Chuột rút tay là hiện tượng phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng và ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt và khả năng cầm nắm. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Làm thế nào để chữa trị và phòng ngừa hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về vấn đề này. Tìm hiểu ngay!
- 1. Nguyên nhân chuột rút ngón tay là gì?
- 2. Tay bị chuột rút nguy hiểm không? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
- 3. Gợi ý 7 cách chữa chuột rút tay bạn nên biết
- 3.1 Ngưng vận động, thả lỏng thư giãn tay
- 3.2 Tập luyện các động tác co duỗi tay
- 3.3 Massage tay để giảm căng cơ
- 3.4 Sử dụng bàn ghế và dụng cụ văn phòng công thái học
- 3.5 Chườm nóng hoặc chườm lạnh
- 3.6 Thuốc giãn cơ
- 3.7 Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu
- 3.8 Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
- 4. Cách phòng tránh tay bị chuột rút
1. Nguyên nhân chuột rút ngón tay là gì?
Chuột rút tay là những cơn co thắt hoặc đau cơ tay xuất hiện bất ngờ. Dấu hiệu nhận biết tay bị chuột rút là các chi duỗi thẳng, co cứng, không thể cử động và có cảm giác đau do cơ thắt lại. Thông thường các cơn đau do chuột rút sẽ tự hết trong vài phút.
Nguyên nhân của tình trạng tay bị chuột rút có thể do:
- Mất cân bằng điện giải: Sự cân bằng điện giải giúp cơ bắp hoạt động linh hoạt và chính xác. Trong trường hợp cơ thể bị thiếu các chất điện giải như Canxi, Magie, Natri, Kali,… khiến các cơ co thắt và chuột rút tay.
- Mất nước: Khi cơ thể vận động với cường độ cao liên tục, chế độ ăn thiếu thực phẩm giàu nước và muối khoáng có thể khiến cơ thể bị mất nước, dẫn đến tình trạng bị chuột rút ngón tay.
- Tập thể dục ở nhiệt độ thấp: Khi thời tiết lạnh, các cơ thường dễ bị co lại dẫn đến chuột rút. Do đó, khi vận động mạnh như thể dục vào thời tiết lạnh mà không khởi động kỹ lưỡng có thể tăng nguy cơ bị chuột rút tay.
- Chấn thương: Việc hoạt động tay quá mức như chơi nhạc cụ, viết hoặc đánh máy tính liên tục, khuân vác đồ vật nặng, uốn cong cổ tay quá mức,… có thể khiến cơ tay bị tổn thương, từ đó tăng nguy cơ tay bị chuột rút.
- Hội chứng cứng bàn tay do tiểu đường: Đây là hội chứng thường gặp ở những người mắc tiểu đường loại 1 và loại 2. Những người gặp tình trạng này sẽ bị hạn chế trong chuyển động ngón tay, không thể khép ngón tay, dẫn đến cơn co cơ tay xuất hiện thường xuyên.
- Viêm khớp: Khiến cho khớp ngón tay bị cứng, đau nhức và sưng tấy. Kèm theo đó chuột rút tay là một trong những dấu hiệu đi kèm.
- Cơ thể thiếu chất: Ăn uống không điều độ, thiếu các khoáng chất tốt cho xương khớp như Canxi, Kali, Magie,… sẽ có thể làm tăng nguy cơ ngón tay bị chuột rút.
Tình trạng chuột rút tay xảy ra có thể do chấn thương, vận động ở nhiệt độ thấp, mất nước, mất cân bằng điện giải,…
2. Tay bị chuột rút nguy hiểm không? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Chuột rút ở tay khiến tay tê liệt không thể cử động được trong một khoảng thời gian ngắn. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm nếu bạn đang cầm vật nặng hoặc lái xe. Ngoài ra, nếu chuột rút đi kèm các biểu hiện bất thường sau đây thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị:
- Cảm thấy khó chịu khi bị chuột rút.
- Sưng đỏ, tấy hoặc màu da thay đổi khi bị chuột rút.
- Cảm thấy cơ bị yếu đi.
- Đã thực hiện massage, thư giãn,… tại nhà nhưng triệu chứng chuột rút không thuyên giảm.
- Thường xuyên bị chuột rút tay.
3. Gợi ý 7 cách chữa chuột rút tay bạn nên biết
Cùng tìm hiểu các cách giúp giảm hiện tượng chuột rút ngón tay hiệu quả dưới đây:
3.1 Ngưng vận động, thả lỏng thư giãn tay
Việc hoạt động tay liên tục hoặc vận động mạnh khiến các cơ ở tay bị đau, dẫn đến chuột rút. Do vậy, cách chữa chuột rút tay hiệu quả lúc này là nên dừng hoạt động tay trong thời gian ngắn, đồng thời thả lỏng tay giúp thuyên giảm cảm giác đau.
3.2 Tập luyện các động tác co duỗi tay
Khi bị chuột rút, việc thực hiện động tác co duỗi tay sẽ giúp nhóm cơ này được thư giãn, giảm cảm giác đau hiệu quả. Theo đó, bạn có thể thực hiện bài tập co duỗi tay sau: Để tay lên mặt phẳng hoặc chống tay; tiếp đến nắm bàn tay lại thành nắm đấm và giữ nguyên tư thế đó trong vòng 60 giây; mở lòng bàn tay ra và tiếp tục nắm lại như bước trên. Thực hiện động tác này đến khi tay hết bị chuột rút.
Bạn hãy thực hiện động tác nắm và thả bàn tay giúp thả lỏng các cơ tay bị chuột rút.
Bác sĩ Timothy Gallivan - với 20 năm kinh nghiệm điều trị bệnh lý cơ xương khớp bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) đến từ Phòng khám ACC chia sẻ, việc thực hiện các bài tập chữa đau khớp cổ tay phù hợp là một trong…
3.3 Massage tay để giảm căng cơ
Xoa bóp hoặc chà xát các cơ giúp vùng da bị chuột rút được nóng lên, các cơ tay bị căng được thư giãn. Bạn tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng từ vùng cơ xung quanh đến vùng bị chuột rút tay, lặp lại động tác đến khi cảm giác đau thuyên giảm.
3.4 Sử dụng bàn ghế và dụng cụ văn phòng công thái học
Thông thường, các nhân viên văn phòng ngồi bấm máy tính liên tục có thể thường hay bị chuột rút tay. Do vậy, việc sử dụng bàn ghế, các dụng cụ văn phòng công thái học hỗ trợ như đệm lót tay, gối tựa lưng/cổ,… giúp hạn chế áp lực lên các cơ, giảm tình trạng căng cơ quá mức gây chuột rút ngón tay.
Liệu bạn có duy trì tư thế ngồi đúng khi đọc bài viết này? Đời sống và tính chất công việc vô tình đặt chúng ta vào tình trạng ngồi quá lâu trong thời gian dài và ngồi sai tư thế nhưng lại không nhận ra. Với một số người,…
3.5 Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Đây là cách chữa chuột rút hiệu quả khi có thể cải thiện lưu thông máu, giảm tình trạng căng cơ, sưng đau. Theo đó, bạn có thể sử dụng các miếng chườm ấm hoặc lạnh, đặt lên vị trí bị chuột rút trong khoảng vài phút.
3.6 Thuốc giãn cơ
Trường hợp hay bị chuột rút ngón tay, các cơn đau cơ nghiêm trọng hơn do chuột rút, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thì việc can thiệp y tế là cần thiết. Khi thăm khám, bác sĩ có thể kê các đơn thuốc giãn cơ, hoạt động theo cơ chế ngăn ngừa xung thần kinh truyền tín hiệu đến não bộ. Tuy nhiên, việc điều trị bằng phương pháp này cần được có sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng.
3.7 Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu
Phương pháp trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu tại Phòng khám ACC đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp bệnh nhân bị chuột rút tay thường xuyên. Nguyên lý điều trị của phương pháp này là tác động sâu vào các mô cơ vùng cổ và tay thông qua việc kết hợp trị liệu bằng tay với dụng cụ vật lý trị liệu, chườm nóng, giúp giảm ngay các cơn đau nhức, căng cơ và tăng tuần hoàn máu.
Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu tại ACC kết hợp trị liệu bằng tay giúp bệnh nhân giải quyết tình trạng chuột rút tay liên tục.
3.8 Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
Phương pháp Trị liệu Thần kinh cột sống (Chiropractic) là một cách chữa chuột rút tay thường xuyên do viêm khớp, chấn thương gây ra. Bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, bác sĩ tác động lực chính xác vào cấu trúc sai lệch, trả chúng về vị trí tự nhiên ban đầu. Từ đó, khớp tay giảm các triệu chứng như đau nhức, chuột rút.
Bên cạnh đó, nếu chuột rút liên quan đến sự chèn ép dây thần kinh ở cột sống cổ (vùng cổ), bác sĩ chỉnh hình có thể thực hiện các điều chỉnh cột sống để giảm áp lực lên các dây thần kinh dẫn đến tay.
Phòng khám ACC là đơn vị đầu tiên ứng dụng phương pháp Chiropractic trong điều trị nhiều bệnh xương khớp phổ biến (thoát vị đĩa đệm, đau cổ vai gáy – thắt lưng,…). Đặc biệt, liệu trình điều trị tại đây còn kết hợp Chiropractic với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (tùy vào mức độ bệnh) để nâng cao hiệu quả giảm đau nhức, ngăn ngừa chuột rút tay tái lại nhiều lần, giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động khớp ngón tay linh hoạt.
Hơn hết, khi thăm khám và điều trị tại ACC, khách hàng hoàn toàn an tâm bởi:
- Được thăm khám trực tiếp bởi đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm, kiểm tra tình trạng sức khỏe kỹ càng. Qua đó giúp bệnh nhân tìm được nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị xương khớp thích hợp với tình trạng bệnh.
- Phòng khám quy tụ 100% Bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống được đào tạo bài bản, dày dặn kinh nghiệm. Các Bác sĩ thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng và chuẩn xác khi thực hiện phương pháp Chiropractic, giúp các cơ được giải phóng, bệnh nhân hồi phục hiệu quả theo đúng lộ trình điều trị.
Bác sĩ tại ACC có kiến thức chuyên môn vững vàng về Trị liệu Thần kinh Cột sống giúp nắn chỉnh sai lệch, giải phóng dây thần kinh khớp cổ, giúp cải thiện tình trạng chuột rút tay.
- Liệu trình Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng với máy móc hiện đại gồm: thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, tia laser thế hệ IV,… hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị và hồi phục sau khi bệnh nhân Trị liệu Thần kinh Cột sống.
- Đồng hành cùng người bệnh trong suốt hành trình phục hồi sức khỏe xương khớp. Các y sĩ, bác sĩ điều trị, bác sĩ Vật lý trị liệu tại ACC hướng dẫn chi tiết cho bệnh nhân về cách chăm sóc, sinh hoạt tại nhà, đồng thời liên hệ để theo dõi quá trình hồi phục.
>> Đặt lịch hẹn thăm khám tại ACC TẠI ĐÂY, giúp bạn giải quyết tình trạng chuột rút tay hiệu quả, giảm nguy cơ tái lại.
4. Cách phòng tránh tay bị chuột rút
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa tình trạng chuột rút tay, giúp nhóm cơ ở tay hoạt động linh hoạt.
- Bạn nên xây dựng chế độ ăn đủ chất, uống đủ lượng nước cần thiết.
- Chăm chỉ luyện tập, vận động nhẹ nhàng, khởi động kỹ trước khi làm việc nặng
- Bạn nên uống khoảng 6 đến 8 cốc nước (tương đương khoảng 1.5 – 2 lít) mỗi ngày để tránh cơ thể mất nước gây chuột rút
- Tăng cường thực phẩm giàu natri, canxi, magie, kali và vitamin như thiamine (B1), axit pantothenic (B5) và pyridoxine (B6),… để hạn chế tình trạng cơ bắp bị co rút.
- Bạn nên chú ý cầm nắm đồ vật có kích thước phù hợp với bàn tay để tránh tình trạng căng cơ bàn tay quá mức.
- Tăng cường sức mạnh tay bằng các bài tập, chơi thể thao,… thường xuyên.
- Không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích, hút thuốc lá,… bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
- Tránh ăn các thực phẩm nhiều gia vị, đồ ăn nhanh, nước ngọt,… để giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, tiểu đường,…
- Thường xuyên đi kiểm tra xương định kỳ để phát hiện sớm các bất thường.
Đến đây, chắc hẳn bạn đã nắm rõ các thông tin về chuột rút tay do đâu cùng cách điều trị và phòng ngừa. Nếu tình trạng chuột rút tay diễn ra thường xuyên kèm theo các triệu chứng như sưng đỏ, yếu cơ,… thì nên ngay lập tức đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Đau bắp chân: Nguyên nhân và cách khắc phục Bẻ khớp ngón tay có hại hay không? Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay là bệnh gì?