Vẹo cột sống là một dị tật về xương, có thể điều trị bằng một số phương pháp bảo tồn mà không phải phẫu thuật xâm lấn. Qua đó giúp người bệnh hạn chế cơn đau mà cong vẹo cột sống gây ra một cách an toàn, hiệu quả. Vậy các phương pháp chữa vẹo cột sống không phẫu thuật như thế nào? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết bạn nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết sớm cong vẹo cột sống
Khi bị vẹo cột sống, người bệnh sẽ có các dấu hiệu nhận biết sau:
- Gai đốt sống không thẳng hàng, phần xương bả vai nhô ra bất thường.
- Dốc hai vai không đều, bên thấp bên cao.
- Phần xương bả vai nhô ra bất thường.
- Khoảng cách từ 2 mỏm xương đến bả vai không bằng nhau.
- Tam giác eo tạo ra giữ thân và cánh tay có độ hẹp, rộng không bằng nhau.
- Khi cột sống bị xoáy vặn khiến xương sườn lồi lên, thăn lưng không cân đối,
- Nếu bị gù thì phần lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu hơi ngả về phía trước. Còn nếu bị ưỡn thì phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.
Trường hợp cong vẹo cột sống nặng hơn, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng kèm theo khác như:
- Đau lưng.
- Không có khả năng đứng thẳng lưng.
- Chân bị đau, tê hoặc yếu.
- Rối loạn chức năng ruột hoặc bằng quang.
2. Vẹo cột sống chữa được không? Có cần phải phẫu thuật?
Đa số trường hợp vẹo cột sống đều có thể chữa được thông qua các phương pháp điều trị bảo tồn. Cụ thể, dựa vào tình trạng sức khỏe và triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị bảo tồn phù hợp như sử dụng thuốc, tập vật lý trị liệu, đeo đai nắn chỉnh cột sống,… để cải thiện chức năng cột sống.
Vậy vẹo cốt ống có cần phải phẫu thuật không? Điều này còn tùy vào tình trạng cong vẹo cột sống của bệnh nhân. Theo đó, phẫu thuật chỉ được bác sĩ chỉ định khi người bệnh vẹo cột sống không đáp ứng với các hướng điều trị nội khoa, hoặc tình trạng vẹo cột sống tiến triển nặng và góc Cobb lớn hơn 40 độ.
3. Điểm danh 8 cách chữa vẹo cột sống không cần phẫu thuật
Để điều trị vẹo cột sống không cần phẫu thuật, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
3.1. Thuốc giảm đau
Có rất nhiều loại thuốc không kê đơn mà người bệnh có thể dùng để làm giảm các cơn đau do chứng vẹo cột sống gây ra. Trong đó, thuốc chống viêm không steroid (ví dụ như ibuprofen) hoặc thuốc điều trị viêm do viêm khớp (ví dụ như Celebrex) là hai loại phổ biến nhất.
Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời cho người bệnh. Đồng thời, việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài còn khiến người bệnh đối mặt với hàng loạt vấn đề như viêm loét và xuất huyết đường tiêu hóa, tổn thương gan và thận, gãy xương… Vì thế để thuốc phát huy kết quả tốt nhất, tránh những tác dụng phụ không mong muốn, bạn chỉ nên sử dụng thuốc được kê toa bởi bác sĩ.

3.2. Bài tập hỗ trợ điều trị vẹo cột sống tại nhà
Thực hiện bài tập là cách chữa vẹo cột sống tại nhà được nhiều bệnh nhân áp dụng. Những bài tập này có tác dụng hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể. Tuy nhiên, các bài tập chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thể điều trị dứt điểm vẹo cột sống. Để cải thiện vẹo cột sống thành công cần kết hợp rất nhiều phương pháp với nhau. Bên cạnh đó, khi bạn tập luyện cần có sự hướng dẫn của chuyên gia cơ xương khớp để đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ bị chấn thương.
Gợi ý một số bài tập vật lý trị liệu vẹo cột sống hiệu quả, an toàn:
Tư thế superman – siêu nhân:
- Bước 1: Bạn nằm sấp, trán chạm nhẹ mặt sàn hoặc thảm tập.
- Bước 2: Hai cánh tay duỗi thẳng và mở rộng, tạo thành hình chữ V. Đồng thời, chân duỗi thẳng, mở rộng tạo thành hình chữ V.
- Bước 3: Nâng hai tay và hai chân lên khỏi mặt đất. Cố gắng giữ hơi để siết chặt bụng và chỉ dùng lực từ vai để nâng tay và chân lên.
- Bước 4: Giữ tư thế khoảng 2 giây rồi hạ xuống.
Tư thế mèo và bò:
- Bước 1: Chống tay và đầu gối xuống sàn nhà hoặc thảm tập. Tay đặt rộng ngang vai, đầu gối mở rộng bằng hông.
- Bước 2: Thực hiện tư thế mèo bằng cách đẩy lưng lên trên cho đến khi cơ lưng căng hết cỡ. Đẩy xương chậu về phía trước, gồng chặt cơ bụng, siết hông và giữ tư thế này trong 1 – 2 giây.
- Bước 3: Thực hiện tư thế bò bằng cách đẩy mông lên cao, lưng võng xuống hết cỡ rồi giữ tư thế trong 1 – 2 giây.
>> Bạn có thể tham khảo 6 bài tập hỗ trợ chữa vẹo cột sống ở nhà TẠI ĐÂY
3.3. Đeo đai nắn chỉnh cột sống
Đối với trẻ còn nhỏ và bị vẹo ở mức độ trung bình, bác sĩ có thể dùng đeo đai chỉnh cột sống để chữa cong vẹo cột sống. Về cơ bản, đeo đai chỉnh cột sống không chữa dứt hoàn toàn chứng vẹo cột sống. Tuy nhiên cách trị vẹo cột sống này sẽ giúp ngăn chặn bệnh phát triển nặng thêm.
Phương pháp dùng đeo đai để chỉnh cột sống được ngừng sau khi xương ngừng phát triển. Điều này thường xảy ra khi:
- Khoảng 2 năm sau khi bé gái bắt đầu hành kinh.
- Khi bé trai cần cạo râu hàng ngày.
- Khi bé không có thay đổi gì về chiều cao.
3.4. Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng
Hiện nay trong chữa vẹo cột sống, y học đánh giá cao phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) kết hợp với Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng. Đây là liệu trình tối ưu với độ an toàn và hiệu quả cao, người bệnh không cần phải dùng đến bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình điều trị mà vẫn cải thiện hội chứng cong vẹo cột sống hiệu quả.
Hơn 18 năm qua, Phòng khám ACC đã áp dụng thành công liệu trình chữa cong vẹo cột sống này cho hàng ngàn bệnh nhân:
- Trị liệu thần kinh cột sống với bác sĩ chuyên khoa: Đây được xem là cách khắc phục cong vẹo cột sống tối ưu nhất. Bằng thao tác nhẹ nhàng, bác sĩ nước ngoài được đào tạo về chuyên ngành Chiropractic chính quy, giàu kinh nghiệm tại ACC nắn chỉnh vẹo cột sống, dần đưa chúng trở lại vị trí bình thường. Từ đó khôi phục đường cong sinh lý của cột sống một cách tự nhiên mà không cần sự can thiệp phẫu thuật.
- Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng với thiết bị hiện đại: Sự hỗ trợ của máy tăng động trị liệu ATM2 giúp xoay chiều độ cong của xương sống, khôi phục tư thế thẳng tự nhiên của lưng, tăng tầm vận động. Đồng thời, để việc chữa trị đạt hiệu quả tối đa, các chuyên viên vật lý trị liệu người nước ngoài, giàu kinh nghiệm tại ACC sẽ hướng dẫn bệnh nhân tập các bài tập vật lý trị liệu thiết kế riêng theo các mức độ cong vẹo và tình trạng bệnh. Chỉ cần kiên trì điều trị và thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân vẹo cột sống có thể hồi phục thành công.
Với cách chữa cong vẹo cột sống kể trên, Phòng khám ACC tự hào điều trị thành công nhiều tình trạng cong vẹo cột sống, giúp khách hàng khôi phục tư thế thẳng tự nhiên của lưng, nâng tầm vận động rõ rệt. Dưới đây là một số trường hợp chữa vẹo cột sống thành công tại phòng khám ACC:
Trường hợp 1: Bé Bích Phương được chẩn đoán mắc mắc chứng vẹo cột sống 12 độ do ảnh hưởng từ hội chứng bàn chân bẹt. Tại ACC, bé Phương được bác sĩ Timothy Gallivan chỉ định cải thiện tình trạng bệnh bằng các phương pháp kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống, vật lý trị liệu cong vẹo cột sống và phục hồi chức năng, đế chỉnh hình bàn chân. Kết quả, sau 18 buổi điều trị trong 6 tuần tình trạng vẹo cột sống của bé Phương đã giảm từ 12 độ xuống 4 độ. Đồng thời, tình trạng bàn chân bẹt cũng cải thiện rõ rệt, bé vững vàng, mạnh mẽ hơn trong từng bước đi.
Trường hợp 2: Bé Ngọc, giảm cong vẹo cột sống từ 48 độ xuống còn 32 độ sau khi điều trị tại ACC.
3.5. Bổ sung vitamin D
Vitamin V đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng canxi và phospho thích hợp cho cơ thể. Do đó, tăng cường vitamin D cũng là cách nuôi dưỡng xương khớp và cột sống khỏe mạnh, từ đó hỗ trợ cải thiện vẹo cột sống. Vitamin D thường được cơ thể tổng hợp nhờ ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm như nhóm cá béo (cá ngừ, cá hồi, cá thu), trứng, sữa và các chế phẩm của sữa,…
3.6. Đúc xương cột sống Mehta
Đúc xương cột sống Mehta là phương pháp điều trị không xâm lấn dành cho bệnh nhân bị vẹo cột sống. Phương pháp này là việc sử dụng bột mehta bó vào thân người bệnh, sử dụng lực kéo để điều chỉnh đường cong cột sống về vị trí tự nhiên ban đầu. Với phương pháp này, tình trạng vẹo cột sống có thể cải thiện sau 12 tháng, nhiều hoặc ít hơn (tùy thuộc vào mức độ cong vẹo).
3.7. Liệu pháp Schroth
Phương pháp Schroth là lựa chọn điều trị chứng vẹo cột sống không phẫu thuật mà nhiều bệnh nhân áp dụng. Liệu pháp này sử dụng các bài tập được tùy chỉnh cho từng bệnh nhân để đưa cột sống trở lại vị trí tự nhiên. Bên cạnh điều chỉnh đường cong cột sống, liệu phép Schroth còn hỗ trợ cải thiện tư thế, thở dễ hơn, điều chỉnh vị trí xương chậu,…
4. Các chi phí chữa vẹo cột sống bạn nên biết
Thông thường tại các bệnh viện và cơ sở y tế nói chung, tổng chi phí để chữa cong vẹo cột sống sẽ bao gồm các chi phí khi bắt đầu thăm khám cho đến khi kết thúc quá trình điều trị, cụ thể:
4.1. Chi phí thăm khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân, mức độ và biến chứng tình trạng vẹo cột sống (nếu có) của bệnh nhân. Đây cũng là cơ sở để bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán lâm sàng và chỉ định các bước điều trị tiếp theo. Ở những bệnh viện công lập, chi phí ở bước này sẽ có sự chênh lệch tùy theo người bệnh chọn khám thường, khám dịch vụ hay chỉ định bác sĩ khám.
4.2. Chi phí cho các kỹ thuật cận lâm sàng
Sau bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm, thường là xét nghiệm hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính CT, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI,… Những xét nghiệm này nhằm mục đích giúp bác sĩ hiểu sâu hơn, chính xác hơn vấn đề sức khỏe mà người bệnh đang gặp phải. Chi phí khám cận lâm sàng của mỗi bệnh nhân không giống nhau. Tổng chi phí ở bước này sẽ phụ thuộc vào số và loại xét nghiệm mà người bệnh thực hiện.
4.3. Chi phí chữa vẹo cột sống
Sau khi có đầy đủ kết quả từ các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ có thể kết luận tình trạng vẹo cột sống của bệnh nhân và đề ra các phương án điều trị phù hợp. Mỗi phương án có thể bao gồm nhiều phương pháp điều trị khác nhau, ví dụ kết hợp vật lý trị liệu và trị liệu thần kinh cột sống. Vì thế, chi phí điều trị vẹo cột sống sẽ tùy thuộc vào phương án được thống nhất giữa bác sĩ và người bệnh.

5. Cách hạn chế cong vẹo cột sống tái phát sau điều trị tại nhà
Sau khi điều trị cong vẹo cột sống thành công, người bệnh vẫn phải tiếp tục chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp tại nhà để tránh bệnh tái phát. Cụ thể:
- Duy trì tư thế cột sống thẳng lưng, không nghiêng vẹo khi ngồi học, làm việc.
- Luyện tập các bài tập nắn chỉnh cột sống – cơ do chuyên viên Vật lý trị liệu hướng dẫn.
- Bàn ngồi học, làm việc phải phù hợp với chiều cao của người dùng.
- Trẻ em không nên mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không vượt qua 15% trọng lượng cơ thể.
- Ăn uống đầy đủ chất, tránh tình trạng thiếu canxi, vitamin D để hạn chế còi xương và loãng xương.
- Lựa chọn môn thể thao có tính thư giãn cột sống như bơi, tạp ván nghiêng, yoga,… Tuy nhiên, bạn không nên chơi các môn thể thao làm tăng áp lực lên cột sống như nâng tạ/cử tạ, bóng rổ, golf, động tác nâng chân khi nằm sấp,…
Trên đây là những điều cần biết về 8 phương pháp chữa vẹo cột sống không cần phẫu thuật hiệu quả hiện nay. Để điều trị dứt điểm vẹo cột sống, tốt nhất người bệnh nên đến những cơ sở y tế cơ xương khớp càng sớm càng tốt, tránh chủ quan để bệnh ngày càng trở nặng và gây nhiều biến chứng cho sức khỏe.
Xem thêm: > Các bài tập thể dục cho người bị vẹo cột sống > Điều trị vẹo cột sống bẩm sinh hiệu quả