầu gối gặp vấn đề và xơ dính lại khiến đầu gối bị co cứng. Khi đó, người bệnh không thể co hoặc duỗi thẳng chân được 180o như bình thường và có thể cảm thấy bị tê ngay gối.
2. Nguyên nhân cứng khớp gối
2.1. Do chấn thương
Chấn thương do tai nạn giao thông, té ngã, chơi thể thao hoặc vận động mạnh thường gây tổn hại nhiều đến các khớp, đặc biệt là khớp gối. Nó có thể khiến sụn bị tổn thương, đứt hoặc giãn dây chằng, trật khớp, gãy xương, vỡ xương… dẫn đến cứng khớp gối là phổ biến. Tham khảo những cách phòng ngừa chấn thương thể thao TẠI ĐÂY.
Chấn thương đầu gối có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau. Một số trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, phần lớn chấn thương ở đầu gối cần được can thiệp y tế để chữa lành thương tổn hoàn toàn, đồng thời hạn chế rủi…
2.2. Do bệnh lý
– Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh tự miễn mãn tính dẫn đến các chứng viêm và xơ hóa khớp. Nó có thể gây nên tổn thương ở sụn và xương, khiến khớp gối bị cứng trong khoảng một giờ (thường ở cả hai chân).
Chỉ có khoảng 10 – 20% người bệnh viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn đầu bị cứng khớp gối. Tuy nhiên có đến 90% bệnh nhân ở giai đoạn toàn phát gặp phải tình trạng này và phát triển nhanh thành các biến chứng khác như biến dạng, dính khớp, giảm chức năng khớp.
– Thoái hóa khớp: Là bệnh lý xuất hiện khi sụn khớp và xương dưới sụn trở nên suy yếu, không được dẻo dai và linh hoạt. Người bệnh thường có cảm giác đau và cứng khớp gối sau khi ngủ dậy vào sáng sớm.
Xem thêm: > Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị > Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị > Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp khác nhau ra sao?
– Bệnh gout: Đây là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa axit uric thường là ở đầu gối hoặc bàn chân. Một vài triệu chứng phổ biến: cứng khớp gối, khớp cảm thấy nóng, nổi đỏ và đau đớn.
– Các bệnh viêm quanh khớp gối khác như: áp xe, viêm xương khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp nhiễm khuẩn, đau đầu gối…
Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ từ bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng Giám Đốc phòng khám ACC để tìm hiểu các nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị tình trạng cứng khớp gối.
2.3. Một số nguyên nhân khác
– Sau thời gian bó bột hoặc phẫu thuật, hầu hết các bệnh nhân đều mắc phải chứng cứng khớp gối kèm theo teo cơ. Bởi chân và khớp bất động quá lâu khiến dây chằng và các mô mềm bị xơ hóa, mô xơ quanh khớp dày hơn gây nên cứng khớp.
– Cứng khớp gối do dùng nhiều kháng sinh hoặc tiêm thuốc trong cơ tứ đầu đùi.
– Do bẩm sinh.
3. Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết
Cứng khớp gối có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên chân. Tình trạng này thường gặp sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, đầu buổi chiều và kéo dài trong vòng 15 – 30 phút hoặc có thể lâu hơn. Người bệnh phải ngồi xoa bóp một lúc thì mới có thể đứng dậy đi lại được. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ, cứng khớp gối có thể xuất hiện kèm các triệu chứng sau đây:
- Đau khi nghỉ ngơi hoặc đang vận động: lúc đầu, cơn đau sẽ xuất hiện mức độ nhẹ từ 15 đến 30 phút. Những lần sau, cơn đau có thể lan rộng và thời gian đau lâu hơn.
- Nóng đỏ hoặc sưng nhẹ tại khớp.
- Suy nhược cơ hoặc co thắt cơ.
- Chảy máu hoặc bầm tím.
- Sốt nhẹ, mệt mỏi.
- Đau hoặc sưng ở các khớp khác.
4. Phương pháp chữa trị cứng khớp gối tại phòng khám ACC
Cứng khớp gối là dấu hiệu nhận biết cấu trúc khớp gối đang gặp vấn đề. Nếu phát hiện khớp gối bị cứng và gặp khó khăn trong vận động co duỗi chân, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để tiến hành kiểm tra chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Tại Phòng khám ACC, bệnh nhân cứng khớp gối sẽ được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp giàu kinh nghiệm đến từ nước ngoài chẩn đoán nguyên nhân chính xác, tư vấn và chỉ định liệu trình điều trị phù hợp, bao gồm:
- Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống giúp điều chỉnh cấu trúc khớp sai lệch, trả chúng về vị trí ban đầu, xoa dịu cơn đau tự nhiên mà không dùng thuốc.
- Sóng xung kích Shockwave và tia Laser cường độ cao hỗ trợ thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, đẩy nhanh tiến độ phục hồi cấu trúc khớp hư tổn, làm giảm tình trạng sưng viêm.
- Bổ sung Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM và các dưỡng chất tốt cho xương khớp để cải thiện chức năng của sụn khớp, phục hồi sụn và phần mô mềm bị tổn thương.
- Các bài tập vật lý trị liệu và động tác thể dục giúp cơ khớp khôi phục chức năng vận động, duy trì hiệu quả điều trị.
Phòng khám ACC tự hào là đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam sử dụng liệu trình trị liệu thần kinh cột sống, chữa lành các cơn đau mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Tất cả đội ngũ bác sĩ và chuyên viên tại ACC đều được đào tạo kỹ thuật nâng cao, giỏi chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm.
Chỉ cần tuân thủ đúng theo liệu trình chữa bệnh và hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn chức năng vận động, sớm trở lại cuộc sống khỏe mạnh bình thường.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh cứng khớp nên ăn gì thì tốt?